Ngày 25/05 vừa qua, sinh viên lớp Truyền thông đại chúng - Viện Báo chí vinh dự được gặp mặt, trò chuyện trực tuyến cùng nhà báo Nguyễn Khắc Văn – Tổng thư ký tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng qua buổi nghe báo cáo thực tế chính trị xã hội online. Qua buổi gặp gỡ, trò chuyện sinh viên đã có thêm những góc nhìn mới về bước chuyển mình của báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số.
Sáng ngày 25/5, sinh viên lớp Truyền thông đại chúng đã tham gia phòng học trực tuyến rất sớm để có thể gặp mặt, trò chuyện và chia sẻ với Nhà báo Nguyễn Khắc Văn. Tuy gặp nhiều khó khăn khi phải học tập Thực tế chính trị - xã hội online do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 nhưng tinh thần học tập, lắng nghe, tiếp thu của sinh viên vẫn rất cao.
Trao đổi về tình hình phát triển của báo Sài Gòn Giải Phóng, ông cho rằng được sự quan tâm sâu, sát của thành phố, báo chí Hồ Chí Minh phát triển về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo,... sức tác động và lan tỏa của báo chí đối với xã hội ngày càng mở rộng và ngày càng khẳng định vị thể của Báo Sài Gòn Giải Phóng trong mắt bạn đọc thành phố nói riêng và bạn đọc trên cả nước nói chung.
Báo Sài Gòn Giải Phóng online
47 năm trưởng thành và phát triển cùng TPHCM và đất nước, Báo SGGP không ngừng đổi mới hình thức, nội dung, gắn bó, chia sẻ với bạn đọc. Với truyền thống lâu năm của mình, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã xây dựng được đội ngũ phóng viên, biên tập viên có năng lực, trình độ, ngòi bút sắc bén, kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước, để giữ trọn niềm tin mà bạn đọc mong đợi.
Trả lời câu hỏi của bạn Trịnh Thu Hồng (Lớp Truyền thông đại chúng K40A1) về vị trí thực tập, kiến tập nào ở báo SGGP phù hợp cho sinh viên ngành Truyền thông đại chúng, nhà báo Nguyễn Khắc Văn chia sẻ: “Tùy vào tố chất của các bạn, các bạn sẽ chọn nhiều hơn chúng tôi chọn, có bạn thích viết kinh tế, hoặc thích viết văn hóa văn nghệ, có bạn có khiếu biên tập, kiến thức nền chính trị rất tốt thì lại phù hợp với những vị trí khác nhau. Qua quá trình tác nghiệp chúng tôi sẽ nhận ra sắp xếp, lựa chọn và dựa trên ý nguyện, mong muốn của cá nhân. Trước tiên, chúng ta hãy mạnh dạn chọn cái mình yêu thích, chỉ có đam mê yêu thích mới có thể đạt được thành công.”
Hình ảnh nhà báo Nguyễn Khắc Văn chia sẻ với sinh viên Viện Báo Chí
Đánh giá về việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức để sinh viên về thực tế chính trị - xã hội trực tuyến, đồng chí Văn cho rằng: “Đây là hoạt động thiết thực, là cơ sở gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Thông qua các hoạt động thực tế sẽ tạo điều kiện cho các em sinh viên dễ dàng hình dung, bám sát, xử lý vấn đề và tác nghiệp hiệu quả hơn”.
Sinh viên Hà Vũ Thiên An (Lớp Truyền thông đại chúng K40A1) chia sẻ: “Cơ hội học tập thực tế chính trị - xã hội đã để lại cho mình những bài học thiết thực qua những câu chuyện nghề báo giúp mình mở mang kiến thức. Lần đầu tiên mình được thâm nhập vào thực tiễn, hiểu phần nào về cơ chế hoạt động của cơ quan báo chí. Và điều mình cảm thấy ý nghĩa nhất là qua quá trình học tập, trải nghiệm đã làm chúng mình hiểu nhiều hơn về nghề báo. Thực sự đây là một trong những kỉ niệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên của mình.”
Buổi học đã kết thúc trong niềm vui vẻ và phấn khởi của sinh viên Lớp Truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền khi được Nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng thư ký Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn vô cùng hữu ích và cọ xát với thực tế. Tin rằng, thông qua những chia sẻ, sinh viên sẽ có những hành trang đắt giá cho hành trình làm “nghề” từ nay về sau.
_ Lê Hiền _
Sáng ngày 25/5, sinh viên lớp Truyền thông đại chúng đã tham gia phòng học trực tuyến rất sớm để có thể gặp mặt, trò chuyện và chia sẻ với Nhà báo Nguyễn Khắc Văn. Tuy gặp nhiều khó khăn khi phải học tập Thực tế chính trị - xã hội online do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 nhưng tinh thần học tập, lắng nghe, tiếp thu của sinh viên vẫn rất cao.
Trao đổi về tình hình phát triển của báo Sài Gòn Giải Phóng, ông cho rằng được sự quan tâm sâu, sát của thành phố, báo chí Hồ Chí Minh phát triển về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo,... sức tác động và lan tỏa của báo chí đối với xã hội ngày càng mở rộng và ngày càng khẳng định vị thể của Báo Sài Gòn Giải Phóng trong mắt bạn đọc thành phố nói riêng và bạn đọc trên cả nước nói chung.
Báo Sài Gòn Giải Phóng online
47 năm trưởng thành và phát triển cùng TPHCM và đất nước, Báo SGGP không ngừng đổi mới hình thức, nội dung, gắn bó, chia sẻ với bạn đọc. Với truyền thống lâu năm của mình, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã xây dựng được đội ngũ phóng viên, biên tập viên có năng lực, trình độ, ngòi bút sắc bén, kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước, để giữ trọn niềm tin mà bạn đọc mong đợi.
Trả lời câu hỏi của bạn Trịnh Thu Hồng (Lớp Truyền thông đại chúng K40A1) về vị trí thực tập, kiến tập nào ở báo SGGP phù hợp cho sinh viên ngành Truyền thông đại chúng, nhà báo Nguyễn Khắc Văn chia sẻ: “Tùy vào tố chất của các bạn, các bạn sẽ chọn nhiều hơn chúng tôi chọn, có bạn thích viết kinh tế, hoặc thích viết văn hóa văn nghệ, có bạn có khiếu biên tập, kiến thức nền chính trị rất tốt thì lại phù hợp với những vị trí khác nhau. Qua quá trình tác nghiệp chúng tôi sẽ nhận ra sắp xếp, lựa chọn và dựa trên ý nguyện, mong muốn của cá nhân. Trước tiên, chúng ta hãy mạnh dạn chọn cái mình yêu thích, chỉ có đam mê yêu thích mới có thể đạt được thành công.”
Hình ảnh nhà báo Nguyễn Khắc Văn chia sẻ với sinh viên Viện Báo Chí
Đánh giá về việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức để sinh viên về thực tế chính trị - xã hội trực tuyến, đồng chí Văn cho rằng: “Đây là hoạt động thiết thực, là cơ sở gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Thông qua các hoạt động thực tế sẽ tạo điều kiện cho các em sinh viên dễ dàng hình dung, bám sát, xử lý vấn đề và tác nghiệp hiệu quả hơn”.
Sinh viên Hà Vũ Thiên An (Lớp Truyền thông đại chúng K40A1) chia sẻ: “Cơ hội học tập thực tế chính trị - xã hội đã để lại cho mình những bài học thiết thực qua những câu chuyện nghề báo giúp mình mở mang kiến thức. Lần đầu tiên mình được thâm nhập vào thực tiễn, hiểu phần nào về cơ chế hoạt động của cơ quan báo chí. Và điều mình cảm thấy ý nghĩa nhất là qua quá trình học tập, trải nghiệm đã làm chúng mình hiểu nhiều hơn về nghề báo. Thực sự đây là một trong những kỉ niệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên của mình.”
Buổi học đã kết thúc trong niềm vui vẻ và phấn khởi của sinh viên Lớp Truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền khi được Nhà báo Nguyễn Khắc Văn - Tổng thư ký Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn vô cùng hữu ích và cọ xát với thực tế. Tin rằng, thông qua những chia sẻ, sinh viên sẽ có những hành trang đắt giá cho hành trình làm “nghề” từ nay về sau.
_ Lê Hiền _