Trình bày chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng. Liên hệ thực tế với địa phương huyện Định Hóa – Thái Nguyên?
I. Chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng:
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.
1. Thế nào là tôn giáo và tín ngưỡng:
Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên chúng ta cần biết thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng, sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng.
“Tôn giáo” là một khái niệm cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, ở mỗi quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau thì khái niệm về tôn giáo cũng có sự khác nhau. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, tôn giáo mà một hình thái ý thức xã hội phản ành hư ảo và hoang đường hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.
“Tín ngưỡng” là một niềm tin có hệ thống, mà con người tin vào để giải thích thế giới để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là sự thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. Đôi khi tín ngưỡng cũng được hiểu với nghĩa tôn giáo, nên còn được gọi là tôn giáo – tín ngưỡng.
Về sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
Về sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.
2. Chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng:
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, đến mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo, công tác tôn giáo được xem là một công tác quan trọng hàng đầu, “là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đều đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong Văn kiện Đại hội XII, ngoài những điểm kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của các đại hội trước, Đảng ta cũng đưa ra một số quan điểm, đánh giá, nhận xét mới đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Để thực hiện phương hướng trên, các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức về các quan điểm và chính sách sau đây:
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị:
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
- Vấn đề theo đạo và truyền đạo:
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Tôn giáo trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và một số vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Trước hết, cần phải khẳng định, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của Đảng ta kể từ khi thành lập đến nay. Trong các giai đoạn cách mạng, quan điểm, nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tiễn cách mạng Việt Nam, cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng quan điểm, chủ trương tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì luôn “bất biến”, luôn được khẳng định, là một nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo.
Một điểm nữa để khẳng định rõ hơn chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc có nhiều hơn những người theo tôn giáo được kết nạp Đảng. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, người lao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với khóa trước”. Đây là một điểm mới so với các văn kiện đại hội Đảng trước đây khi chúng ta khẳng định chính sách kết nạp Đảng đối với những người theo tôn giáo.
Thứ hai, quan điểm phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo:
Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”. Không chỉ yêu cầu phát huy giá trị tôn giáo, Văn kiện Đại hội XII còn nêu ra yêu cầu phát huy văn hóa tôn giáo: Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa tôn giáo, xây dựng thiết chế văn hóa...”.
Thứ ba, quan điểm về hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo:
Quan điểm về tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo không phải là một quan điểm mới của Văn kiện Đại hội XII, mà đã được nhắc nhiều trong các kỳ đại hội trước. Tuy nhiên, đây là quan điểm được Đảng nhấn mạnh tại Đại hội XII. Văn kiện ghi rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo,... Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.
II. Liên hệ:
Huyện Định Hóa là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích đất tự nhiên 520km2, dân số khoảng 90000 người, với 8 dân tộc cùng chung sống. Trên địa bàn huyện Định Hóa hiện nay đang tồn tại 2 tôn giáo chính là phật giáo và Thiên chúa giáo: Trụ sở Phật giáo ở Chùa Hang, thị trấn Chợ Chu. Thiên Chúa giáo có 2 điểm là: xóm Nản, thị trấn Chợ Chu và tại thôn Quảng Nạp, xã Bình Thành.
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện khá sôi nổi, đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước, đó là các hoạt động như từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giáo dục vì cộng đồng, giáo dục văn hóa, đoàn kết cộng đồng dân tộc…
Ngoài các hoạt động tôn giáo, người dân Định Hóa còn có một số tín ngưỡng cổ xưa, như tín ngưỡng thờ cây. Do sống gần rừng già cổ thụ, có những cây lớn nên họ thần thánh hóa, linh thiêng hóa, thậm chí ma quỷ hóa những cây này. Các cây khi đã được linh thiêng hóa thì trở nên bất khả xâm phạm. Dưới các cây này thường được đặt bát hương để thờ cúng. Đó là các địa danh như Cốc Móc (Bình Thành), Cốc Lùng (Quy Kỳ), Cốc Khận (Lam Vỹ), Cốc Hóp (Tân Dương)…
Người Tày Nùng tin rằng có những người đặc biệt có khả năng giao tiếp với thần linh, ma quỷ đó là các thầy Tào. Nơi nào có người làm thầy Tào giỏi thì rừng nơi ông ta ở đặt là tào. Đó là các Khau Tào ở huyện Định Hóa. Thầy Tào có nhiệm vụ tế lễ khi có người qua đời. Đó là những người được kế thừa kinh nghiệm của ông cha, nắm được phong tục tập quán của dân tộc, nên có vai trò đặc biệt quan trọng là biết hướng dẫn thực hiện các nghi lễ trong ma chay, cưới hỏi. Thầy Tào được người dân tôn trọng và nhờ cậy để có thể giao tiếp với thần linh, diệt trừ ma quỷ.
Một lễ hội nữa thể hiện đời sống tín ngưỡng của đời sống văn hóa đối với người Tày – Nùng Định Hóa là lễ hội tung còn. Lễ hội tung còn phản ánh tín ngưỡng phồn thực của người dân Tày – Nùng. Người tham gia chơi tung còn thường là nam nữ thanh niên. Quả còn đầu tiên trúng hồng tâm sẽ được mang lên chùa trình với thành thần, sau đó người chủ hội tung còn sẽ rạch quả còn lấy ra những hạt thóc được đưa vào trong làm ruột còn và chia cho dân bản đem về làm giống. Họ tin rằng những hạt giống này sẽ cho họ một mùa màng bội thu.
Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được các cấp chính quyền của huyện ĐH quan tâm, đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
* Về ưu điểm:
1. Công tác quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo được quan tâm thường xuyên, kịp thời:
Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, phòng Nội vụ cùng các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị của tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và cho đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề về tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước thường xuyên được tổ chức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. …
2. Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo được quan tâm đúng mực và thu được hiệu quả cao:
Nhận thức nhiệm vụ trọng tâm của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, huyện ĐH đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, những bước đi phù hợp và tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác này. Vì vậy, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo, đặc biệt là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện.
3. Làm tốt công tác quản lý các hoạt động tôn giáo:
Huyện ĐH luôn quan tâm, tạo điều kiện để các hoạt động tôn giáo diễn ra thuận lợi. Các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở thờ tự của tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật được tạo điều kiện, được hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết, góp phần đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo.
Các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh được khuyến khích, đem lại hiệu quả tích cực. Các hoạt động lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để thực hiện các ý đồ phi tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn được các cấp chính quyền kịp thời ngăn chặn và chấn chỉnh.
4. Đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo:
Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình, rà soát và phân loại các đối tượng có hành vi lợi dụng tôn giáo vào các mục đích phi tôn giáo để có kế hoạch, biện pháp tăng cường quản lý;
5. Làm tốt công tác kiểm tra:
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân nói chung và bà con giáo dân, phật giáo nói riêng, trong những năm qua việc củng cố, xây dựng các phong trào thi đua tại vùng giáo trên địa bàn huyện Định Hoá luôn đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của bà con giáo dân trên địa bàn xã ngày càng khởi sắc, tình hình an ninh trật tự vùng giáo luôn giữ vững, các vụ việc vi phạm về an toàn giao thông được ngăn chặn đẩy lùi; công tác tôn giáo đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
* Hạn chế:
Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo chưa thực sự sâu, rộng; việc triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có nơi còn bị động, lúng túng; việc phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ; việc hướng dẫn, kiểm tra của các cấp có thẩm quyền đối với các tổ chức tôn giáo trong việc đăng ký chương trình hoạt động hàng năm theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo chưa thực sự đi vào nề nếp, vì vậy, có lúc, có nơi chức sắc và các tổ chức tôn giáo vẫn có những sinh hoạt tôn giáo không theo chương trình đăng ký; việc giải quyết yêu cầu của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tại một số địa phương còn chưa chủ động, kịp thời; việc nắm bắt và xử lý những vi phạm về đất đai liên quan đến tôn giáo và những vi phạm về việc xây, sửa cơ sở thờ tự của một số tổ chức tôn giáo còn thiếu kiên quyết; ở một số nơi còn tồn tại tình trạng chưa nắm chắc đối tượng quản lý, chưa thống kê được số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn.
* Giải pháp:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị; Tiếp tục duy trì có hiệu quả các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Bằng nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau, tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo nói riêng, làm cho đông đảo thông hiểu chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vận động tín đồ, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tự giác chấp hành các quy định của pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo.
Thứ ba, đáp ứng các điều kiện đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chân chính của tín đồ, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
Thứ tư, tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo.
Về nản thân tôi:
Là một cán bộ công chức luôn có ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực vận động tuyên truyền đến cán bộ đảng viên trong cơ quan phải thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân, tin tưởng chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị.
Tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo cho các tầng lớp nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.
Với chức năng tham mưu cho Đảng và chính quyền về chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho công dân chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, ngăn chặn đấu tranh chống các âm mưu của các thế lực thù địch, các vi phạm pháp luật, ra sức phấn đấu rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là cán bộ công chức bản thân tôi cần phải không ngừng học tập, rèn luyện tốt phẩm chất đạo chức, chính trị vững vàng, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội và góp phần xây dựng phát triển kinh tế địa phương và bào vệ Tổ quốc.
I. Chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng:
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.
1. Thế nào là tôn giáo và tín ngưỡng:
Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên chúng ta cần biết thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng, sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng.
“Tôn giáo” là một khái niệm cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, ở mỗi quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau thì khái niệm về tôn giáo cũng có sự khác nhau. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, tôn giáo mà một hình thái ý thức xã hội phản ành hư ảo và hoang đường hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.
“Tín ngưỡng” là một niềm tin có hệ thống, mà con người tin vào để giải thích thế giới để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là sự thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. Đôi khi tín ngưỡng cũng được hiểu với nghĩa tôn giáo, nên còn được gọi là tôn giáo – tín ngưỡng.
Về sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.
Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
Về sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.
2. Chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng:
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, đến mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo, công tác tôn giáo được xem là một công tác quan trọng hàng đầu, “là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đều đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong Văn kiện Đại hội XII, ngoài những điểm kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của các đại hội trước, Đảng ta cũng đưa ra một số quan điểm, đánh giá, nhận xét mới đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Để thực hiện phương hướng trên, các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức về các quan điểm và chính sách sau đây:
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị:
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
- Vấn đề theo đạo và truyền đạo:
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Tôn giáo trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và một số vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Trước hết, cần phải khẳng định, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của Đảng ta kể từ khi thành lập đến nay. Trong các giai đoạn cách mạng, quan điểm, nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tiễn cách mạng Việt Nam, cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng quan điểm, chủ trương tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì luôn “bất biến”, luôn được khẳng định, là một nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo.
Một điểm nữa để khẳng định rõ hơn chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc có nhiều hơn những người theo tôn giáo được kết nạp Đảng. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, người lao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với khóa trước”. Đây là một điểm mới so với các văn kiện đại hội Đảng trước đây khi chúng ta khẳng định chính sách kết nạp Đảng đối với những người theo tôn giáo.
Thứ hai, quan điểm phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo:
Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”. Không chỉ yêu cầu phát huy giá trị tôn giáo, Văn kiện Đại hội XII còn nêu ra yêu cầu phát huy văn hóa tôn giáo: Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa tôn giáo, xây dựng thiết chế văn hóa...”.
Thứ ba, quan điểm về hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo:
Quan điểm về tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo không phải là một quan điểm mới của Văn kiện Đại hội XII, mà đã được nhắc nhiều trong các kỳ đại hội trước. Tuy nhiên, đây là quan điểm được Đảng nhấn mạnh tại Đại hội XII. Văn kiện ghi rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo,... Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.
II. Liên hệ:
Huyện Định Hóa là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích đất tự nhiên 520km2, dân số khoảng 90000 người, với 8 dân tộc cùng chung sống. Trên địa bàn huyện Định Hóa hiện nay đang tồn tại 2 tôn giáo chính là phật giáo và Thiên chúa giáo: Trụ sở Phật giáo ở Chùa Hang, thị trấn Chợ Chu. Thiên Chúa giáo có 2 điểm là: xóm Nản, thị trấn Chợ Chu và tại thôn Quảng Nạp, xã Bình Thành.
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện khá sôi nổi, đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước, đó là các hoạt động như từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giáo dục vì cộng đồng, giáo dục văn hóa, đoàn kết cộng đồng dân tộc…
Ngoài các hoạt động tôn giáo, người dân Định Hóa còn có một số tín ngưỡng cổ xưa, như tín ngưỡng thờ cây. Do sống gần rừng già cổ thụ, có những cây lớn nên họ thần thánh hóa, linh thiêng hóa, thậm chí ma quỷ hóa những cây này. Các cây khi đã được linh thiêng hóa thì trở nên bất khả xâm phạm. Dưới các cây này thường được đặt bát hương để thờ cúng. Đó là các địa danh như Cốc Móc (Bình Thành), Cốc Lùng (Quy Kỳ), Cốc Khận (Lam Vỹ), Cốc Hóp (Tân Dương)…
Người Tày Nùng tin rằng có những người đặc biệt có khả năng giao tiếp với thần linh, ma quỷ đó là các thầy Tào. Nơi nào có người làm thầy Tào giỏi thì rừng nơi ông ta ở đặt là tào. Đó là các Khau Tào ở huyện Định Hóa. Thầy Tào có nhiệm vụ tế lễ khi có người qua đời. Đó là những người được kế thừa kinh nghiệm của ông cha, nắm được phong tục tập quán của dân tộc, nên có vai trò đặc biệt quan trọng là biết hướng dẫn thực hiện các nghi lễ trong ma chay, cưới hỏi. Thầy Tào được người dân tôn trọng và nhờ cậy để có thể giao tiếp với thần linh, diệt trừ ma quỷ.
Một lễ hội nữa thể hiện đời sống tín ngưỡng của đời sống văn hóa đối với người Tày – Nùng Định Hóa là lễ hội tung còn. Lễ hội tung còn phản ánh tín ngưỡng phồn thực của người dân Tày – Nùng. Người tham gia chơi tung còn thường là nam nữ thanh niên. Quả còn đầu tiên trúng hồng tâm sẽ được mang lên chùa trình với thành thần, sau đó người chủ hội tung còn sẽ rạch quả còn lấy ra những hạt thóc được đưa vào trong làm ruột còn và chia cho dân bản đem về làm giống. Họ tin rằng những hạt giống này sẽ cho họ một mùa màng bội thu.
Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được các cấp chính quyền của huyện ĐH quan tâm, đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
* Về ưu điểm:
1. Công tác quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo được quan tâm thường xuyên, kịp thời:
Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, phòng Nội vụ cùng các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị của tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và cho đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề về tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước thường xuyên được tổ chức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. …
2. Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo được quan tâm đúng mực và thu được hiệu quả cao:
Nhận thức nhiệm vụ trọng tâm của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, huyện ĐH đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, những bước đi phù hợp và tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác này. Vì vậy, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo, đặc biệt là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện.
3. Làm tốt công tác quản lý các hoạt động tôn giáo:
Huyện ĐH luôn quan tâm, tạo điều kiện để các hoạt động tôn giáo diễn ra thuận lợi. Các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở thờ tự của tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật được tạo điều kiện, được hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết, góp phần đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo.
Các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh được khuyến khích, đem lại hiệu quả tích cực. Các hoạt động lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để thực hiện các ý đồ phi tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn được các cấp chính quyền kịp thời ngăn chặn và chấn chỉnh.
4. Đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo:
Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình, rà soát và phân loại các đối tượng có hành vi lợi dụng tôn giáo vào các mục đích phi tôn giáo để có kế hoạch, biện pháp tăng cường quản lý;
5. Làm tốt công tác kiểm tra:
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân nói chung và bà con giáo dân, phật giáo nói riêng, trong những năm qua việc củng cố, xây dựng các phong trào thi đua tại vùng giáo trên địa bàn huyện Định Hoá luôn đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của bà con giáo dân trên địa bàn xã ngày càng khởi sắc, tình hình an ninh trật tự vùng giáo luôn giữ vững, các vụ việc vi phạm về an toàn giao thông được ngăn chặn đẩy lùi; công tác tôn giáo đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
* Hạn chế:
Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo chưa thực sự sâu, rộng; việc triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có nơi còn bị động, lúng túng; việc phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ; việc hướng dẫn, kiểm tra của các cấp có thẩm quyền đối với các tổ chức tôn giáo trong việc đăng ký chương trình hoạt động hàng năm theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo chưa thực sự đi vào nề nếp, vì vậy, có lúc, có nơi chức sắc và các tổ chức tôn giáo vẫn có những sinh hoạt tôn giáo không theo chương trình đăng ký; việc giải quyết yêu cầu của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tại một số địa phương còn chưa chủ động, kịp thời; việc nắm bắt và xử lý những vi phạm về đất đai liên quan đến tôn giáo và những vi phạm về việc xây, sửa cơ sở thờ tự của một số tổ chức tôn giáo còn thiếu kiên quyết; ở một số nơi còn tồn tại tình trạng chưa nắm chắc đối tượng quản lý, chưa thống kê được số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn.
* Giải pháp:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị; Tiếp tục duy trì có hiệu quả các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Bằng nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau, tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo nói riêng, làm cho đông đảo thông hiểu chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vận động tín đồ, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tự giác chấp hành các quy định của pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo.
Thứ ba, đáp ứng các điều kiện đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chân chính của tín đồ, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
Thứ tư, tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo.
Về nản thân tôi:
Là một cán bộ công chức luôn có ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực vận động tuyên truyền đến cán bộ đảng viên trong cơ quan phải thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân, tin tưởng chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo, về chủ trương chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị.
Tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo cho các tầng lớp nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.
Với chức năng tham mưu cho Đảng và chính quyền về chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho công dân chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, ngăn chặn đấu tranh chống các âm mưu của các thế lực thù địch, các vi phạm pháp luật, ra sức phấn đấu rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là cán bộ công chức bản thân tôi cần phải không ngừng học tập, rèn luyện tốt phẩm chất đạo chức, chính trị vững vàng, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội và góp phần xây dựng phát triển kinh tế địa phương và bào vệ Tổ quốc.