Tắm Nước Gừng Phòng Và Trị Cho Trẻ Sơ Sinh
Các mẹ có con nhỏ hay bị khò khè khịt khịt nên xử lý thế nào? Ngoài việc phải vỗ long đờm cho bé (theo hướng dẫn của bác sĩ), trường hợp các bé bị nặng thì nên đến bệnh viện để khám và được điều trị.
Đối với trẻ nhỏ mới phát bệnh hoặc các mẹ có thể phòng bệnh thường dùng cách tắm nước gừng cho bé. Phương pháp này rất hiệu quả. Dưới đây là phương pháp tắm nước gừng cho bé mà mình tham khảo từ đoàn bác sĩ Đoàn Hải Đăng
Cách pha nước gừng tắm cho bé:
- Trẻ mới chớm cảm: Mẹ cần chuẩn bị 3 nhánh gừng, giã nhuyễn. Sau đó cho gừng vào chén nước sôi. Để 15 phút khi tinh dầu dừa hòa tan với nước ấm thì cho hỗn hợp vào chậu nước ấm đã được chuẩn bị sẵn để tắm cho trẻ.
- Tắm cho trẻ khoảng 5-10 phút rồi quấn khăn ấm, mặc nhanh quần áo để trẻ không bị nhiễm lạnh. Nếu nhà có bồn tắm, mẹ có thể đổ nước ngang ngực và cho trẻ nằm vào trong, vừa tắm vừa massage chân, ngực cho trẻ.
- Bé bị cảm nhẹ: Chuẩn bị hỗn hợp gừng, sả. Rửa sạch, cho vào xoong nấu sôi khoảng 10 phút để tinh dầu tiết ra hết sau đó cho vào chậu tắm nhỏ, dùng xông hơi cho trẻ.
- Mẹ và bé cùng vào nhà tắm, kín gió, đóng cửa xông bằng hơi nước nóng bốc ra. Khi hơi nước tỏa ra ấm thì bạn nhẹ nhàng cởi đồ ra cho trẻ. Sau 5-7 phút thì lấy khăn sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch vào cho trẻ. Cách này áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên.
- Trẻ cảm không dứt: Sử dụng 200gr gừng già giã nát, sau đó cho vào nước ấm để tắm cho trẻ. Khi tắm, hãy cho trẻ ngâm cả người đến phần ngực trong khoảng 5 phút. Sử dụng thêm tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân và sau lưng với cổ cho trẻ rồi đi tất chân mặc ấm. Cách này sẽ giúp trẻ nhanh hết bệnh và phòng ngừa cảm rất hiệu quả.
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm nước gừng cho bé:
- Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Làn da của bé, đặc biệt là bé sơ sinh rất nhạy cảm, do đó phụ huynh đừng quá tham sử dụng nhiều gừng để tránh làm nóng rát da bé, gây khó chịu, dị ứng đến làn da bé.
- Uống nước trước khi tắm: Đối với trẻ lớn, khi bị cảm, sốt cơ thể sẽ mất nước ít nhiều, phụ huynh nên cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có bỏ 1 lát gừng trước khi tắm cho bé. Giúp cơ thể bé điều hoàn, cân bằng, kích thích hệ tiêu hóa, bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
- Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng: Nếu tình trạng bệnh của bé không thể tắm được, phụ huynh cũng có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng chữa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.
- Chỉ tắm cho bé trong 5 – 10 phút: Thời gian tắm lý tưởng nhất cho bé chỉ là từ 5-10 phút, đủ để lỗ chân lông trẻ giãn nở. Nếu bố mẹ kéo dài hơn dễ làm trẻ bị nhiễm nước, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Duy trì tắm nước gừng cho trẻ để tránh bệnh cảm lạnh: Mùa lạnh là mùa bé dễ mắc bệnh, giảm nhiệt cơ thể, do đó, phụ huynh cần duy trì tắm nước gừng 2 lần/tuần cho bé để tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bé hơn.
- Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ: Một số trường hợp bé mắc bệnh và phụ huynh không chắc chắn về bệnh tình của bé thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm nước gừng cho bé để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Các mẹ có con nhỏ hay bị khò khè khịt khịt nên xử lý thế nào? Ngoài việc phải vỗ long đờm cho bé (theo hướng dẫn của bác sĩ), trường hợp các bé bị nặng thì nên đến bệnh viện để khám và được điều trị.
Đối với trẻ nhỏ mới phát bệnh hoặc các mẹ có thể phòng bệnh thường dùng cách tắm nước gừng cho bé. Phương pháp này rất hiệu quả. Dưới đây là phương pháp tắm nước gừng cho bé mà mình tham khảo từ đoàn bác sĩ Đoàn Hải Đăng
Cách pha nước gừng tắm cho bé:
- Trẻ mới chớm cảm: Mẹ cần chuẩn bị 3 nhánh gừng, giã nhuyễn. Sau đó cho gừng vào chén nước sôi. Để 15 phút khi tinh dầu dừa hòa tan với nước ấm thì cho hỗn hợp vào chậu nước ấm đã được chuẩn bị sẵn để tắm cho trẻ.
- Tắm cho trẻ khoảng 5-10 phút rồi quấn khăn ấm, mặc nhanh quần áo để trẻ không bị nhiễm lạnh. Nếu nhà có bồn tắm, mẹ có thể đổ nước ngang ngực và cho trẻ nằm vào trong, vừa tắm vừa massage chân, ngực cho trẻ.
- Bé bị cảm nhẹ: Chuẩn bị hỗn hợp gừng, sả. Rửa sạch, cho vào xoong nấu sôi khoảng 10 phút để tinh dầu tiết ra hết sau đó cho vào chậu tắm nhỏ, dùng xông hơi cho trẻ.
- Mẹ và bé cùng vào nhà tắm, kín gió, đóng cửa xông bằng hơi nước nóng bốc ra. Khi hơi nước tỏa ra ấm thì bạn nhẹ nhàng cởi đồ ra cho trẻ. Sau 5-7 phút thì lấy khăn sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch vào cho trẻ. Cách này áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên.
- Trẻ cảm không dứt: Sử dụng 200gr gừng già giã nát, sau đó cho vào nước ấm để tắm cho trẻ. Khi tắm, hãy cho trẻ ngâm cả người đến phần ngực trong khoảng 5 phút. Sử dụng thêm tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân và sau lưng với cổ cho trẻ rồi đi tất chân mặc ấm. Cách này sẽ giúp trẻ nhanh hết bệnh và phòng ngừa cảm rất hiệu quả.
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm nước gừng cho bé:
- Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Làn da của bé, đặc biệt là bé sơ sinh rất nhạy cảm, do đó phụ huynh đừng quá tham sử dụng nhiều gừng để tránh làm nóng rát da bé, gây khó chịu, dị ứng đến làn da bé.
- Uống nước trước khi tắm: Đối với trẻ lớn, khi bị cảm, sốt cơ thể sẽ mất nước ít nhiều, phụ huynh nên cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có bỏ 1 lát gừng trước khi tắm cho bé. Giúp cơ thể bé điều hoàn, cân bằng, kích thích hệ tiêu hóa, bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
- Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng: Nếu tình trạng bệnh của bé không thể tắm được, phụ huynh cũng có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng chữa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.
- Chỉ tắm cho bé trong 5 – 10 phút: Thời gian tắm lý tưởng nhất cho bé chỉ là từ 5-10 phút, đủ để lỗ chân lông trẻ giãn nở. Nếu bố mẹ kéo dài hơn dễ làm trẻ bị nhiễm nước, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Duy trì tắm nước gừng cho trẻ để tránh bệnh cảm lạnh: Mùa lạnh là mùa bé dễ mắc bệnh, giảm nhiệt cơ thể, do đó, phụ huynh cần duy trì tắm nước gừng 2 lần/tuần cho bé để tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bé hơn.
- Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ: Một số trường hợp bé mắc bệnh và phụ huynh không chắc chắn về bệnh tình của bé thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm nước gừng cho bé để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.