Mẹo dùng bỉm (tã) vải đêm

Bỉm tràn ban đêm luôn là mối bận tâm của các phụ huynh có con nhỏ, dù đó là loại bỉm vải hay bỉm dùng một lần. Tuy nhiên, với bỉm vải, do việc thấm hút tự nhiên bằng sợi vải, chứ không có chất giữ nước nên dễ tràn hơn, cho dù sử dụng chúng an toàn về hóa chất. Nhưng, nếu các phụ huynh để ý những mẹo dưới đây thì việc thấm hút của bỉm vải sẽ cải thiện rất nhiều:

1. Dùng tấm lót hút nước tốt

2. Chọn bỉm có thiết kế chuyên dùng ban đêm

3. Dùng thêm miếng lót

4. Mặc bỉm vừa cỡ

5. Chịu khó thay khi có thể

1. Dùng tấm lót hút nước tốt

Tấm lót có vai trò quan trọng để chứa nước tiểu của bé thông qua cơ chế thấm tự nhiên. Tuy nhiên chất lượng vải khác nhau thì khả năng ngậm nước cũng khác nhau. Nếu chọn đúng loại lót có chất lượng cao thì khả năng thấm sẽ tốt, góp phần đáng kể chống tràn cho bé khi sử dụng trong một thời gian dài qua đêm. Các loại vải thấm tốt bao gồm: vải microfiber, vải 100% cotton, vải hemp, vải bamboo. Miếng lót của Dorabe được thiết kế như Hình 1.

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm Lot-den-Gap

Hình 1: Miếng lót than hoạt tính dành cho bỉm đêm

2. Chọn bỉm có thiết kế chuyên dùng ban đêm

Do đặc điểm bé nằm nghiêng vào ban đêm và miếng lót bỉm có thể bị co lại khi bé mặc nên với những loại bỉm thông thường, khi bé tè bé sẽ tè trúng quần bỉm chứ không trúng miếng lót. Và nếu kết hợp với lúc bé nằm nghiêng thì sẽ dẫn đến miếng lót thì khô mà nệm thì bị ướt. Cũng từ kinh nghiệm có con nhỏ và từ phản hồi của khách hàng, Dorabe đã sáng tạo ra bim vai dem với có thêm lớp trợ hút microfiber bao phủ toàn bộ bỉm để khi bé có nước tiểu nhiều thì sẽ được giữ lại và thấm nhanh vào các lớp lót chứ không tràn ra ngoài, lớp này có tác dụng ngay cả khi bé nằm nghiêng bé cũng tè trúng lớp microfiber này. Bên cạnh đó thân bỉm cũng thiết kế tiện nghi cho các tư thế ngủ nằm ngửa, nằm nghiêng lẫn nằm sắp của bé. Thiết kế chuyên dùng bỉm Dorabe đêm như Hình 2.

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm CauTaoTaDem

Hình 2: Cấu tạo bỉm vải đêm gồm nút bấm cố định, thun tăng giảm, thiết kế lớp vải của Dorabe

3. Dùng thêm tấm lót

Khả năng thấm hút của bỉm vải (kể cả bỉm dùng một lần) có giới hạn, cho dù chất lượng tốt đi nữa. Muốn tăng khả năng hút nước mà không cần đến hóa chất chỉ có cách dùng thêm miếng lót. Ban ngày em bé thức nên cần di chuyển, việc dùng thêm lót này có thể làm cản trở hoạt động đó của bé, nhưng ban đêm bé ngủ nên dùng thêm tấm lót không làm bé bị bất tiện gì. Các tấm lót khác của Dorabe có thể chèn thêm khi cần thiết như Hình 3 và Hình 4.

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm Lot-ngay-khong-gap-1

Hình 3: Lót microfiber dành cho bỉm ngày

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm IMG_4276

Hình 4: Miếng lót chống tràn 360 độ và lót thường

4. Mặc bỉm vừa cỡ

Khả năng thấm và chứa nước phụ thuộc vào kích thước của bỉm. Nếu bỉm quá nhỏ thì khả năng đó đương nhiên bị hạn chế, còn tả lớn thì khả năng đó gia tăng. Tuy nhiên, nếu bỉm quá lớn thì có thể gây tràn vì bỉm không vừa cỡ với bé. Bim vai dem Dorabe nếu kích thước hơi lớn so với bé thì có thể điều chỉnh bằng nút bấm và sợi thun hai bên đùi bé, cho nên vừa tăng khả năng hút nhờ kích cỡ lớn, nhưng vừa phù hợp với cơ thể của bé, do đó tránh trào khi bé tè.

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm IMG_4567

Hình 5: Các dãy nút bấm của Dorabe

Mẹo dùng tã (bỉm) vải ban đêm IMG_4570

Hình 6: Thun tăng đưa có thể điều chỉnh của Dorabe

5. Chịu khó thay khi có thể

Dù dùng hết các biện pháp nói trên để cải thiện khả năng hút và chứa nước tiểu của bé nhưng các phụ huynh vẫn nên thay bỉm thường xuyên. Đối với bỉm dùng một lần việc thay thường xuyên có thể gây tốn kém khá nhiều, nhưng với bỉm vãi Dorabe thì giá cả phải chăng lại có thể giặt lại để sử dụng cho nên có thay bỉm thường xuyên cũng không tốn kém là bao.


____________________
cung cấp vòng bi timken, vòng bi ntn, vòng bi fag chính hãng