Nhân sâm ngoài việc dùng ngâm rượu, chúng ta còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau. Dưới đây là bài hướng dẫn chi tiết cách làm 5 món ăn từ nhân sâm mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.
Danh sách 5 món ăn từ nhân sâm và cách chế biến
1.Gà hầm nhân sâm
Món ăn đầu tiên phải kể đến đó là gà hầm nhân sâm, món ăn này giúp tăng cường sinh lực, bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
– Nguyên liệu: 1 con gà ta, nhân sâm tươi bỏ đầu (3-5 củ), cam thảo, táo tầu, gạo nếp. Ở mỗi nơi và tùy vào khẩu vị các gia đình, người đầu bếp sẽ gia giảm nêm nếp thêm một số loại gia vị khác như vừng đen hay hoàng kỳ…
– Chế biến: Đầu tiên bạn cần cho nhân sâm đã rửa sạch vào nồi và hầm trước khoảng 1 tiếng đồng hồ. Đối với gà sau khi làm sạch bạn để ráo nước, sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị như táo tầu, cam thảo, gạo nếp… vào bụng gà (để đẹp và gọn hơn bạn có thể ghim bụng gà lại bằng những sợi dây sạch buộc lại). Sau đó cho gà vào nồi nước hầm nhân sâm đã đun trước đó 1 tiếng. Tiếp tục đun cho tới khi sôi rồi vặn nhỏ lửa lại.
Chú ý: Ta không nên đun quá lâu, vì như vậy sẽ làm thịt gà nát, và mất hương vị.
2.Canh nhân sâm với hạt sen
Canh nhân sâm nấu với hạt sen có tác dụng giúp tinh thần minh mẫn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Canh này tốt cho những người làm việc trí óc, dân văn phòng…giúp cải thiện hiệu quả lao động một cách rõ rệt.
– Nguyên liệu: nhân sâm, hạt sen, đường phèn.
– Chế biến: Đối với nhân sâm ta cho vào bát nhỏ rồi đặt vào nồi hấp cho mềm (hấp cách thủy), sau đó bỏ ra và thái thành từng miếng mỏng. Thêm hạt sen vào bát dựng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, cho thêm đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy trong 1 giờ.
3.Nấu nhân sâm với sườn heo và bạch quả
Món này có vị ngọt, mùi thơm dịu nhẹ rất dễ ăn mà nó còn là một món ăn tuyệt vời phục hồi sức khỏe cho những người mới ốm dậy.
– Nguyên liệu: 1/2kg sườn non, 5 cái chân gà, 2,5g nhân sâm, 25g bạch quả, 15 hạt kỷ tử, 5 lát hoài sơn, 3g thục địa, 10cm đỗ trọng, 2 lít nước dùng, 3 lát bắc kỳ.
– Chế biến: Tất cả các nguyên liệu trên (trừ sườn non) sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với 2 lít nước dùng hầm thật kĩ. Thời gian hầm khoảng 1 giờ cho nước dùng được thơm ngon. Tiếp đó, bạn cho phần sườn đã chặt nhỏ và trụng qua nước sôi vào nồi và tiếp tục hầm cho đến khi xương sườn nhừ hẳn thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Danh sách 5 món ăn từ nhân sâm và cách chế biến
1.Gà hầm nhân sâm
Món ăn đầu tiên phải kể đến đó là gà hầm nhân sâm, món ăn này giúp tăng cường sinh lực, bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
– Nguyên liệu: 1 con gà ta, nhân sâm tươi bỏ đầu (3-5 củ), cam thảo, táo tầu, gạo nếp. Ở mỗi nơi và tùy vào khẩu vị các gia đình, người đầu bếp sẽ gia giảm nêm nếp thêm một số loại gia vị khác như vừng đen hay hoàng kỳ…
– Chế biến: Đầu tiên bạn cần cho nhân sâm đã rửa sạch vào nồi và hầm trước khoảng 1 tiếng đồng hồ. Đối với gà sau khi làm sạch bạn để ráo nước, sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị như táo tầu, cam thảo, gạo nếp… vào bụng gà (để đẹp và gọn hơn bạn có thể ghim bụng gà lại bằng những sợi dây sạch buộc lại). Sau đó cho gà vào nồi nước hầm nhân sâm đã đun trước đó 1 tiếng. Tiếp tục đun cho tới khi sôi rồi vặn nhỏ lửa lại.
Chú ý: Ta không nên đun quá lâu, vì như vậy sẽ làm thịt gà nát, và mất hương vị.
2.Canh nhân sâm với hạt sen
Canh nhân sâm nấu với hạt sen có tác dụng giúp tinh thần minh mẫn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Canh này tốt cho những người làm việc trí óc, dân văn phòng…giúp cải thiện hiệu quả lao động một cách rõ rệt.
– Nguyên liệu: nhân sâm, hạt sen, đường phèn.
– Chế biến: Đối với nhân sâm ta cho vào bát nhỏ rồi đặt vào nồi hấp cho mềm (hấp cách thủy), sau đó bỏ ra và thái thành từng miếng mỏng. Thêm hạt sen vào bát dựng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, cho thêm đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy trong 1 giờ.
3.Nấu nhân sâm với sườn heo và bạch quả
Món này có vị ngọt, mùi thơm dịu nhẹ rất dễ ăn mà nó còn là một món ăn tuyệt vời phục hồi sức khỏe cho những người mới ốm dậy.
– Nguyên liệu: 1/2kg sườn non, 5 cái chân gà, 2,5g nhân sâm, 25g bạch quả, 15 hạt kỷ tử, 5 lát hoài sơn, 3g thục địa, 10cm đỗ trọng, 2 lít nước dùng, 3 lát bắc kỳ.
– Chế biến: Tất cả các nguyên liệu trên (trừ sườn non) sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với 2 lít nước dùng hầm thật kĩ. Thời gian hầm khoảng 1 giờ cho nước dùng được thơm ngon. Tiếp đó, bạn cho phần sườn đã chặt nhỏ và trụng qua nước sôi vào nồi và tiếp tục hầm cho đến khi xương sườn nhừ hẳn thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.