Đây là những kinh nghiệm học ngữ pháp tiếng Nhật được đúc rút từ qua trình học tiếng nhật cũng như giảng dạy tại SOFL

BƯỚC 1: CHỌN SÁCH/ TÀI LIỆU HỌC

Một trong những bước quan trọng nhất đó là CHỌN SÁCH, lựa chọn cuốn sách phù hợp với mình giúp bạn có hứng học và đạt được hiệu quả hơn.

Khi luyện thi trình độ tiếng Nhật sơ cấp (N5, N4) các bạn nên lựa chọn bộ giáo trình Minna no Nihongo. Những kiến thức trong bộ giáo trình này đủ để bạn có thể dễ dàng vượt qua kỳ thi sơ cấp đồng thời áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Với các trình độ từ trung cấp đến cao cấp (N3, N2, N1) các bạn có thể tham khảo một số bộ sách hiệu quả như sau:

- Shinkanzen

- Mimi kara oboeru

- Soumatome

- Supido masuta

Đây là 4 bộ sách khá hay và hiệu quả giúp bạn áp dụng vào quá trình ôn thi tốt nhất.

BƯỚC 2: Cách sử dụng sách như thế nào để đạt được hiệu quả nhất cho việc học?

Ở đây chia ra làm 2 đối tượng người học:

- Với các bạn học tại trung tâm sẽ có sự hướng dẫn cụ thể của các sensei tại trung tâm đó hướng dẫn cho bạn

- Với các bạn tự học: cách tốt nhất sử dụng sách đó là chia theo giai đoạn. Ví dụ như 26 bài học trong sách bạn sẽ học trong thời gian bao lâu, bạn cần phải đặt ra mục tiêu về mặt thời gian và tiến độ. Cụ thể như 1 tháng học 30 bài thì mỗi ngày bạn phải học 1 bài và tuân thủ theo thời gian đó thật chặt chẽ, thời gian học mỗi ngày trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào quỹ thời gian của bạn cũng như mức độ tập trung và khả năng hiểu bài của bạn.

BƯỚC 3: Áp dụng quá trình học và tuân thủ thời gian vào việc học ngữ pháp sao cho hiệu quả nhất

Như đã nói ở trên trong quá trình học bạn phải chia đều thời gian và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đã đặt ra đó. Ví dụ 1 ngày bạn học 2 giờ thì bạn phải tập trung cao độ trong 2 giờ đó. Tuy nhiên nếu chỉ học đi sẽ không mang lại hiệu quả mà quan trọng bạn phải học lại. Tức là với một mẫu ngữ pháp khi bạn đã học xong bạn phải lấy ví dụ liên quan tới nó, đặc biệt gần gũi với cuộc sống sẽ khiến bạn dễ nhớ nó hơn.

Chung quy lại việc học ngữ pháp sẽ rèn luyện cho bạn có kỹ năng sử dụng mẫu ngữ pháp đó và áp dụng nó vào đời sống hàng ngày. Học đi rồi những vẫn phải học lại bằng cách dành thời gian ôn lại. Ví dụ cứ 1 - 2 tuần (tùy theo khả năng của bạn) hãy tổng hợp lại kiến thức theo từng giai đoạn đã học trong một tuần. Hết một tuần bạn đã học được những mẫu ngữ pháp nào rồi, dành ngày cuối cùng của tuần để tổng hợp lại các mẫu ngữ pháp và những ví dụ liên quan của nó, ý nghĩa và cách sử dụng như thế nào. Thêm vào đó bạn phải làm thật nhiều bài tập liên quan tới các mẫu ngữ pháp đã học để nắm bắt được tư tưởng, cách thức các mẫu ngữ pháp xuất hiện trong đề thi và đời sống hàng ngày như thế nào.

BƯỚC 4: LUYỆN ĐỀ

Đối với việc luyện đề bạn cũng sẽ cần tuân thủ theo đúng thời gian: một ngày luyện bao nhiêu đề, bao nhiêu câu, bao nhiêu dạng bài. Bạn sẽ cần phân tích rõ đối với bài ngữ pháp trong phần luyện thi thì sẽ có những dạng bài nào ví dụ như dạng bài điền vào chỗ trống, sắp xếp câu,... và dành đủ thời gian để luyện đề cho từng dạng bài đó. Sau khi làm xong đề bạn phải check đáp án xem mình làm sai ở đâu, tại sao lại sai, đáp án chính xác là gì, tại sao nó lại đúng, sau đó 2 tuần bạn sẽ tiếp tục làm lại những đề mà mình đã làm trước đó để xem mình có tiếp tục mắc phải lỗi sai như trước không và kiểm tra sát sao tiến độ đó của mình nhé.

Việc học tiếng Nhật không hề đơn giản, chính vì vậy cần bản thân mỗi chúng ta phải có sự nỗ lực kiên trì và phương pháp học tập phù hợp nhất. Điều quan trọng là dành một khoảng thời gian đủ dùng, không quá dài cũng không quá ngắn thì chắc chắn tiếng Nhật của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng và việc áp dụng các kiến thức vào trong bài thi hay thực tế giao tiếp cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.