Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ của ông thường viết về người lính và chiến tranh. Có lẽ, nổi bật nhất là bài thơ "Đồng chí" trong tập thơ "Đầu súng trăng treo" ra đời năm 1948, ca ngợi tình đồng đội keo sơn gắn bó với nhau, với quê hương đất nước dẫu cuộc sống đầy gian khổ khó khăn.
[ Có thể trích thơ ]
Tình cảm có thể gọi là đồng chí không phải tự nhiên mà có, không phải muốn có là được. Mà, phải có điểm chung, phải có cơ sở để hình thành:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Cơ sở đầu tiên để hình thành hành được tình cảm đồng đội ấy là có cùng chung hoàn cảnh xuất thân. Quê của "anh" thì "nước mặn đồng chua", còn làng của "tôi" thì khô cằn, "cày lên sỏi đá". Thành ngữ "nước mặn đồng chua" đã thể hiện sự khó khăn, vụ mùa thất bát, đời sống đói khổ ở nơi của "anh" cả chỗ của "tôi". Dù hai người sống ở hai nơi cách trùng, xa lạ, chẳng từng quen biết nhau, nhưng cuộc sống đầy vất vả ấy đã đem đến cho họ một tình cảm gắn bó, gần gũi, không thể tách rời qua từ "đôi". Để ý thấy, hai câu mở đầu bài thơ, "anh" và "tôi" ở hai dòng khác nhau, nhưng đến dòng thứ ba, nhà thơ đã xếp cả "anh" và "tôi" vào chung một câu, kết hợp với từ "đôi" tạo nên một mối quan hệ "trước lạ sau quen" khi cả hai gặp gỡ nơi nơi chiến trận - cơ hội để hai người càng thêm thân thiết. Hai người lính cùng chung một nhiệm vụ, luôn kề vai sát cánh bên nhau. Với hình ảnh ẩn dụ "đầu sát bên đầu", không chỉ thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của hai người trên mặt trận chiến đấu, mà còn nói lên được chí hướng, lí tưởng chung của cả hai. Những đêm rừng trời lạnh, sự thiếu thốn vật chất phải đắp chung chăn, khiến họ không còn là những người bạn, những người quen biết bình thường nữa, mà là tình "tri kỉ". Từ đó, họ rút ra được những cơ sở để hình thành tình đồng chí, cùng chung hoàn cảnh xuất thân ở vùng quê nghèo khó, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ, cùng chịu đựng những gian khổ, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
Bất ngờ nhận ra, họ chợt thốt lên dường như đã phát hiện một điều hết sức thú vị:
Đồng chí!
Đây như là một cảm xúc đã bị dồn ném bấy lâu, nay được có cơ hội tỏ bày lòng mình, thể hiện niềm vui mừng, yêu thương, trìu mến chứa chan của những người lính khi trở thành đồng chí. Dấu chấm cảm "!" ở cuối câu thơ như một dấu ấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này, đồng thời nối kết hai người lại với nhau, nối kết các ý thơ lại với nhau. "Đồng chí!" là câu thơ đặc biệt chỉ vỏn vẹn một từ ngắn ngủi. Tuy nhiên, nó được xem là thắt lưng của bài thơ, nếu như không có nó, bài thơ chỉ còn lại những dòng chữ, ý thơ rời rạc, không có sự kết dính. Nó mang nhiệm vụ đúc kết ý của sáu câu thơ đầu, nhằm liền mạch mở ra mười câu tiếp theo. Nó cũng chính là nhan đề của bài thơ, tức làm rõ nội dung được đề cập đến là làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Đây là tiếng gọi thiêng liêng cua những người lính cùng chung niềm tin, cùng chung chí hướng và lí tưởng, nâng cao ý của đoạn thơ trước và mở ý cho đoạn thơ sau. Có thể nói, đây chính là điểm nhấn, là tâm huyết, là đỉnh cao của tình cảm mà nhà thơ dành tặng cho nhân vật, cho bài thơ của mình.
Như thế, đã là đồng chí rồi, thì "anh" với "tôi" phải như thế nào, hay nói cách khác, đó là biểu hiện của một tình đồng chí:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
"Anh" hy sinh ra đi vì Tổ quốc, để lại "ruộng nương", "gian nhà không". Đất ruộng nhà "anh" tuy đồng chua, nước mặn, cày cấy khó khăn, nhưng "anh" chẳng bỏ mặc, "anh" nhờ bạn chăm sóc. "Anh" "mặc kệ" "gian nhà không"- hình ảnh của sự thiếu thốn vật chất. Từ "mặc kệ" đã nói lên tinh thần hy sinh trong thầm lặng, thể hiện thái độ quyết tâm, dứt khoát vì Tổ quốc. Họ chia sẻ, cảm thông những nổi niềm, tâm sự của nhau. Quê nghèo, chẳng có cửa cải vật chất, khi ra đi, chỉ có "giếng nước gốc đa" quê nhà thầm nhớ đến anh bộ đội. Ngoài ra, "giếng nước gốc đa" còn là hình ảnh hoán dụ chỉ người thân, gia đình, những người ở lại, ngày ngày, thương nhớ đến mình nơi quê hương xa xôi, trùng trùng cách biệt. Họ có biết chăng, tại nơi rừng sâu hoang vắng, chốn âm u đầy hiểm nguy, các chiến sĩ, những "người ra lính" phải chịu, phải "biết" những vất vả, khó khăn thế nào. Các anh bộ đội "biết từng cơn ớn lạnh", "sốt run người", "trán ướt mồ hôi". Đó là những cơn sốt rét rừng, là một căn bệnh tưởng như là bị sốt thường, những thật chất lại rất nguy hiểm. Người bị bệnh sẽ thấy lạnh run trong người, tuy người ngoài sờ vào thì thấy rất nóng. Họ ở trong rừng, phải chịu đựng từng cơn sốt rét hành hạ, vẽ đậm lên sự thiếu thốn vật chất của những người lính. Rồi "áo anh" thì bị "rách vai", "quần tôi" thì "có vài mảnh vá", "chân" thì "không giày". Mặc dù cho cuộc sống gian lao, thiếu thốn, vất vả là thế, nhưng "anh" với "tôi" vẫn cười. Mặc dù cho hoàn cảnh khó khăn, cái lạnh "buốt giá", môi khô nứt nẻ, khi cười sẽ rất đau, nhưng "anh" với "tôi" vẫn cười. Nụ cười bất chấp hoàn cảnh ấy đã vô tình làm sáng lên tinh thần lạc quan của họ, là những người lính cùng chung nhiệm vụ. Và, cái "nắm lấy bàn tay" dường như để lại trong lòng người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thấy được một tình cảm kiên cường, và mạnh mẽ, thay cho lời nói. Cái nắm tay thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc, như là một lời động viên, an ủi, hay như là sự thắt chặt của tình đồng chí, như là một lời hứa, sự khẳng định sẽ không bao giờ lùi bước, đời sống vật chất thiếu thốn, nhưng đời sống tinh thần luôn giương cao, chỉ bởi vì, họ có một người "đồng chí" bên cạnh mình. Bút pháp tả thực và biện pháp nghệ thuật liệt kê, đã khắc hoạ một anh bộ đội giản dị mà cao cả, có tinh thần chịu gian khổ, dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, vì một lí tưởng cao đẹp.
Đồng chí không phải chỉ đơn thuần là một cái tên để gọi, mà nó là sự cảm thông chia sẻ, thấu hiểu những tâm sự, nỗi niềm của nhau, cùng nhau trải qua những khó khăn thiếu thốn, động viên, chia sẻ nhau trong tình đồng đội thắm thiết với tinh thần lạc quan, yêu đời. Khi và chỉ khi tình cảm đồng chí bền chặt như thế mới xuất hiện, làm nổi bật được sức mạnh, vẻ đẹp rực rỡ, rạng ngời của nó:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ở miền Bắc nước ta, vào những ngày trời có sương muối, thì rất lạnh. Nhưng, giữa đêm khuya, trong "rừng hoang sương muối", "anh" và "tôi" vẫn sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, mặc cho thời tiết khắc nghiệt. Đó là sức mạnh của tình đồng chí, vượt lên trên hết mọi khó khăn của hoàn cảnh thực tại, mà đồng hành, chiến đấu cùng nhau. "Đầu súng trăng treo" chắc hẳn là hình ảnh kết thúc tươi đẹp nhất, và tâm đắc nhất trong bài thơ, mang trên mình hai ý nghĩa thực và ảo. "Súng" là biểu tượng cho chiến tranh đau thương và mất mác. "Trăng" là biểu tượng cho cuộc sống yên bình ấm no và hạnh phúc. Hình ảnh thực là người chiến sĩ đang cầm súng chờ giặc dưới vầng trăng sáng. Còn ảo, là niềm tin về chiến thắng mai này, niềm mơ ước về tương lai hoà bình của đất nước. Đây là hình ảnh đẹp, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa ảo, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng là vầng trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của kháng chiến, thể hiện tình đồng chí sát cánh bên nhau giữa cảnh rừng hoang vắng vẫn sẵn sàng chiến đấu. "Đầu súng trăng treo" cũng là một hình ảnh mang tính nối kết giữa hai tâm hồn: chiến sĩ và thi sĩ. Vì nhà thơ cũng đã trưởng thành trong kháng chiến, nên hẳn đã rõ mọi tâm tư suy nghĩ của các chiến sĩ, và dùng tâm hồn thi ca của bản thân xâu chuỗi lại, để gắn kết những tâm hồn lại với nhau một cách đầy trọn nhất.
[Có thể liên hệ, mở rộng tác phẩm khác cùng chủ đề để dẫn chứng/ so sánh]
Bằng thể thơ tự do, nhà thơ linh hoạt trong việc sử dùng từ ngữ, hình ảnh thật giản dị, giàu ý nghĩa. Lối miêu tả hết sức chân thật, tự nhiên, nhưng giàu sức gợi, giúp người đọc dễ dàng tưởng ra được những hình ảnh ấy qua giọng điệu tự nhiên, cảm xúc dồi dào, dồn nén, được bộc lộ. Bài thơ dùng nhiều biện pháp nghệ thuật hoán dụ, nhân hoá, liệt kê, dùng thành ngữ, đặc biệt là bút pháp tả thực sinh động, hình ảnh kết hợp hiện thực và lãng mạn tinh tế, làm cho bài thơ trở nên phong phú, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính cách mạng: tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, sâu nặng, làm nổi bật hình ảnh chân thật, giản dị và cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu, thêm quý tình cảm đồng chí sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước hy sinh bản thân. Vì những gian lao, vất vả, các chiến sĩ đã ngã xuống để có được ngày hôm nay, chúng ta có nghĩa vụ phải tiếp nối, phát triển đất nước từng ngày, giữ vũng nền hoà bình dân tộc.
-Yoshida-
*Vui lòng không sao chép
[ Có thể trích thơ ]
Tình cảm có thể gọi là đồng chí không phải tự nhiên mà có, không phải muốn có là được. Mà, phải có điểm chung, phải có cơ sở để hình thành:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Cơ sở đầu tiên để hình thành hành được tình cảm đồng đội ấy là có cùng chung hoàn cảnh xuất thân. Quê của "anh" thì "nước mặn đồng chua", còn làng của "tôi" thì khô cằn, "cày lên sỏi đá". Thành ngữ "nước mặn đồng chua" đã thể hiện sự khó khăn, vụ mùa thất bát, đời sống đói khổ ở nơi của "anh" cả chỗ của "tôi". Dù hai người sống ở hai nơi cách trùng, xa lạ, chẳng từng quen biết nhau, nhưng cuộc sống đầy vất vả ấy đã đem đến cho họ một tình cảm gắn bó, gần gũi, không thể tách rời qua từ "đôi". Để ý thấy, hai câu mở đầu bài thơ, "anh" và "tôi" ở hai dòng khác nhau, nhưng đến dòng thứ ba, nhà thơ đã xếp cả "anh" và "tôi" vào chung một câu, kết hợp với từ "đôi" tạo nên một mối quan hệ "trước lạ sau quen" khi cả hai gặp gỡ nơi nơi chiến trận - cơ hội để hai người càng thêm thân thiết. Hai người lính cùng chung một nhiệm vụ, luôn kề vai sát cánh bên nhau. Với hình ảnh ẩn dụ "đầu sát bên đầu", không chỉ thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của hai người trên mặt trận chiến đấu, mà còn nói lên được chí hướng, lí tưởng chung của cả hai. Những đêm rừng trời lạnh, sự thiếu thốn vật chất phải đắp chung chăn, khiến họ không còn là những người bạn, những người quen biết bình thường nữa, mà là tình "tri kỉ". Từ đó, họ rút ra được những cơ sở để hình thành tình đồng chí, cùng chung hoàn cảnh xuất thân ở vùng quê nghèo khó, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ, cùng chịu đựng những gian khổ, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
Bất ngờ nhận ra, họ chợt thốt lên dường như đã phát hiện một điều hết sức thú vị:
Đồng chí!
Đây như là một cảm xúc đã bị dồn ném bấy lâu, nay được có cơ hội tỏ bày lòng mình, thể hiện niềm vui mừng, yêu thương, trìu mến chứa chan của những người lính khi trở thành đồng chí. Dấu chấm cảm "!" ở cuối câu thơ như một dấu ấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này, đồng thời nối kết hai người lại với nhau, nối kết các ý thơ lại với nhau. "Đồng chí!" là câu thơ đặc biệt chỉ vỏn vẹn một từ ngắn ngủi. Tuy nhiên, nó được xem là thắt lưng của bài thơ, nếu như không có nó, bài thơ chỉ còn lại những dòng chữ, ý thơ rời rạc, không có sự kết dính. Nó mang nhiệm vụ đúc kết ý của sáu câu thơ đầu, nhằm liền mạch mở ra mười câu tiếp theo. Nó cũng chính là nhan đề của bài thơ, tức làm rõ nội dung được đề cập đến là làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Đây là tiếng gọi thiêng liêng cua những người lính cùng chung niềm tin, cùng chung chí hướng và lí tưởng, nâng cao ý của đoạn thơ trước và mở ý cho đoạn thơ sau. Có thể nói, đây chính là điểm nhấn, là tâm huyết, là đỉnh cao của tình cảm mà nhà thơ dành tặng cho nhân vật, cho bài thơ của mình.
Như thế, đã là đồng chí rồi, thì "anh" với "tôi" phải như thế nào, hay nói cách khác, đó là biểu hiện của một tình đồng chí:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
"Anh" hy sinh ra đi vì Tổ quốc, để lại "ruộng nương", "gian nhà không". Đất ruộng nhà "anh" tuy đồng chua, nước mặn, cày cấy khó khăn, nhưng "anh" chẳng bỏ mặc, "anh" nhờ bạn chăm sóc. "Anh" "mặc kệ" "gian nhà không"- hình ảnh của sự thiếu thốn vật chất. Từ "mặc kệ" đã nói lên tinh thần hy sinh trong thầm lặng, thể hiện thái độ quyết tâm, dứt khoát vì Tổ quốc. Họ chia sẻ, cảm thông những nổi niềm, tâm sự của nhau. Quê nghèo, chẳng có cửa cải vật chất, khi ra đi, chỉ có "giếng nước gốc đa" quê nhà thầm nhớ đến anh bộ đội. Ngoài ra, "giếng nước gốc đa" còn là hình ảnh hoán dụ chỉ người thân, gia đình, những người ở lại, ngày ngày, thương nhớ đến mình nơi quê hương xa xôi, trùng trùng cách biệt. Họ có biết chăng, tại nơi rừng sâu hoang vắng, chốn âm u đầy hiểm nguy, các chiến sĩ, những "người ra lính" phải chịu, phải "biết" những vất vả, khó khăn thế nào. Các anh bộ đội "biết từng cơn ớn lạnh", "sốt run người", "trán ướt mồ hôi". Đó là những cơn sốt rét rừng, là một căn bệnh tưởng như là bị sốt thường, những thật chất lại rất nguy hiểm. Người bị bệnh sẽ thấy lạnh run trong người, tuy người ngoài sờ vào thì thấy rất nóng. Họ ở trong rừng, phải chịu đựng từng cơn sốt rét hành hạ, vẽ đậm lên sự thiếu thốn vật chất của những người lính. Rồi "áo anh" thì bị "rách vai", "quần tôi" thì "có vài mảnh vá", "chân" thì "không giày". Mặc dù cho cuộc sống gian lao, thiếu thốn, vất vả là thế, nhưng "anh" với "tôi" vẫn cười. Mặc dù cho hoàn cảnh khó khăn, cái lạnh "buốt giá", môi khô nứt nẻ, khi cười sẽ rất đau, nhưng "anh" với "tôi" vẫn cười. Nụ cười bất chấp hoàn cảnh ấy đã vô tình làm sáng lên tinh thần lạc quan của họ, là những người lính cùng chung nhiệm vụ. Và, cái "nắm lấy bàn tay" dường như để lại trong lòng người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thấy được một tình cảm kiên cường, và mạnh mẽ, thay cho lời nói. Cái nắm tay thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc, như là một lời động viên, an ủi, hay như là sự thắt chặt của tình đồng chí, như là một lời hứa, sự khẳng định sẽ không bao giờ lùi bước, đời sống vật chất thiếu thốn, nhưng đời sống tinh thần luôn giương cao, chỉ bởi vì, họ có một người "đồng chí" bên cạnh mình. Bút pháp tả thực và biện pháp nghệ thuật liệt kê, đã khắc hoạ một anh bộ đội giản dị mà cao cả, có tinh thần chịu gian khổ, dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, vì một lí tưởng cao đẹp.
Đồng chí không phải chỉ đơn thuần là một cái tên để gọi, mà nó là sự cảm thông chia sẻ, thấu hiểu những tâm sự, nỗi niềm của nhau, cùng nhau trải qua những khó khăn thiếu thốn, động viên, chia sẻ nhau trong tình đồng đội thắm thiết với tinh thần lạc quan, yêu đời. Khi và chỉ khi tình cảm đồng chí bền chặt như thế mới xuất hiện, làm nổi bật được sức mạnh, vẻ đẹp rực rỡ, rạng ngời của nó:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ở miền Bắc nước ta, vào những ngày trời có sương muối, thì rất lạnh. Nhưng, giữa đêm khuya, trong "rừng hoang sương muối", "anh" và "tôi" vẫn sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, mặc cho thời tiết khắc nghiệt. Đó là sức mạnh của tình đồng chí, vượt lên trên hết mọi khó khăn của hoàn cảnh thực tại, mà đồng hành, chiến đấu cùng nhau. "Đầu súng trăng treo" chắc hẳn là hình ảnh kết thúc tươi đẹp nhất, và tâm đắc nhất trong bài thơ, mang trên mình hai ý nghĩa thực và ảo. "Súng" là biểu tượng cho chiến tranh đau thương và mất mác. "Trăng" là biểu tượng cho cuộc sống yên bình ấm no và hạnh phúc. Hình ảnh thực là người chiến sĩ đang cầm súng chờ giặc dưới vầng trăng sáng. Còn ảo, là niềm tin về chiến thắng mai này, niềm mơ ước về tương lai hoà bình của đất nước. Đây là hình ảnh đẹp, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa ảo, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng là vầng trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của kháng chiến, thể hiện tình đồng chí sát cánh bên nhau giữa cảnh rừng hoang vắng vẫn sẵn sàng chiến đấu. "Đầu súng trăng treo" cũng là một hình ảnh mang tính nối kết giữa hai tâm hồn: chiến sĩ và thi sĩ. Vì nhà thơ cũng đã trưởng thành trong kháng chiến, nên hẳn đã rõ mọi tâm tư suy nghĩ của các chiến sĩ, và dùng tâm hồn thi ca của bản thân xâu chuỗi lại, để gắn kết những tâm hồn lại với nhau một cách đầy trọn nhất.
[Có thể liên hệ, mở rộng tác phẩm khác cùng chủ đề để dẫn chứng/ so sánh]
Bằng thể thơ tự do, nhà thơ linh hoạt trong việc sử dùng từ ngữ, hình ảnh thật giản dị, giàu ý nghĩa. Lối miêu tả hết sức chân thật, tự nhiên, nhưng giàu sức gợi, giúp người đọc dễ dàng tưởng ra được những hình ảnh ấy qua giọng điệu tự nhiên, cảm xúc dồi dào, dồn nén, được bộc lộ. Bài thơ dùng nhiều biện pháp nghệ thuật hoán dụ, nhân hoá, liệt kê, dùng thành ngữ, đặc biệt là bút pháp tả thực sinh động, hình ảnh kết hợp hiện thực và lãng mạn tinh tế, làm cho bài thơ trở nên phong phú, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính cách mạng: tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, sâu nặng, làm nổi bật hình ảnh chân thật, giản dị và cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu, thêm quý tình cảm đồng chí sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước hy sinh bản thân. Vì những gian lao, vất vả, các chiến sĩ đã ngã xuống để có được ngày hôm nay, chúng ta có nghĩa vụ phải tiếp nối, phát triển đất nước từng ngày, giữ vũng nền hoà bình dân tộc.
-Yoshida-
*Vui lòng không sao chép