Trong đề thi, câu hỏi đọc hiểu thường chiếm 30% tổng điểm cả bài thi. Vậy làm thế nào để đạt điểm tối đa cho phần này. Ngoài việc nắm vững các kiến thức lí thuyết như: Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, phép liên kết, các kiểu câu, thể thơ, cách trả lời các dạng câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao.. thì việc luyện đề, thường xuyên làm các bài tập đọc hiểu sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, cách làm bài, cách phân chia thời gian hợp lý..
Sau đây là một số đề luyện tập cho phần đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự "thông minh"?
Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị.. và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím".. khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây.. - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: Dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.
(Theo Thu Thương, Baomoi.com)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Em hiểu cụm từ "tác dụng phụ" trong đoạn văn trên như thế nào? Hãy chỉ ra 3 "tác dụng phụ" mà tác giả đề cập trong đoạn văn.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc tác giả đưa vào bài viết thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng smartphone của trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Câu 4. Theo em, tác giả có hoàn toàn phủ nhận vai trò của smartphone không?
Câu 5. Em hiểu câu "dùng điện thoại thông minh một cách thông minh" như thế nào?
Câu 6. Theo em, đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? (Hãy khái quát ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn trên).
Câu 7. Tính thời sự của đoạn văn trên thể hiện ở phương diện nào?
Câu 8. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề: cách để không phụ thuộc vào smartphone .
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ: Báo chí
Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên: Nghị luận
Câu 2.
- Cụm từ "tác dụng phụ" trong đoạn văn trên được hiểu là tác hại, là ảnh hưởng không tốt tồn tại đằng sau những mặt tốt, có lợi.
- 3 "tác dụng phụ" mà tác giả đề cập trong đoạn văn:
+ giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người
+ Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story.
+ Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Câu 3. Tác dụng của việc tác giả đưa vào bài viết thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng smartphone của trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ: Tăng độ tin cậy cho thông tin; nhấn mạnh mức độ đáng lo ngại của việc lạm dụng smatrphone ở trẻ em Đông Nam Á.
Câu 4. Theo em, tác giả không hoàn toàn phủ nhận vai trò của smartphone: Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại; (smatrphone) kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.
Câu 5. Em hiểu câu "dùng điện thoại thông minh một cách thông minh" là sử dụng điện thoại thông minh một cách sáng suốt, lí trí - có chừng mực, giới hạn, để điện thoại phục vụ cho con người chứ không phải con người lệ thuộc vào nó rồi sinh ra hậu quả không mong muốn.
Câu 6. Đoạn văn trên bàn về vấn đề (nội dung chính của văn bản) : Thực trạng giới trẻ lạm dụng smartphone trong thời đại công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.
Câu 7. Tính thời sự của đoạn văn trên thể hiện ở phương diện: Đoạn văn đề cập đến vấn đề đang nhức nhối diễn ra trong thời đại hiện đại, ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, mọi giới tính: Vấn đề sư dụng lạm dụng điện thoại thông minh.
Câu 8. NLXH: Cách để không phụ thuộc vào smartphone.
Điện thoại thông minh được phát minh ra để phục vụ nhu cầu giao tiếp, kết nối, làm việc.. của con người. Nhưng nếu sử dụng điện thoại thông minh một cách không thông minh thì bạn sẽ trở thành nô lệ của vật dụng chỉ bé bằng bàn tay ấy. Điều này thật tệ, bởi nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy hậu quả của việc nghiện điện thoại, nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm và có phương pháp hiệu quả để không phụ thuộc vào nó. Theo tôi, cách để "cai" sự phụ thuộc của con người vào điện thoại thông minh cần bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức. Để thay đổi được nhận thức thì những tác động của gia đình, thầy cô, bạn bè là rất cần thiết. Những lời nhắc nhở, những lời phân tích nhẹ nhàng, thấu đáo về lợi ích, tác hại của smatrphone nhất định sẽ tác động ít nhiều đến tâm lí, thói quen của người "nghiện". Tác động đến nhận thức phải đi cùng những việc làm cụ thể. Việc làm hữu hiệu giúp ta thoát ly khỏi chiếc điện thoại là di chuyển sự chú ý đến những việc lí thú, hấp dẫn khác. Nhà trường có thể tổ chức các sân chơi lành mạnh. Cha mẹ có thể cùng con cái chơi thể thao, đi thăm người thân, bạn bè. Chính mỗi người cũng có thể tìm cho mình một đam mê ngoài smatrphone như ngồi thiền, tập yoga, đi bơi, đọc sách, chăm sóc cây vườn.. Có rất nhiều cách thức để mỗi chúng ta không lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Nếu bạn đang dành cho nó quá nhiều thời gian trong ngày, hãy thử thay đổi bằng những cách trên nhé! Bạn sẽ thấy cuộc sống đẹp tươi hơn rất nhiều sau khi bạn để chiếc điện thoại sang một bên và nhìn ngắm một bông hoa nở, lắng nghe một tiếng chim kêu, ngân nga cùng một bản nhạc hay nấu một món ăn mà mình yêu thích..
Sau đây là một số đề luyện tập cho phần đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự "thông minh"?
Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị.. và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím".. khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây.. - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: Dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.
(Theo Thu Thương, Baomoi.com)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Em hiểu cụm từ "tác dụng phụ" trong đoạn văn trên như thế nào? Hãy chỉ ra 3 "tác dụng phụ" mà tác giả đề cập trong đoạn văn.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc tác giả đưa vào bài viết thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng smartphone của trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Câu 4. Theo em, tác giả có hoàn toàn phủ nhận vai trò của smartphone không?
Câu 5. Em hiểu câu "dùng điện thoại thông minh một cách thông minh" như thế nào?
Câu 6. Theo em, đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? (Hãy khái quát ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn trên).
Câu 7. Tính thời sự của đoạn văn trên thể hiện ở phương diện nào?
Câu 8. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề: cách để không phụ thuộc vào smartphone .
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ: Báo chí
Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên: Nghị luận
Câu 2.
- Cụm từ "tác dụng phụ" trong đoạn văn trên được hiểu là tác hại, là ảnh hưởng không tốt tồn tại đằng sau những mặt tốt, có lợi.
- 3 "tác dụng phụ" mà tác giả đề cập trong đoạn văn:
+ giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người
+ Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story.
+ Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Câu 3. Tác dụng của việc tác giả đưa vào bài viết thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng smartphone của trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ: Tăng độ tin cậy cho thông tin; nhấn mạnh mức độ đáng lo ngại của việc lạm dụng smatrphone ở trẻ em Đông Nam Á.
Câu 4. Theo em, tác giả không hoàn toàn phủ nhận vai trò của smartphone: Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại; (smatrphone) kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.
Câu 5. Em hiểu câu "dùng điện thoại thông minh một cách thông minh" là sử dụng điện thoại thông minh một cách sáng suốt, lí trí - có chừng mực, giới hạn, để điện thoại phục vụ cho con người chứ không phải con người lệ thuộc vào nó rồi sinh ra hậu quả không mong muốn.
Câu 6. Đoạn văn trên bàn về vấn đề (nội dung chính của văn bản) : Thực trạng giới trẻ lạm dụng smartphone trong thời đại công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.
Câu 7. Tính thời sự của đoạn văn trên thể hiện ở phương diện: Đoạn văn đề cập đến vấn đề đang nhức nhối diễn ra trong thời đại hiện đại, ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, mọi giới tính: Vấn đề sư dụng lạm dụng điện thoại thông minh.
Câu 8. NLXH: Cách để không phụ thuộc vào smartphone.
Điện thoại thông minh được phát minh ra để phục vụ nhu cầu giao tiếp, kết nối, làm việc.. của con người. Nhưng nếu sử dụng điện thoại thông minh một cách không thông minh thì bạn sẽ trở thành nô lệ của vật dụng chỉ bé bằng bàn tay ấy. Điều này thật tệ, bởi nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy hậu quả của việc nghiện điện thoại, nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm và có phương pháp hiệu quả để không phụ thuộc vào nó. Theo tôi, cách để "cai" sự phụ thuộc của con người vào điện thoại thông minh cần bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức. Để thay đổi được nhận thức thì những tác động của gia đình, thầy cô, bạn bè là rất cần thiết. Những lời nhắc nhở, những lời phân tích nhẹ nhàng, thấu đáo về lợi ích, tác hại của smatrphone nhất định sẽ tác động ít nhiều đến tâm lí, thói quen của người "nghiện". Tác động đến nhận thức phải đi cùng những việc làm cụ thể. Việc làm hữu hiệu giúp ta thoát ly khỏi chiếc điện thoại là di chuyển sự chú ý đến những việc lí thú, hấp dẫn khác. Nhà trường có thể tổ chức các sân chơi lành mạnh. Cha mẹ có thể cùng con cái chơi thể thao, đi thăm người thân, bạn bè. Chính mỗi người cũng có thể tìm cho mình một đam mê ngoài smatrphone như ngồi thiền, tập yoga, đi bơi, đọc sách, chăm sóc cây vườn.. Có rất nhiều cách thức để mỗi chúng ta không lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Nếu bạn đang dành cho nó quá nhiều thời gian trong ngày, hãy thử thay đổi bằng những cách trên nhé! Bạn sẽ thấy cuộc sống đẹp tươi hơn rất nhiều sau khi bạn để chiếc điện thoại sang một bên và nhìn ngắm một bông hoa nở, lắng nghe một tiếng chim kêu, ngân nga cùng một bản nhạc hay nấu một món ăn mà mình yêu thích..