Mới cuối tháng trước, tôi đã có dịp ghé thăm thủ đô văn hiến Hà Nội, và một trong những nơi khiến tôi yêu thích nhất chính là Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Với một người yêu thích khám phá những điều mới lạ như tôi, không gì vui thú hơn việc được trải nghiệm không gian xanh của nơi này, cùng với đó là tìm hiểu về những giá trị lịch sử và nghiên cứu có giá trị đặc biệt ở đây
Để chuẩn bị trước cho chuyến đi của mình và tránh lúc đông người, tôi đã kiểm tra trước về thời gian mở cửa và biết là bảo tàng chỉ đón khách từ thứ 5 đến chủ nhật. Thứ 3 và thứ 4 cũng mở nhưng chỉ dành riêng cho các trường học và nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên,... Cuối cùng, tôi quyết định chọn đi vào thứ 6 và đến vào lúc 8 rưỡi - khi bảo tàng vừa mở cửa và đúng như đoán trước, ở đó chỉ rải rác vài người. Đi sớm và đường đến số 18 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy cũng khá dễ dàng nên tôi không mất quá nhiều thời gian dưới trời nắng.
Đi vào bên trong Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, điều khiến tôi ấn tượng đầu tiên chắc chắn là bản sao của một chú khủng long bạo chúa rất lớn nằm ngay trước cửa chính trên một đồi cỏ nhỏ. Các chi tiết trên tượng được làm rất tỉ mỉ và chân thực, khiến tôi có cảm giác như ở trong bộ phim Thế giới khủng long đang được chiếu ngoài rạp vậy. Đi vòng ra sau bức tượng này là đường vào, không phải mua vé nên khu lễ tân chỉ là nơi gửi đồ và để các vị phụ huynh mua đồ ăn vặt, nước uống hoặc cho các bé ngồi nghỉ.
Tôi đi thẳng vào căn phòng đầu tiên - nơi này được thiết kế theo hình tròn, với trung tâm là một công trình dạng cây rất lớn với nhiều màu sắc, được giới thiệu là cây sinh vật với mỗi nhánh tượng trưng cho một nhánh loài khác nhau. Trên tường là những hình vẽ lớn được kết nối bằng các đường kẻ và ghi chú, giống như một bản đồ tư duy khổng lồ làm tôi nhớ tới thời học sinh của mình. Sau khi đi một vòng, tôi tiếp tục di chuyển sâu vào khu trưng bày chính, nơi hiện đang lưu giữ 1.400 mẫu vật được chia thành 7 chủ đề đa dạng.
Khu vực Lịch sử của sự sống là nơi tập hợp vô số các mẫu vật hóa thạch, có nhiều hình dạng và mang những ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Lại gần xem kỹ và đọc phần chú thích bên cạnh, tôi có cảm giác như mình đang trải qua sự biến đổi của địa chất qua các thời kỳ Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh và sau đó là Kainozoi. Trong số này thì tôi đã phát hiện một vài mẫu hóa thạch đã khai quật được ở Việt Nam, những mẫu cực kỳ quý hiếm hoặc mô phỏng thực tế của mẫu vật gốc ở các nước khác. Đi vào bên trong, tôi còn nhìn thấy một vài bộ xương được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, và bên cạnh là một đôi nam nữ đầy lông lá, thể hiện sự tiến hoá của loài người.
Tôi chắc đi hơi chậm nên đến hết khu vực này đã gần 10h, người cũng bắt đầu nhiều lên, đặc biệt là những gia đình mang theo trẻ em. Họ tập trung ở khu vực có những mô hình động vật được chế tác tỉ mỉ, trông sinh động đến nỗi khi bước vào cứ ngỡ như lạc vào thế giới rừng già. Ngoài ra còn có hóa thạch và mẫu xương của nhiều loài động vật từng tồn tại trong quá khứ nhưng hiện đã tuyệt chủng. Các bạn trẻ thì tỏ ra khá thích thú với những bộ xương và đoạn xương đó, liên tục chụp ảnh và tạo dáng cùng.
Chỉ xem qua qua, tôi tăng tốc để đi vào chủ đề tiếp theo - phòng trưng bày côn trùng. Trên các bức tường tràn ngập những khung kính với các mẫu vật màu sắc rất sặc sỡ như bướm, ngài, bọ cánh cứng,... Từng chi tiết nhỏ từ mắt, cánh cho đến đuôi của những sinh vật này đều được bảo quản một cách cẩn thận, trông vô cùng chân thực khiến tôi có cảm giác như chúng chuẩn bị vỗ cánh bay mất. Đối với tôi, đây là khu đẹp nhất ở Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, mỗi khung đều được sắp xếp một cách tài tình, tạo thành những hình trang trí độc đáo khác nhau.
Phần tiếp theo là về sinh vật biển, với một số mẫu vật khác biệt và độc đáo khiến tôi vô cùng ấn tượng chẳng hạn như cá mặt trăng, cá voi khổng lồ,... Khu vực bò sát và lưỡng cư lúc đầu tôi cứ tưởng là sẽ không có nhiều người, nhưng đến lúc vào mới thấy chật cứng. Hóa ra bên trong có rất nhiều nội dung liên quan tới loài khủng long như mô phỏng, phim hay mẫu vật, nên không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng thấy hứng thú. Khu nấm và thực vật thì lại giúp tôi hiểu rõ hơn về sự phong phú và đa dạng sinh học của Việt Nam, với tài liệu về hàng trăm nghìn loài trải dài suốt mấy tỷ năm.
Khắp khu bảo tàng đều có những máy chiếu và màn hình thông tin khá dễ nhìn, bạn còn có thể tham gia xem phim 3D trong phòng chiếu đặc biệt. Phòng chỉ có 15 chỗ nên may là tôi đến sớm mới kiếm được 1 suất, xem được tổng cộng 6 phim khác nhau với nội dung về quá trình tiến hóa của các loài. Trước khi kết thúc chuyến đi, tôi cũng mua một số mô hình và đồ lưu niệm, bạn bè tôi đều khá thích chúng.
Để chuẩn bị trước cho chuyến đi của mình và tránh lúc đông người, tôi đã kiểm tra trước về thời gian mở cửa và biết là bảo tàng chỉ đón khách từ thứ 5 đến chủ nhật. Thứ 3 và thứ 4 cũng mở nhưng chỉ dành riêng cho các trường học và nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên,... Cuối cùng, tôi quyết định chọn đi vào thứ 6 và đến vào lúc 8 rưỡi - khi bảo tàng vừa mở cửa và đúng như đoán trước, ở đó chỉ rải rác vài người. Đi sớm và đường đến số 18 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy cũng khá dễ dàng nên tôi không mất quá nhiều thời gian dưới trời nắng.
Đi vào bên trong Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, điều khiến tôi ấn tượng đầu tiên chắc chắn là bản sao của một chú khủng long bạo chúa rất lớn nằm ngay trước cửa chính trên một đồi cỏ nhỏ. Các chi tiết trên tượng được làm rất tỉ mỉ và chân thực, khiến tôi có cảm giác như ở trong bộ phim Thế giới khủng long đang được chiếu ngoài rạp vậy. Đi vòng ra sau bức tượng này là đường vào, không phải mua vé nên khu lễ tân chỉ là nơi gửi đồ và để các vị phụ huynh mua đồ ăn vặt, nước uống hoặc cho các bé ngồi nghỉ.
Tôi đi thẳng vào căn phòng đầu tiên - nơi này được thiết kế theo hình tròn, với trung tâm là một công trình dạng cây rất lớn với nhiều màu sắc, được giới thiệu là cây sinh vật với mỗi nhánh tượng trưng cho một nhánh loài khác nhau. Trên tường là những hình vẽ lớn được kết nối bằng các đường kẻ và ghi chú, giống như một bản đồ tư duy khổng lồ làm tôi nhớ tới thời học sinh của mình. Sau khi đi một vòng, tôi tiếp tục di chuyển sâu vào khu trưng bày chính, nơi hiện đang lưu giữ 1.400 mẫu vật được chia thành 7 chủ đề đa dạng.
Khu vực Lịch sử của sự sống là nơi tập hợp vô số các mẫu vật hóa thạch, có nhiều hình dạng và mang những ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Lại gần xem kỹ và đọc phần chú thích bên cạnh, tôi có cảm giác như mình đang trải qua sự biến đổi của địa chất qua các thời kỳ Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh và sau đó là Kainozoi. Trong số này thì tôi đã phát hiện một vài mẫu hóa thạch đã khai quật được ở Việt Nam, những mẫu cực kỳ quý hiếm hoặc mô phỏng thực tế của mẫu vật gốc ở các nước khác. Đi vào bên trong, tôi còn nhìn thấy một vài bộ xương được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, và bên cạnh là một đôi nam nữ đầy lông lá, thể hiện sự tiến hoá của loài người.
Tôi chắc đi hơi chậm nên đến hết khu vực này đã gần 10h, người cũng bắt đầu nhiều lên, đặc biệt là những gia đình mang theo trẻ em. Họ tập trung ở khu vực có những mô hình động vật được chế tác tỉ mỉ, trông sinh động đến nỗi khi bước vào cứ ngỡ như lạc vào thế giới rừng già. Ngoài ra còn có hóa thạch và mẫu xương của nhiều loài động vật từng tồn tại trong quá khứ nhưng hiện đã tuyệt chủng. Các bạn trẻ thì tỏ ra khá thích thú với những bộ xương và đoạn xương đó, liên tục chụp ảnh và tạo dáng cùng.
Chỉ xem qua qua, tôi tăng tốc để đi vào chủ đề tiếp theo - phòng trưng bày côn trùng. Trên các bức tường tràn ngập những khung kính với các mẫu vật màu sắc rất sặc sỡ như bướm, ngài, bọ cánh cứng,... Từng chi tiết nhỏ từ mắt, cánh cho đến đuôi của những sinh vật này đều được bảo quản một cách cẩn thận, trông vô cùng chân thực khiến tôi có cảm giác như chúng chuẩn bị vỗ cánh bay mất. Đối với tôi, đây là khu đẹp nhất ở Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, mỗi khung đều được sắp xếp một cách tài tình, tạo thành những hình trang trí độc đáo khác nhau.
Phần tiếp theo là về sinh vật biển, với một số mẫu vật khác biệt và độc đáo khiến tôi vô cùng ấn tượng chẳng hạn như cá mặt trăng, cá voi khổng lồ,... Khu vực bò sát và lưỡng cư lúc đầu tôi cứ tưởng là sẽ không có nhiều người, nhưng đến lúc vào mới thấy chật cứng. Hóa ra bên trong có rất nhiều nội dung liên quan tới loài khủng long như mô phỏng, phim hay mẫu vật, nên không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng thấy hứng thú. Khu nấm và thực vật thì lại giúp tôi hiểu rõ hơn về sự phong phú và đa dạng sinh học của Việt Nam, với tài liệu về hàng trăm nghìn loài trải dài suốt mấy tỷ năm.
Khắp khu bảo tàng đều có những máy chiếu và màn hình thông tin khá dễ nhìn, bạn còn có thể tham gia xem phim 3D trong phòng chiếu đặc biệt. Phòng chỉ có 15 chỗ nên may là tôi đến sớm mới kiếm được 1 suất, xem được tổng cộng 6 phim khác nhau với nội dung về quá trình tiến hóa của các loài. Trước khi kết thúc chuyến đi, tôi cũng mua một số mô hình và đồ lưu niệm, bạn bè tôi đều khá thích chúng.