Họ nói “như thật” và ban đầu mọi người tin sái cổ.
Nhưng về sau, bạn bè chỉ biết lắc đầu khi nói về họ...
Đặc điểm nhận dạng
Những cô nàng này thường không điệu đà, không nhí nhảnh, cũng chẳng bao giờ thích soi mói hay bàn luận về người khác. Họ hòa nhập, vui vẻ cùng mọi người. Điểm đặc biệt là cách họ kể chuyện rất lôi cuốn, họ thường thích nói nhiều về bản thân mình. Cách họ diễn đạt làm bạn bè ngưỡng mộ và cảm thấy thú vị, sau đó hỏi dồn dập. Tuy nhiên, đôi khi sự thật trong câu chuyện của họ là 0%. Có những điều mà người nghe chỉ biết im lặng và cười (vì không thể kiểm chứng), nhưng một số chuyện có thể dễ dàng nhận thấy người kể chỉ đang “bốc phét”.
Nói những điều không có
T.T (sinh viên năm 1 ĐH Kinh Tế) là một trường hợp khiến bạn bè phải đau đầu. Thỏ Xinh (bạn cùng lớp cấp 3 với T) kể: “Hồi học kì 1 lớp 11, có lần T nói sẽ chuẩn bị đi du học ở Úc, hồ sơ thủ tục đã chuẩn bị gần xong rồi. Mọi người lo sốt vó, buồn bã, nước mắt ngắn dài… Nhưng rồi học kì 2 trôi qua được ba tuần mà T vẫn tỉnh như không. Mọi người hỏi thì nàng trả lời “Ba mẹ sợ tớ không tự lo nổi nên để học hết năm nay đã”. Hiện tại T vẫn đang học ĐH Kinh Tế. Thật hết biết!”
Nói về cô nàng T.T này thì còn biết bao vấn đề đã “đi vào lịch sử” của 12A7 trường N ngày nào. Khi thì T khoe có người yêu du học ở Thụy Sĩ vừa về Việt Nam thăm, rồi còn đưa cả hình cho bạn bè xem (anh chàng này khá đẹp), nhưng không ai kiểm chứng được “sự tồn tại” của anh chàng trong mơ này (vì T.T có vẻ quá chênh lệch so với chàng); lúc thì nàng lại khoe vừa mua bộ kimono hơn 1 triệu chỉ để mặc một lần (trong khi cách ăn mặc thường ngày của T khá bình dị); bữa khác lại khoe mình chơi được tất cả các game của con trai và cày thường xuyên, từ CF, Dota cho đến Kiếm Tiên… Cách T.T nói khá chuyên nghiệp và rành rọt nên mọi người không chút mảy may nghi ngờ, cho đến khi một cậu bạn rủ T.T chơi Dota thì mới biết rằng, hóa ra T chỉ nhìn thằng em chơi rồi…tự cho rằng mình đã biết và hiểu!
Siêu hoang tưởng
Bạn bè xung quanh B.V (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính - Marketing) giờ đây không còn tin bất kì những gì cô nàng nói nữa, bởi vì sự thật chẳng bao giờ được 100%. Ai hỏi V học trường gì, cô nàng đều bảo “ĐH Kiến Trúc, thi được 10đ nhưng vẫn có giấy đậu, thật lạ lùng”, mọi người tin sái cổ, nhưng khi thấy V treo status “đang nghiên cứu về marketing” thì mới té ngửa: “Hóa ra nàng chỉ…hoang tưởng”. Hè về, mọi người đều làm thêm, thấy V nhởn nhơ online suốt, nên khi gặp, một cậu bạn hỏi: “Ủa sao hè V không đi làm thêm?”. V ngạc nhiên: “Sao cậu biết mình không đi? Hè vừa rồi đi làm thư kí cho một công ty giấy của nước ngoài đàng hoàng nhé. Lương 6 triệu một tháng”. Bạn bè ồ lên thán phục, bắt V miêu tả chi tiết công việc ra sao, thế nào. Cô nàng hào hứng kể say mê, giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc một cách chuyên nghiệp, rồi nói: “Sắp tới gia đình nhỏ bạn mình vừa khai trương một nhà hàng ẩm thực dành cho teen, cần tuyển nhân viên, giờ giấc làm tùy các bạn chọn, ai có hứng thú thì đi cùng mình vào tháng sau nhé!”. Mọi người khá hứng khởi với lời đề nghị của cô nàng, nhưng thời gian trôi, V vẫn lặng im, mọi người hỏi thì V phớt lờ rất điệu nghệ, khi thì bảo đang gặp cú sốc tâm lý, lúc lại cho mọi người số điện thoại (nhưng gọi không ai trả lời), khi khác lại trấn an: “Vào học rồi, cứ từ từ đã… Mình chưa có thời gian…”
Vì sao?
Nếu không bị “hoang tưởng” giống hai cô nàng nêu trên, ta cũng chẳng thể nào hiểu được động cơ mà họ nhắm đến là gì. Đề cao giá trị bản thân? Tỏ ra mình hiểu biết, sành điệu? Muốn được ngưỡng mộ? Rất có thể vì những lý do đó. Đôi khi sự hoang tưởng ấy cũng là một dạng bệnh lý về tinh thần ở mức độ nhẹ, nếu không biết cách thoát khỏi điều đó, họ mãi chìm trong những điều họ tự vẽ ra, rồi lừa dối bản thân rằng ta đây là tài giỏi, đặc biệt… Nếu hoàn cảnh thuận lợi (có nhiều người nghe nên họ thích nói, không ai phát hiện được họ đang “vẽ chuyện”, trí tưởng tượng luôn được “nâng cấp” liên tục) thì càng lúc bạn sẽ càng không phân biệt được họ đang nói thật hay nói…phét, vì thường những cô nàng hoang tưởng nói chuyện…như thật, không hề có vẻ gì là gian dối.
“Liệu pháp điều trị”
- Nếu những thông tin họ nói không thể kiểm chứng được, tốt nhất bạn chỉ cười nhạt và tỏ ý chán, họ sẽ không nói nữa. Càng lắng nghe, họ càng phấn khích vì nghĩ rằng đã lừa được bạn.
- Nếu bạn chắc chắn những điều họ nói chỉ là “hoang tưởng” thì hãy hỏi ngược lại họ, càng nhiều càng tốt, dồn họ vào thế bí để họ “chào thua”.
- Với những cô nàng bị bệnh hoang tưởng, nếu không kiên nhẫn thì rất khó để kéo họ trở về con người thật của mình. Do vậy, hãy dứt khoát và đôi khi nên tỉnh táo, cẩn trọng khi lắng nghe họ, đồng thời cũng không nên kì thị quá mức vì dễ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. - Nên để họ “học cách lắng nghe người khác”. Thay vì cho họ nói, hãy tạo nhiều cơ hội để họ được lắng nghe và khuyên mọi người. Những cô nàng hoang tưởng đôi khi cũng có những cái nhìn đúng đắn, nếu mọi người xung quanh biết cách khiến họ hướng đến những điều tích cực.
Mực Tím
Nhưng về sau, bạn bè chỉ biết lắc đầu khi nói về họ...
Đặc điểm nhận dạng
Những cô nàng này thường không điệu đà, không nhí nhảnh, cũng chẳng bao giờ thích soi mói hay bàn luận về người khác. Họ hòa nhập, vui vẻ cùng mọi người. Điểm đặc biệt là cách họ kể chuyện rất lôi cuốn, họ thường thích nói nhiều về bản thân mình. Cách họ diễn đạt làm bạn bè ngưỡng mộ và cảm thấy thú vị, sau đó hỏi dồn dập. Tuy nhiên, đôi khi sự thật trong câu chuyện của họ là 0%. Có những điều mà người nghe chỉ biết im lặng và cười (vì không thể kiểm chứng), nhưng một số chuyện có thể dễ dàng nhận thấy người kể chỉ đang “bốc phét”.
Nói những điều không có
T.T (sinh viên năm 1 ĐH Kinh Tế) là một trường hợp khiến bạn bè phải đau đầu. Thỏ Xinh (bạn cùng lớp cấp 3 với T) kể: “Hồi học kì 1 lớp 11, có lần T nói sẽ chuẩn bị đi du học ở Úc, hồ sơ thủ tục đã chuẩn bị gần xong rồi. Mọi người lo sốt vó, buồn bã, nước mắt ngắn dài… Nhưng rồi học kì 2 trôi qua được ba tuần mà T vẫn tỉnh như không. Mọi người hỏi thì nàng trả lời “Ba mẹ sợ tớ không tự lo nổi nên để học hết năm nay đã”. Hiện tại T vẫn đang học ĐH Kinh Tế. Thật hết biết!”
Nói về cô nàng T.T này thì còn biết bao vấn đề đã “đi vào lịch sử” của 12A7 trường N ngày nào. Khi thì T khoe có người yêu du học ở Thụy Sĩ vừa về Việt Nam thăm, rồi còn đưa cả hình cho bạn bè xem (anh chàng này khá đẹp), nhưng không ai kiểm chứng được “sự tồn tại” của anh chàng trong mơ này (vì T.T có vẻ quá chênh lệch so với chàng); lúc thì nàng lại khoe vừa mua bộ kimono hơn 1 triệu chỉ để mặc một lần (trong khi cách ăn mặc thường ngày của T khá bình dị); bữa khác lại khoe mình chơi được tất cả các game của con trai và cày thường xuyên, từ CF, Dota cho đến Kiếm Tiên… Cách T.T nói khá chuyên nghiệp và rành rọt nên mọi người không chút mảy may nghi ngờ, cho đến khi một cậu bạn rủ T.T chơi Dota thì mới biết rằng, hóa ra T chỉ nhìn thằng em chơi rồi…tự cho rằng mình đã biết và hiểu!
Siêu hoang tưởng
Bạn bè xung quanh B.V (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính - Marketing) giờ đây không còn tin bất kì những gì cô nàng nói nữa, bởi vì sự thật chẳng bao giờ được 100%. Ai hỏi V học trường gì, cô nàng đều bảo “ĐH Kiến Trúc, thi được 10đ nhưng vẫn có giấy đậu, thật lạ lùng”, mọi người tin sái cổ, nhưng khi thấy V treo status “đang nghiên cứu về marketing” thì mới té ngửa: “Hóa ra nàng chỉ…hoang tưởng”. Hè về, mọi người đều làm thêm, thấy V nhởn nhơ online suốt, nên khi gặp, một cậu bạn hỏi: “Ủa sao hè V không đi làm thêm?”. V ngạc nhiên: “Sao cậu biết mình không đi? Hè vừa rồi đi làm thư kí cho một công ty giấy của nước ngoài đàng hoàng nhé. Lương 6 triệu một tháng”. Bạn bè ồ lên thán phục, bắt V miêu tả chi tiết công việc ra sao, thế nào. Cô nàng hào hứng kể say mê, giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc một cách chuyên nghiệp, rồi nói: “Sắp tới gia đình nhỏ bạn mình vừa khai trương một nhà hàng ẩm thực dành cho teen, cần tuyển nhân viên, giờ giấc làm tùy các bạn chọn, ai có hứng thú thì đi cùng mình vào tháng sau nhé!”. Mọi người khá hứng khởi với lời đề nghị của cô nàng, nhưng thời gian trôi, V vẫn lặng im, mọi người hỏi thì V phớt lờ rất điệu nghệ, khi thì bảo đang gặp cú sốc tâm lý, lúc lại cho mọi người số điện thoại (nhưng gọi không ai trả lời), khi khác lại trấn an: “Vào học rồi, cứ từ từ đã… Mình chưa có thời gian…”
Vì sao?
Nếu không bị “hoang tưởng” giống hai cô nàng nêu trên, ta cũng chẳng thể nào hiểu được động cơ mà họ nhắm đến là gì. Đề cao giá trị bản thân? Tỏ ra mình hiểu biết, sành điệu? Muốn được ngưỡng mộ? Rất có thể vì những lý do đó. Đôi khi sự hoang tưởng ấy cũng là một dạng bệnh lý về tinh thần ở mức độ nhẹ, nếu không biết cách thoát khỏi điều đó, họ mãi chìm trong những điều họ tự vẽ ra, rồi lừa dối bản thân rằng ta đây là tài giỏi, đặc biệt… Nếu hoàn cảnh thuận lợi (có nhiều người nghe nên họ thích nói, không ai phát hiện được họ đang “vẽ chuyện”, trí tưởng tượng luôn được “nâng cấp” liên tục) thì càng lúc bạn sẽ càng không phân biệt được họ đang nói thật hay nói…phét, vì thường những cô nàng hoang tưởng nói chuyện…như thật, không hề có vẻ gì là gian dối.
“Liệu pháp điều trị”
- Nếu những thông tin họ nói không thể kiểm chứng được, tốt nhất bạn chỉ cười nhạt và tỏ ý chán, họ sẽ không nói nữa. Càng lắng nghe, họ càng phấn khích vì nghĩ rằng đã lừa được bạn.
- Nếu bạn chắc chắn những điều họ nói chỉ là “hoang tưởng” thì hãy hỏi ngược lại họ, càng nhiều càng tốt, dồn họ vào thế bí để họ “chào thua”.
- Với những cô nàng bị bệnh hoang tưởng, nếu không kiên nhẫn thì rất khó để kéo họ trở về con người thật của mình. Do vậy, hãy dứt khoát và đôi khi nên tỉnh táo, cẩn trọng khi lắng nghe họ, đồng thời cũng không nên kì thị quá mức vì dễ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. - Nên để họ “học cách lắng nghe người khác”. Thay vì cho họ nói, hãy tạo nhiều cơ hội để họ được lắng nghe và khuyên mọi người. Những cô nàng hoang tưởng đôi khi cũng có những cái nhìn đúng đắn, nếu mọi người xung quanh biết cách khiến họ hướng đến những điều tích cực.
Mực Tím