Lựa chọn học mạng trong thời điểm hiện tại có phải là lựa chọn đúng đắn?
Hiện nay, bên cạnh các ngành đào tạo truyền thống đã có từ rất lâu như các ngành Điện, điện tử viễn thông, Xây dựng dân dụng… thì hiện nay đã có thêm một số mã ngành mới được các bạn trẻ chọn học như ngành đa phương tiện, các ngành mang tính chất dịch vụ, căn cứ theo nhu cầu của từng thời kì thì sẽ có các ngành khác nhau được chú tâm
Tuy nhiên hiện nay, công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt kéo theo các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để quản trị hệ thống càng lớn. Chính vì vậy, ngành mạng, cụ thể hơn là quản trị mạng, chỉ thực sự bùng nổ những năm gần đây và nó ngày càng khẳng định vai trò của bản thân nó trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.
Chắc hẳn các bạn sinh viên, nhất là sinh viên các khối CNTT, ĐTVT ít nhiều đã nghe về ngành này, bởi sự phổ biến của nó. Không có 1 doanh nghiệp nào lại không sử dụng máy tính làm phương tiện làm việc, vì vậy quản trị mạng tức là thực hiện các công việc thiết lập, cấu hình và đảm bảo hệ thống mạng doanh nghiệp trong công ty luôn hoạt động suôn sẻ nhất. Một số công việc mà các quản trị viên thường làm có thể kể đến như sau:
Người quản trị mạng, quản trị viên phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ tấn công nhằm hạ gục hệ thống như tấn công virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
Công việc cụ thể của từng chuyên viên QTM sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng QTM với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người, trong đó, mỗi người sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau để hoàn thiện cả hệ thống. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng và các vấn đề phát sinh. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị viên phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị viên chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.
Quản trị viên thường chỉ liên quan đến công việc kỹ thuật mạng và hiếm khi phải hỗ trợ trực tiếp người sử dụng, quản trị viên thường là ở cấp 3 trong xử lý sự cố, tức là khi có sự cố xảy ra thì trước tiên sẽ được xử lý ở cấp 1 (helpdesk – giải đáp thắc mắc, tư vấn), cấp 2 (kỹ thuật viên về máy tính và mạng) rồi mới đến cấp 3 là cấp quản trị mạng. Tuy vậy, tại rất nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay, thậm chí cả một số văn phòng nước ngoài, người quản trị viên thường kiêm nhiệm tất cả các công việc này.
Thực tế, thông thường các công ty nhỏ cỡ vài chục máy tính sẽ cần khoảng 2 – 3 nhân viên gọi là quản trị mạng nhưng thực chất là làm tất cả các công việc phát sinh như hỗ trợ người dùng, đề xuất và mua sắm trang thiết bị, đi dây và cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý các sự cố như đứt mạng, nghẽn mạng, quản lý băng thông, cấu hình tường lửa bảo vệ… Ở công ty lớn hơn thì phần lớn các công việc trên sẽ do các kỹ thuật viên phòng IT đảm nhiệm, quản trị mạng chỉ lo các phần liên quan đến băng thông và bảo mật mạng, quản lý máy chủ. Còn những công ty nhỏ hơn thì thậm chí cũng không cần đến quản trị mạng mà thuê ngoài, các sự cố nho nhỏ thì nhờ người rành công nghệ xử lý.
Vì vậy, các doanh nghiệp với quy mô từ vừa trở lê luôn luôn cần có quản trị viên để thực hiện các công việc liên quan đến máy tính, nên vai trò của người quản trị viên ngày càng to lớn, chỉ cần mấng mạng 10 phút thôi thì chúng ta đã thấy rất khó chịu rồi
Quản trị mạng hứa hẹn sẽ làm mảnh đất màu mỡ không chỉ bây giờ mà còn sau này. Đây là một nghề có mức thu nhập rất tốt, cao hơn mặt bằng chung ở các doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tham gia các chương trình đào tạo quản trị mạng ngay hôm nay để gia tăng cơ hội cho bản thân
Hiện nay, bên cạnh các ngành đào tạo truyền thống đã có từ rất lâu như các ngành Điện, điện tử viễn thông, Xây dựng dân dụng… thì hiện nay đã có thêm một số mã ngành mới được các bạn trẻ chọn học như ngành đa phương tiện, các ngành mang tính chất dịch vụ, căn cứ theo nhu cầu của từng thời kì thì sẽ có các ngành khác nhau được chú tâm
Tuy nhiên hiện nay, công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt kéo theo các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để quản trị hệ thống càng lớn. Chính vì vậy, ngành mạng, cụ thể hơn là quản trị mạng, chỉ thực sự bùng nổ những năm gần đây và nó ngày càng khẳng định vai trò của bản thân nó trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.
Chắc hẳn các bạn sinh viên, nhất là sinh viên các khối CNTT, ĐTVT ít nhiều đã nghe về ngành này, bởi sự phổ biến của nó. Không có 1 doanh nghiệp nào lại không sử dụng máy tính làm phương tiện làm việc, vì vậy quản trị mạng tức là thực hiện các công việc thiết lập, cấu hình và đảm bảo hệ thống mạng doanh nghiệp trong công ty luôn hoạt động suôn sẻ nhất. Một số công việc mà các quản trị viên thường làm có thể kể đến như sau:
Người quản trị mạng, quản trị viên phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ tấn công nhằm hạ gục hệ thống như tấn công virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
Công việc cụ thể của từng chuyên viên QTM sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng QTM với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người, trong đó, mỗi người sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau để hoàn thiện cả hệ thống. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng và các vấn đề phát sinh. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị viên phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị viên chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.
Quản trị viên thường chỉ liên quan đến công việc kỹ thuật mạng và hiếm khi phải hỗ trợ trực tiếp người sử dụng, quản trị viên thường là ở cấp 3 trong xử lý sự cố, tức là khi có sự cố xảy ra thì trước tiên sẽ được xử lý ở cấp 1 (helpdesk – giải đáp thắc mắc, tư vấn), cấp 2 (kỹ thuật viên về máy tính và mạng) rồi mới đến cấp 3 là cấp quản trị mạng. Tuy vậy, tại rất nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay, thậm chí cả một số văn phòng nước ngoài, người quản trị viên thường kiêm nhiệm tất cả các công việc này.
Thực tế, thông thường các công ty nhỏ cỡ vài chục máy tính sẽ cần khoảng 2 – 3 nhân viên gọi là quản trị mạng nhưng thực chất là làm tất cả các công việc phát sinh như hỗ trợ người dùng, đề xuất và mua sắm trang thiết bị, đi dây và cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý các sự cố như đứt mạng, nghẽn mạng, quản lý băng thông, cấu hình tường lửa bảo vệ… Ở công ty lớn hơn thì phần lớn các công việc trên sẽ do các kỹ thuật viên phòng IT đảm nhiệm, quản trị mạng chỉ lo các phần liên quan đến băng thông và bảo mật mạng, quản lý máy chủ. Còn những công ty nhỏ hơn thì thậm chí cũng không cần đến quản trị mạng mà thuê ngoài, các sự cố nho nhỏ thì nhờ người rành công nghệ xử lý.
Vì vậy, các doanh nghiệp với quy mô từ vừa trở lê luôn luôn cần có quản trị viên để thực hiện các công việc liên quan đến máy tính, nên vai trò của người quản trị viên ngày càng to lớn, chỉ cần mấng mạng 10 phút thôi thì chúng ta đã thấy rất khó chịu rồi
Quản trị mạng hứa hẹn sẽ làm mảnh đất màu mỡ không chỉ bây giờ mà còn sau này. Đây là một nghề có mức thu nhập rất tốt, cao hơn mặt bằng chung ở các doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tham gia các chương trình đào tạo quản trị mạng ngay hôm nay để gia tăng cơ hội cho bản thân