Loại khẩu trang này có đạt chất lượng như quảng cáo in trên bao bì?
Chỉ cần ghé vào một tiệm thuốc tây hỏi mua một chiếc khẩu trang chống bụi, diệt khuẩn. Người bán hàng sẽ tư vấn hàng chục loại khẩu trang khác nhau với các nhãn hiệu Vimax, Kissy, O2, Leo, Eross…được bổ sung các loại vật liệu như than hoạt tính, sợi hoạt tính. Theo công dụng được ghi trên bao bì của sản phẩm, khẩu trang Kissy có khả năng lọc sạch không khí; ngăn bụi, khí độc như SO2, CO2, H2S …
Để tăng tính thuyết phục, trên bao bì còn nêu quảng cáo Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ cấp; Giấy chứng nhận kiểm nghiệm tại Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Chứng nhận sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế khuyên dùng…. Thế nhưng, loại khẩu trang này có mang lại lợi ích cho người dùng?
Không thể ngăn bụi, khí độc
PGS.TS Phạm Văn Nho, khoa Vật lý (Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), cho biết than hoạt tính là loại vật liệu có khả năng hấp thụ tốt bởi diện tích bề mặt khá lớn so với khối lượng chung. Nó có thể ngăn cản và giữ lại bụi và khí độc nhưng khả năng đó nhanh chóng bị bão hòa và khi đã bị bão hòa thì hoàn toàn vô tác dụng, không hơn các khẩu trang thông thường.
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Kissy (Ảnh: M. Cường)
Đối với các loại khẩu trang sợi hoạt tính, về mặt công dụng không bằng than hoạt tính vì nó không có khả năng hấp thụ gì cả. Than hoạt tính thành phần chính của nó là cacbon, còn sợi hoạt tính thực chất chỉ là là các sợi bông hóa học có tẩm than hoạt tính và được các doanh nghiệp gọi là sợi hoạt tính cho tăng thêm độ hấp dẫn, ly kỳ.
Gọi đúng thì phải gọi là sợi than hoạt tính.. “Một chiếc mặt nạ chống độc chuyên dụng chứa hàng ký than hoạt tính nhưng cũng chỉ có tác dụng trong vòng 20 phút, trong khi lượng than hoạt tính hay sợi hoạt tính trong mỗi chiếc khẩu trang không đáng bao nhiêu nên việc phát huy tác dụng cũng hầu như không có” PGS Nho nói.
Bóc từng lớp khẩu trang Kissy, TS Đặng Quốc Nam, viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) nhận định.
“Do kích thước lỗ giữa các sợi vải khá lớn, mắt thường vẫn có thể nhìn thấy nên chỉ có thể lọc được từ 5-15% bụi và vi khuẩn. Như vậy còn 85-95% lượng bụi và vi khuẩn vẫn có khả năng vào được cơ thể. Cũng cần lưu ý rằng, sau 1 vài lần giặt khẩu trang này sẽ không còn nhiều tác dụng lọc bụi do trong quá trình giặt đã làm xô lệch liên kết giữa các sợi với nhau, tạo thành những lỗ hổng lớn hơn”, TS Nam cho biết.
Chưa có tiêu chuẩn chung cho khẩu trang
Để làm rõ việc một số loại khẩu trang có được cấp bằng độc quyền sáng chế theo như khẳng định trên bao bì sản phẩm không, phóng viên đã mang một chiếc khẩu trang nhãn hiệu Kissy tới Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN). Sau một hồi tìm kiếm, ông Phạm Phi Anh, phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, không tìm thấy khẩu trang Kissy được cấp bằng độc quyền sáng chế trên đăng bạ website của cục.
“Chưa cần biết khẩu trang này có được cấp bằng độc quyền sáng chế thật hay không nhưng trên bao bì sản phẩm không ghi rõ số hiệu văn bằng, ngày tháng cấp là mập mờ, khiến người tiêu dùng có tâm lý nghi ngờ, vi phạm luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ”.
Khẩu trang là sản phẩm phổ biến (Ảnh: M. Cường)
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - (Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TC-ĐL-CL) - Bộ KH-CN cho biết, Tổng cục không cấp chứng nhận đối với các sản phẩm có liên quan đến chống độc, chống vi khuẩn, vi rút.
TS Đặng Quốc Nam khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn chung cho khẩu trang. Điều này cũng có nghĩa các loại khẩu trang lọc bụi, khí độc của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong nước, cũng như các loại khẩu trang y tế, khẩu trang dân dụng cả trong nước lẫn hàng nhập khẩu đều không có chuẩn để đánh giá. Từ đó, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp quảng cáo tùy thích.
Tuy nhiên, theo ông Kim Đức Thụ, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL 1 (Tổng Cục TC-ĐL-CL) thì đối với những sản phẩm chưa có tiêu chuẩn chung, các doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra tiêu chuẩn cơ sở. Khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cũng phải có hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nếu tiêu chuẩn chỉ đưa ra mà không có hội đồng thẩm định thì sẽ không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Chỉ cần ghé vào một tiệm thuốc tây hỏi mua một chiếc khẩu trang chống bụi, diệt khuẩn. Người bán hàng sẽ tư vấn hàng chục loại khẩu trang khác nhau với các nhãn hiệu Vimax, Kissy, O2, Leo, Eross…được bổ sung các loại vật liệu như than hoạt tính, sợi hoạt tính. Theo công dụng được ghi trên bao bì của sản phẩm, khẩu trang Kissy có khả năng lọc sạch không khí; ngăn bụi, khí độc như SO2, CO2, H2S …
Để tăng tính thuyết phục, trên bao bì còn nêu quảng cáo Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ cấp; Giấy chứng nhận kiểm nghiệm tại Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Chứng nhận sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế khuyên dùng…. Thế nhưng, loại khẩu trang này có mang lại lợi ích cho người dùng?
Không thể ngăn bụi, khí độc
PGS.TS Phạm Văn Nho, khoa Vật lý (Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), cho biết than hoạt tính là loại vật liệu có khả năng hấp thụ tốt bởi diện tích bề mặt khá lớn so với khối lượng chung. Nó có thể ngăn cản và giữ lại bụi và khí độc nhưng khả năng đó nhanh chóng bị bão hòa và khi đã bị bão hòa thì hoàn toàn vô tác dụng, không hơn các khẩu trang thông thường.
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Kissy (Ảnh: M. Cường)
Đối với các loại khẩu trang sợi hoạt tính, về mặt công dụng không bằng than hoạt tính vì nó không có khả năng hấp thụ gì cả. Than hoạt tính thành phần chính của nó là cacbon, còn sợi hoạt tính thực chất chỉ là là các sợi bông hóa học có tẩm than hoạt tính và được các doanh nghiệp gọi là sợi hoạt tính cho tăng thêm độ hấp dẫn, ly kỳ.
Gọi đúng thì phải gọi là sợi than hoạt tính.. “Một chiếc mặt nạ chống độc chuyên dụng chứa hàng ký than hoạt tính nhưng cũng chỉ có tác dụng trong vòng 20 phút, trong khi lượng than hoạt tính hay sợi hoạt tính trong mỗi chiếc khẩu trang không đáng bao nhiêu nên việc phát huy tác dụng cũng hầu như không có” PGS Nho nói.
Bóc từng lớp khẩu trang Kissy, TS Đặng Quốc Nam, viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) nhận định.
“Do kích thước lỗ giữa các sợi vải khá lớn, mắt thường vẫn có thể nhìn thấy nên chỉ có thể lọc được từ 5-15% bụi và vi khuẩn. Như vậy còn 85-95% lượng bụi và vi khuẩn vẫn có khả năng vào được cơ thể. Cũng cần lưu ý rằng, sau 1 vài lần giặt khẩu trang này sẽ không còn nhiều tác dụng lọc bụi do trong quá trình giặt đã làm xô lệch liên kết giữa các sợi với nhau, tạo thành những lỗ hổng lớn hơn”, TS Nam cho biết.
Chưa có tiêu chuẩn chung cho khẩu trang
Để làm rõ việc một số loại khẩu trang có được cấp bằng độc quyền sáng chế theo như khẳng định trên bao bì sản phẩm không, phóng viên đã mang một chiếc khẩu trang nhãn hiệu Kissy tới Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN). Sau một hồi tìm kiếm, ông Phạm Phi Anh, phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, không tìm thấy khẩu trang Kissy được cấp bằng độc quyền sáng chế trên đăng bạ website của cục.
“Chưa cần biết khẩu trang này có được cấp bằng độc quyền sáng chế thật hay không nhưng trên bao bì sản phẩm không ghi rõ số hiệu văn bằng, ngày tháng cấp là mập mờ, khiến người tiêu dùng có tâm lý nghi ngờ, vi phạm luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ”.
Khẩu trang là sản phẩm phổ biến (Ảnh: M. Cường)
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa - (Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TC-ĐL-CL) - Bộ KH-CN cho biết, Tổng cục không cấp chứng nhận đối với các sản phẩm có liên quan đến chống độc, chống vi khuẩn, vi rút.
TS Đặng Quốc Nam khẳng định, hiện nay Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn chung cho khẩu trang. Điều này cũng có nghĩa các loại khẩu trang lọc bụi, khí độc của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong nước, cũng như các loại khẩu trang y tế, khẩu trang dân dụng cả trong nước lẫn hàng nhập khẩu đều không có chuẩn để đánh giá. Từ đó, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp quảng cáo tùy thích.
Tuy nhiên, theo ông Kim Đức Thụ, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL 1 (Tổng Cục TC-ĐL-CL) thì đối với những sản phẩm chưa có tiêu chuẩn chung, các doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra tiêu chuẩn cơ sở. Khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cũng phải có hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nếu tiêu chuẩn chỉ đưa ra mà không có hội đồng thẩm định thì sẽ không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm.