Đề bài: Tình phụ tử của cha con ông Sáu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà.
Gợi ý:
Ý phụ. Khái quát về tình phụ tử.
Ý chính:
* Luận điểm 1: Tình phụ tử được thể hiện ở tấm lòng yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho đứa con thơ trong những ngày về phép.
- Nôn nao, sung sướng, hồi hộp, háo hức chờ đợi giây phút gặp con.
- Nỗi đau khổ và bất lực khi bị con kiên quyết chối từ, phản ứng quyết liệt.
- Niềm hạnh phúc tột cùng khi con nhận ra mình là cha.
- > Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng tấm lòng sâu nặng của người cha thương con trong hoàn cảnh éo le, trắc trở thì mãi còn làm thổn thức trái tim người đọc.
* Luận điểm 2: Không chỉ vậy, đọc Chiếc lược ngà, qua những ngày ông Sáu về thăm nhà, ta thực sự xúc động trước tình yêu thương cha vô bờ, mãnh liệt, sâu sắc của bé Thu.
- Kiên quyết không nhận ông Sáu là cha là để bảo vệ người cha duy nhất trong bức hình chụp chung với má mà nó hằng tôn thờ.
- Sau khi nghe ngoại giải thích, xóa tan mọi mối nghi ngờ, phút chia tay, tình cảm của em bộc lộ thật mãnh liệt:
+ Lời nói: Bất ngờ thốt lên tiếng Ba.. a.. a.. ba!
+ Cử chỉ gấp gáp vội vàng, ngập tràn yêu thương, vô cùng thống thiết.
- > Tình yêu thương ba của bé Thu thật sâu sắc, cảm động. Đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý không dễ gì chia cắt được. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm ấy càng sâu nặng hơn, mãnh liệt hơn.
* Đánh giá:
- Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh được thể hiện thật tự nhiên, sâu sắc và cảm động.
- Tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, làm nên sức mạnh diệu kỳ trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
- Tác giả: Tài năng xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật; tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, trân trọng những tình cảm bình dị của con người tạo chiều sâu cho tác phẩm.
Gợi ý:
Ý phụ. Khái quát về tình phụ tử.
Ý chính:
* Luận điểm 1: Tình phụ tử được thể hiện ở tấm lòng yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho đứa con thơ trong những ngày về phép.
- Nôn nao, sung sướng, hồi hộp, háo hức chờ đợi giây phút gặp con.
- Nỗi đau khổ và bất lực khi bị con kiên quyết chối từ, phản ứng quyết liệt.
- Niềm hạnh phúc tột cùng khi con nhận ra mình là cha.
- > Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng tấm lòng sâu nặng của người cha thương con trong hoàn cảnh éo le, trắc trở thì mãi còn làm thổn thức trái tim người đọc.
* Luận điểm 2: Không chỉ vậy, đọc Chiếc lược ngà, qua những ngày ông Sáu về thăm nhà, ta thực sự xúc động trước tình yêu thương cha vô bờ, mãnh liệt, sâu sắc của bé Thu.
- Kiên quyết không nhận ông Sáu là cha là để bảo vệ người cha duy nhất trong bức hình chụp chung với má mà nó hằng tôn thờ.
- Sau khi nghe ngoại giải thích, xóa tan mọi mối nghi ngờ, phút chia tay, tình cảm của em bộc lộ thật mãnh liệt:
+ Lời nói: Bất ngờ thốt lên tiếng Ba.. a.. a.. ba!
+ Cử chỉ gấp gáp vội vàng, ngập tràn yêu thương, vô cùng thống thiết.
- > Tình yêu thương ba của bé Thu thật sâu sắc, cảm động. Đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý không dễ gì chia cắt được. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm ấy càng sâu nặng hơn, mãnh liệt hơn.
* Đánh giá:
- Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh được thể hiện thật tự nhiên, sâu sắc và cảm động.
- Tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, làm nên sức mạnh diệu kỳ trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
- Tác giả: Tài năng xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật; tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, trân trọng những tình cảm bình dị của con người tạo chiều sâu cho tác phẩm.