Kinh tế đêm là gì?
Kinh tế ban đêm (Night Time Economy - NTE) là các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h - 6h sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm.
“KINH TẾ ĐÊM” TRÊN THẾ GIỚI
Khái niệm “kinh tế ban đêm” đã quen thuộc ở nhiều quốc gia. Ở nhiều “cường quốc du lịch”, kinh tế ban đêm mang lại giá trị lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giá trị thặng dư và thu hút ngoại tệ.
Kinh tế ban đêm ở riêng Sydney (Australia) mỗi năm tạo ra 234.000 việc làm, với doanh thu 27,2 tỷ USD và mang lại 102 tỷ USD cho cả nước Australia.
Tại Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các thành phố lớn đều có nền “kinh tế ban đêm” phát triển, đặc biệt là những thành phố được du khách tìm tới nhiều nhất như Paris, London, Manchester, Amsterdam,… Chính phủ các nước thành viên EU phân quyền và khuyến khích chính quyền các thành phố thực hiện các chương trình, dự án khai thác tiềm năng kinh tế đêm, gắn với đặc trưng và thế mạnh văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ẩm thực của riêng mình.
Tuy nhiên, nhìn lại ở Việt Nam đến nay chưa có lấy một tổ hợp vui chơi giải trí về đêm nào thực sự quy mô, chất lượng. Hà Nội, TP.HCM cũng gọi là có phố ăn chơi về đêm muộn như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến (Hà Nội), hay Bùi Viện (TPHCM), còn “khúc ruột miền Trung” mà thủ phủ du lịch là Đà Nẵng vẫn chỉ đang loay hoay với những chợ đêm sơ sài, thiếu bản sắc… Tại Hà Nội, những năm gần đây, khi hình thành tuyến phố đi bộ vào cuối tuần liên thông với khu phố cổ thì khu vực này khá đông đúc, nhưng các hoạt động tại đây chỉ diễn ra tới nửa đêm. Đà Nẵng còn yên ắng hơn khi khá nhiều hàng quán, khu vui chơi, chợ đêm đóng cửa từ khoảng 22 giờ. Đến TP Hồ Chí Minh, vào ban đêm, du khách chỉ ăn tối, xem biểu diễn nghệ thuật, đi quán bar…, càng về khuya, hoạt động càng vắng.
Từ đó có thể thấy phát triển kinh tế đêm đã hình thành tại Việt Nam, nhưng mới chỉ xuất hiện manh mún tại một số đô thị và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Sapa, Huế; chưa định hình thành một khu vực kinh tế có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, chưa có báo cáo, thống kê cụ thể về đóng góp của kinh tế đêm vào phát triển kinh tế xã hội.
“KINH TẾ ĐÊM” – TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT
Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách quốc tế. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, quy mô dân số trẻ, mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu…
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm như: dân số trẻ tập trung tại các thành phố lớn, tài nguyên du lịch phong phú, các yếu tố văn hóa - nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc; mức độ hội nhập cao; thời tiết dễ chịu về đêm… Đó đều là những lý do tất yếu để kinh tế về đêm ở Việt Nam phát triển, phù hợp với xu hướng quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: hạ tầng còn thiếu và yếu, dịch vụ chưa chuyên nghiệp, cơ chế chính sách chưa tương ứng, sự e ngại nảy sinh phức tạp về trật tự, an ninh…
Nếu làm tốt, chắc chắn các khu kinh tế ban đêm sẽ trở thành vừa là động lực kinh tế, vừa là động lực văn hóa tại các thành phố, địa phương và khu vực, giúp tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng công suất hữu dụng và giúp cả giảm áp lực cho các cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ, giao thông vận tải.
Nguồn: Talkie.vn
Kinh tế ban đêm (Night Time Economy - NTE) là các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h - 6h sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm.
“KINH TẾ ĐÊM” TRÊN THẾ GIỚI
Khái niệm “kinh tế ban đêm” đã quen thuộc ở nhiều quốc gia. Ở nhiều “cường quốc du lịch”, kinh tế ban đêm mang lại giá trị lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giá trị thặng dư và thu hút ngoại tệ.
Kinh tế ban đêm ở riêng Sydney (Australia) mỗi năm tạo ra 234.000 việc làm, với doanh thu 27,2 tỷ USD và mang lại 102 tỷ USD cho cả nước Australia.
Tại Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các thành phố lớn đều có nền “kinh tế ban đêm” phát triển, đặc biệt là những thành phố được du khách tìm tới nhiều nhất như Paris, London, Manchester, Amsterdam,… Chính phủ các nước thành viên EU phân quyền và khuyến khích chính quyền các thành phố thực hiện các chương trình, dự án khai thác tiềm năng kinh tế đêm, gắn với đặc trưng và thế mạnh văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ẩm thực của riêng mình.
Tuy nhiên, nhìn lại ở Việt Nam đến nay chưa có lấy một tổ hợp vui chơi giải trí về đêm nào thực sự quy mô, chất lượng. Hà Nội, TP.HCM cũng gọi là có phố ăn chơi về đêm muộn như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến (Hà Nội), hay Bùi Viện (TPHCM), còn “khúc ruột miền Trung” mà thủ phủ du lịch là Đà Nẵng vẫn chỉ đang loay hoay với những chợ đêm sơ sài, thiếu bản sắc… Tại Hà Nội, những năm gần đây, khi hình thành tuyến phố đi bộ vào cuối tuần liên thông với khu phố cổ thì khu vực này khá đông đúc, nhưng các hoạt động tại đây chỉ diễn ra tới nửa đêm. Đà Nẵng còn yên ắng hơn khi khá nhiều hàng quán, khu vui chơi, chợ đêm đóng cửa từ khoảng 22 giờ. Đến TP Hồ Chí Minh, vào ban đêm, du khách chỉ ăn tối, xem biểu diễn nghệ thuật, đi quán bar…, càng về khuya, hoạt động càng vắng.
Từ đó có thể thấy phát triển kinh tế đêm đã hình thành tại Việt Nam, nhưng mới chỉ xuất hiện manh mún tại một số đô thị và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Sapa, Huế; chưa định hình thành một khu vực kinh tế có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, chưa có báo cáo, thống kê cụ thể về đóng góp của kinh tế đêm vào phát triển kinh tế xã hội.
“KINH TẾ ĐÊM” – TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT
Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách quốc tế. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, quy mô dân số trẻ, mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu…
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm như: dân số trẻ tập trung tại các thành phố lớn, tài nguyên du lịch phong phú, các yếu tố văn hóa - nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc; mức độ hội nhập cao; thời tiết dễ chịu về đêm… Đó đều là những lý do tất yếu để kinh tế về đêm ở Việt Nam phát triển, phù hợp với xu hướng quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: hạ tầng còn thiếu và yếu, dịch vụ chưa chuyên nghiệp, cơ chế chính sách chưa tương ứng, sự e ngại nảy sinh phức tạp về trật tự, an ninh…
Nếu làm tốt, chắc chắn các khu kinh tế ban đêm sẽ trở thành vừa là động lực kinh tế, vừa là động lực văn hóa tại các thành phố, địa phương và khu vực, giúp tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng công suất hữu dụng và giúp cả giảm áp lực cho các cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ, giao thông vận tải.
Nguồn: Talkie.vn