Người Ta Đang “Lẻn” Vào Điện Thoại Di Động Của Bạn Để Theo Dõi Bạn Đấy Chăng?
(Bản dịch)
Thử tưởng tượng rằng bạn đang bị rình xem từng cử động, đang bị lén nghe mọi điều mình nói và bị khám phá ra mọi chỗ mình đang đi lại. Nếu bạn dùng điện thoại di động (cell phone—phôn tay), điều đó có thể xảy ra. Mười ba cuộc điều tra dưới đây nhằm giải thích làm thế nào phôn tay của bạn bị lén lút xâm nhập rồi bị dùng ngược hẳn ý bạn; và làm thế nào bạn có thể tự bảo vệ lấy mình.
Sau bốn tháng bị quấy rầy, Courtney Kuykendall đâm ra sợ hải phải trả lời những cú gọi vào phôn di động của mình. Trong mọi lúc, cô gái mới lớn ở Tacoma, tiểu Bang Washington, cứ nhận được nào là ảnh chụp, nào là những lời hăm dọa hung tợn. Ngay khi cô này và gia đình cùng thay đổi số điện thoại, những cú gọi như thế vẫn cứ tiếp tục.
Đúng là một tên nặc danh nào đó đã làm chủ phôn tay của Kuykendal rồi; bằng giọng khàn đặc, hắn cứ lặp đi lặp lại những lời hăm dọa sẽ ám hại, sẽ cưỡng hiếp cô bé, và bắt đầu lần theo mọi hoạt động của gia đình cô này. Bà Heather Kuykendall, mẹ của Courtney nói với chương trình Today Show trên Đài NBC rằng, “Họ đang nghe lén chúng tôi và đang ghi lại. Chúng tôi biết ra điều đó vì họ cho phát lại những gì họ ghi được qua tin nhắn bằng lời.”
Làm thế nào lại có chuyện đó? Hãy thử nhìn vào internet đi bạn, Đó là chỗ bạn sẽ tìm được kỹ thuật mới mẻ nhứt chuyên dò xét các loại phôn di động.
“Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào”
Giới quảng cáo nhu liệu Spyware xác nhận rằng, bạn có thể “lách vào” những cú gọi, đọc những tin nhắn và lần ra dấu vết của những người đang dùng phôn tay “ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào.” Họ nói rằng người dùng nhu liệu này có thể "tóm được anh chồng hay cô vợ ngoại tình", "bảo vệ được con cái nếu gặp phải những bà giữ trẻ hung ác" và “nghe xem ‘xếp’ đang nói gì về mình.” Khi bạn đang dọ thám người khác, “không một ai có thể hay biết,” công ty Spyware tuyên bố như vậy vì tin chắc rằng mọi việc đều “hoàn toàn tàng hình” và “tuyệt đối không để lại dấu vết gì.”
Các chuyên viên an ninh nói đó không phải là trò dối gạt trên internet
“Việc đó có thật, và khá ghê rợn,” theo lời của Rick Mislan, trước kia là một sĩ quan tình báo trong quân đội, và nay đang giảng dạy tại Phân Khoa “Computer and Information Technology” thuộc Đại Học Purdue về môn thẩm duyệt dữ kiện trong kho lưu trữ của máy điện toán. Mislan đã khảo sát hàng ngàn phôn di động trong phòng thí nghiệm Cyber Forensics của trường Đại Học Purdue; và nói rằng nhu liệu dò xét ngày nay có thể làm tổn hại ngay đến những loại phôn di dộng có kỹ thuật cao nhứt. “
“Tôi nghĩ đến điều mà nhiều người cứ tưởng những cú gọi của họ rất an toàn, nhưng sự riêng tư của chúng ta không phải luôn luôn được như những gì chúng ta hằng nghĩ đâu.”
Sự riêng tư của bạn có thực sự bị nguy hại không?
Mười ba cuộc điều tra về nhu liệu Spyware dùng cho phôn di động cho thấy.
Được phép của nhà sản xuất WTHR và của Cyndee Hebert, 13 nhà điều tra đã mua Spyware và chuyển nạp vào phôn di động của Cyndee. Cyndee đồng ý cho dò xét để thử xem nhu liệu do thám này có đúng như những lời quả quyết táo bạo của nhà sản xuất không.
Thử nghiệm của WTHR về khả năng do thám
Quá trình chuyển nạp nhu liệu này mất nhiều cố gắng và hết sức kiên nhẫn. Nhưng ngay sau khi chương trình do thám đã cài đặt xong, phôn tay của Cyndee quả thực đã bị xâm nhập bất cứ lúc nào, đúng y như lời quảng cáo của đại lý phân phối sản phẩm.
Giữa lúc Hebert ngồi trong nhà gọi phôn cho gia đình; Bob Segall, một nhân viên trong cuộc điều tra này, đang ở ngoài đường và bằng phôn của mình, Segall đã nghe được cuộc chuyện trò của Cyndee.
Và còn nhiều nữa—quá nhiều nữa
Cứ mỗi khi Cyndee gọi đi hay nhận những cú gọi đến, Segall tức khắc nhận được mẩu tin nhắn báo cho anh ta biết, Cyndee đang nói phôn để Segall kịp lẻn vào nghe ngóng. Trong máy điện toán của Segall cũng có một bản sao mẩu tin nhắn của Cyndee, và một bản liệt kê chi tiết các số phôn đã gọi vào phôn di động của Cyndee hay các số phôn mà Hebert đã gọi đến. Và bất kể là Cyndee đi đâu, nếu có đem theo phôn tay, Segall đều biết địa điểm Cyndee đã tới nhờ vệ tinh nhân tạo liên tục cập nhật. Rõ ràng anh ta đã lần ra dấu vết bất cứ nơi nào Cyndee đã tới. “Thật khó mà tin là bạn có thể làm được tất cả những điều đó,” Hebert nói về hoạt động của nhu liệu do thám này. “Tôi nghĩ, nó thực sự đáng sợ.”
Nó còn đáng sợ hơn nữa
Khi nhu liệu do thám được cài đặt vào phôn di động của Cyndee, lập tức phôn này trở thành một thiết bị do thám ngay khi phôn rảnh, không có ai gọi. Segall vẫn có thể mở cho loa phôn tay của Cyndee làm việc, ngay lúc nó được để trên bàn hay bỏ trong xách tay, để nghe ngóng những diễn biến chung quanh đó. Khi Cyndee đến hội họp trên tầng 36 của một tòa cao ốc trong phố Indianapolis, Segall vẫn nghe được những cuộc đối thoại của Cyndee dù đang cách xa tới 6 cây số.
13 nhà điều tra nhận thấy có đến hàng tá công ty sẵn lòng mua bán loại nhu liệu do thám phôn di động này, giá cả từ 60 cho tới 3,000 đô la. Phần lớn các công ty đó đều nằm ở nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan và Vương Quốc Anh, và nêu ra toàn những lý do chính đáng. Tại Hoa Kỳ, hầu hết những lời quảng cáo cho loại nhu liệu này đều là không hợp pháp, và sự hiện hữu của nó đã làm CTIA - Hiệp Hội Vô Tuyến, một tổ chức kỹ nghệ đại diện cho phần lớn các nhà sản xuất phôn di động - nổi giận. “Đây là những sự vi phạn thô bạo luật lệ liên bang và tiểu bang,” tuyên bố của Joe Farren, phát ngôn viên của hiệp hội này. “Điều rõ ràng là, không có lệnh khẩn cấp, bạn không được nghe ngóng những cú phôn của người khác, không được đọc tin nhắn và cũng không được theo dõi dấu vết di chuyển của họ. Bạn không được làm bất cứ điểu gì trong những thứ vừa kể; quá nhiều luật lệ bị vi phạm rồi.”
Farren còn cho biết, trước khi có cuộc điều tra của WTHR, tổ chức của ông ta không hay biết có vụ Spyware do thám phôn di động. Ông thêm rằng, “Điều tôi có thể nói được với bạn là các luật sư và các kỹ sư của chúng tôi hiện đang theo dõi vụ này.”
Sự do thám của chính phủ
Chính phủ Hoa Kỳ thì không lạ với nhu liệu do thám phôn di động.
Vào năm 2003 và 2004, cơ quan FBI đã dùng nhu liệu do thám này nghe trộm những lần trò chuyện của những "gia đình" tội phạm có tổ chức ở Nữu Ước, và họ dùng ngay những lời trò chuyện này vào việc khởi tố của chính phủ.
Tim Wilcox, một nhà điều tra tư, cho hay vài đại diện chính quyền liên bang dựa vào kỹ thuật do thám phôn di động để giám sát những nghi phạm; ông ta còn nói rằng những tư nhân ngày nay cũng dùng đến phương tiện này. “Kỹ thuật có đó. Nó đã có lâu rồi; dễ gần gũi mà; nó được dùng đến nhiều lắm,” Wilcox cho biết như vậy.
Là người sáng lập International Investigators Inc. có gốc gác tại Indianapolis, Wilcox nói rằng hàng ngày ông ta vẫn nhận được thư và điện thư người ta gửi đến nhờ chỉ cách trị khi “nhu liệu trong phôn di động bị ‘bọ’ ” có khả năng đó là trường hợp chuyển nạp nhu liệu do thám vào phôn di động để biến nó thành một thiết bị nghe lén.
“Chỉ có hai loại người,” cầm trên tay một xấp điện thưl, Wilcox nói, “Một là người muốn thả ‘bọ’ vào phôn người khác; và loại kia thì đã bị ‘bọ’ chui vào phôn rồi và muốn biết làm thế nào nó chui vào được, làm thế nào phát giác được và làm thế nào chặn nó lại... Quả là tội nặng đấy nhưng vẫn cứ diễn ra.”
Sự phiền nhiễu của Courtney Kuykendalls cuối cùng cũng chấm dứt, nhưng chỉ chấm dứt khi họ đem sự việc đến cảnh sát và FBI. Trong khi những giới chức có thẩm quyền không hề nêu ra ai là tay đạo chích đã lẻn vào phôn di động của gia đình này, các nhân viên an ninh bảo rằng trường hợp này quả là một bài học lớn lao cho mọi người.
“Sự riêng tư của bạn chẳng riêng tư đâu. Nó vẫn bị làm lộ và vẫn bị khai thác đấy,” Mislan nói. “Điều chính yếu là phải cảnh giác và biết cách tự bảo vệ lấy mình.”
Làm thế nào tự bảo vệ được
Mislan đề nghị rằng phải luôn để mắt đến phôn di động của bạn, đừng bao giờ để cho kẻ khác có cơ hội chuyển nạp tin tức như là nhu liệu do thám chẳng hạn, chỉ vì bạn chẳng ngó ngàng tới nó. Ông ta cũng nói rằng, cài đặt mật mã trong phôn tay là điều thật quan trọng, nó ngăn cản được kẻ khác sử dụng phôn của bạn.
Và trong khi những người quảng cáo cho Spyware quả quyết rằng sản phẩm của họ có tác dụng với mọi loại phôn di động bất kể năm sản xuất và kiểu dáng, Mislan lại cho rằng chỉ những phôn cao cấp có đường vào internet và có khả năng lướt mạng mới là loại đặc biệt dễ bị Spyware nhắm tấn công để xâm nhập. Nên dùng loại phôn không có ngõ vào internet nhằm giới hạn người khác chuyển nạp chương trình do thám nào đó vào phôn di động của bạn,
Wilcox đề nghị rằng, khi phôn không dùng đến, nên lấy “pin” ra. Ông đưa thêm ý kiến là, với những cú gọi cần được bảo mật, nên dùng phôn mới, mua theo chương trình trả trước từng tháng.
Theo thử nghiệm của WTHR, dưới đây là những dấu hiệu cho biết đang có người bí mật “lẻn” vào phôn di động của bạn:
— “Pin” trong phôn ấm lên dù bạn không dùng phôn.
— Phôn sáng đèn vào những lúc bạn không muốn, gồm cả những lúc bạn không sử dụng phôn.
— Trong phôn bất ngờ có tiếng “beep” hay “click” khi bạn đang nói chuyện trên phôn.
(Nguồn: tvvn.org)
(Bản dịch)
Thử tưởng tượng rằng bạn đang bị rình xem từng cử động, đang bị lén nghe mọi điều mình nói và bị khám phá ra mọi chỗ mình đang đi lại. Nếu bạn dùng điện thoại di động (cell phone—phôn tay), điều đó có thể xảy ra. Mười ba cuộc điều tra dưới đây nhằm giải thích làm thế nào phôn tay của bạn bị lén lút xâm nhập rồi bị dùng ngược hẳn ý bạn; và làm thế nào bạn có thể tự bảo vệ lấy mình.
Sau bốn tháng bị quấy rầy, Courtney Kuykendall đâm ra sợ hải phải trả lời những cú gọi vào phôn di động của mình. Trong mọi lúc, cô gái mới lớn ở Tacoma, tiểu Bang Washington, cứ nhận được nào là ảnh chụp, nào là những lời hăm dọa hung tợn. Ngay khi cô này và gia đình cùng thay đổi số điện thoại, những cú gọi như thế vẫn cứ tiếp tục.
Đúng là một tên nặc danh nào đó đã làm chủ phôn tay của Kuykendal rồi; bằng giọng khàn đặc, hắn cứ lặp đi lặp lại những lời hăm dọa sẽ ám hại, sẽ cưỡng hiếp cô bé, và bắt đầu lần theo mọi hoạt động của gia đình cô này. Bà Heather Kuykendall, mẹ của Courtney nói với chương trình Today Show trên Đài NBC rằng, “Họ đang nghe lén chúng tôi và đang ghi lại. Chúng tôi biết ra điều đó vì họ cho phát lại những gì họ ghi được qua tin nhắn bằng lời.”
Làm thế nào lại có chuyện đó? Hãy thử nhìn vào internet đi bạn, Đó là chỗ bạn sẽ tìm được kỹ thuật mới mẻ nhứt chuyên dò xét các loại phôn di động.
“Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào”
Giới quảng cáo nhu liệu Spyware xác nhận rằng, bạn có thể “lách vào” những cú gọi, đọc những tin nhắn và lần ra dấu vết của những người đang dùng phôn tay “ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào.” Họ nói rằng người dùng nhu liệu này có thể "tóm được anh chồng hay cô vợ ngoại tình", "bảo vệ được con cái nếu gặp phải những bà giữ trẻ hung ác" và “nghe xem ‘xếp’ đang nói gì về mình.” Khi bạn đang dọ thám người khác, “không một ai có thể hay biết,” công ty Spyware tuyên bố như vậy vì tin chắc rằng mọi việc đều “hoàn toàn tàng hình” và “tuyệt đối không để lại dấu vết gì.”
Các chuyên viên an ninh nói đó không phải là trò dối gạt trên internet
“Việc đó có thật, và khá ghê rợn,” theo lời của Rick Mislan, trước kia là một sĩ quan tình báo trong quân đội, và nay đang giảng dạy tại Phân Khoa “Computer and Information Technology” thuộc Đại Học Purdue về môn thẩm duyệt dữ kiện trong kho lưu trữ của máy điện toán. Mislan đã khảo sát hàng ngàn phôn di động trong phòng thí nghiệm Cyber Forensics của trường Đại Học Purdue; và nói rằng nhu liệu dò xét ngày nay có thể làm tổn hại ngay đến những loại phôn di dộng có kỹ thuật cao nhứt. “
“Tôi nghĩ đến điều mà nhiều người cứ tưởng những cú gọi của họ rất an toàn, nhưng sự riêng tư của chúng ta không phải luôn luôn được như những gì chúng ta hằng nghĩ đâu.”
Sự riêng tư của bạn có thực sự bị nguy hại không?
Mười ba cuộc điều tra về nhu liệu Spyware dùng cho phôn di động cho thấy.
Được phép của nhà sản xuất WTHR và của Cyndee Hebert, 13 nhà điều tra đã mua Spyware và chuyển nạp vào phôn di động của Cyndee. Cyndee đồng ý cho dò xét để thử xem nhu liệu do thám này có đúng như những lời quả quyết táo bạo của nhà sản xuất không.
Thử nghiệm của WTHR về khả năng do thám
Quá trình chuyển nạp nhu liệu này mất nhiều cố gắng và hết sức kiên nhẫn. Nhưng ngay sau khi chương trình do thám đã cài đặt xong, phôn tay của Cyndee quả thực đã bị xâm nhập bất cứ lúc nào, đúng y như lời quảng cáo của đại lý phân phối sản phẩm.
Giữa lúc Hebert ngồi trong nhà gọi phôn cho gia đình; Bob Segall, một nhân viên trong cuộc điều tra này, đang ở ngoài đường và bằng phôn của mình, Segall đã nghe được cuộc chuyện trò của Cyndee.
Và còn nhiều nữa—quá nhiều nữa
Cứ mỗi khi Cyndee gọi đi hay nhận những cú gọi đến, Segall tức khắc nhận được mẩu tin nhắn báo cho anh ta biết, Cyndee đang nói phôn để Segall kịp lẻn vào nghe ngóng. Trong máy điện toán của Segall cũng có một bản sao mẩu tin nhắn của Cyndee, và một bản liệt kê chi tiết các số phôn đã gọi vào phôn di động của Cyndee hay các số phôn mà Hebert đã gọi đến. Và bất kể là Cyndee đi đâu, nếu có đem theo phôn tay, Segall đều biết địa điểm Cyndee đã tới nhờ vệ tinh nhân tạo liên tục cập nhật. Rõ ràng anh ta đã lần ra dấu vết bất cứ nơi nào Cyndee đã tới. “Thật khó mà tin là bạn có thể làm được tất cả những điều đó,” Hebert nói về hoạt động của nhu liệu do thám này. “Tôi nghĩ, nó thực sự đáng sợ.”
Nó còn đáng sợ hơn nữa
Khi nhu liệu do thám được cài đặt vào phôn di động của Cyndee, lập tức phôn này trở thành một thiết bị do thám ngay khi phôn rảnh, không có ai gọi. Segall vẫn có thể mở cho loa phôn tay của Cyndee làm việc, ngay lúc nó được để trên bàn hay bỏ trong xách tay, để nghe ngóng những diễn biến chung quanh đó. Khi Cyndee đến hội họp trên tầng 36 của một tòa cao ốc trong phố Indianapolis, Segall vẫn nghe được những cuộc đối thoại của Cyndee dù đang cách xa tới 6 cây số.
13 nhà điều tra nhận thấy có đến hàng tá công ty sẵn lòng mua bán loại nhu liệu do thám phôn di động này, giá cả từ 60 cho tới 3,000 đô la. Phần lớn các công ty đó đều nằm ở nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan và Vương Quốc Anh, và nêu ra toàn những lý do chính đáng. Tại Hoa Kỳ, hầu hết những lời quảng cáo cho loại nhu liệu này đều là không hợp pháp, và sự hiện hữu của nó đã làm CTIA - Hiệp Hội Vô Tuyến, một tổ chức kỹ nghệ đại diện cho phần lớn các nhà sản xuất phôn di động - nổi giận. “Đây là những sự vi phạn thô bạo luật lệ liên bang và tiểu bang,” tuyên bố của Joe Farren, phát ngôn viên của hiệp hội này. “Điều rõ ràng là, không có lệnh khẩn cấp, bạn không được nghe ngóng những cú phôn của người khác, không được đọc tin nhắn và cũng không được theo dõi dấu vết di chuyển của họ. Bạn không được làm bất cứ điểu gì trong những thứ vừa kể; quá nhiều luật lệ bị vi phạm rồi.”
Farren còn cho biết, trước khi có cuộc điều tra của WTHR, tổ chức của ông ta không hay biết có vụ Spyware do thám phôn di động. Ông thêm rằng, “Điều tôi có thể nói được với bạn là các luật sư và các kỹ sư của chúng tôi hiện đang theo dõi vụ này.”
Sự do thám của chính phủ
Chính phủ Hoa Kỳ thì không lạ với nhu liệu do thám phôn di động.
Vào năm 2003 và 2004, cơ quan FBI đã dùng nhu liệu do thám này nghe trộm những lần trò chuyện của những "gia đình" tội phạm có tổ chức ở Nữu Ước, và họ dùng ngay những lời trò chuyện này vào việc khởi tố của chính phủ.
Tim Wilcox, một nhà điều tra tư, cho hay vài đại diện chính quyền liên bang dựa vào kỹ thuật do thám phôn di động để giám sát những nghi phạm; ông ta còn nói rằng những tư nhân ngày nay cũng dùng đến phương tiện này. “Kỹ thuật có đó. Nó đã có lâu rồi; dễ gần gũi mà; nó được dùng đến nhiều lắm,” Wilcox cho biết như vậy.
Là người sáng lập International Investigators Inc. có gốc gác tại Indianapolis, Wilcox nói rằng hàng ngày ông ta vẫn nhận được thư và điện thư người ta gửi đến nhờ chỉ cách trị khi “nhu liệu trong phôn di động bị ‘bọ’ ” có khả năng đó là trường hợp chuyển nạp nhu liệu do thám vào phôn di động để biến nó thành một thiết bị nghe lén.
“Chỉ có hai loại người,” cầm trên tay một xấp điện thưl, Wilcox nói, “Một là người muốn thả ‘bọ’ vào phôn người khác; và loại kia thì đã bị ‘bọ’ chui vào phôn rồi và muốn biết làm thế nào nó chui vào được, làm thế nào phát giác được và làm thế nào chặn nó lại... Quả là tội nặng đấy nhưng vẫn cứ diễn ra.”
Sự phiền nhiễu của Courtney Kuykendalls cuối cùng cũng chấm dứt, nhưng chỉ chấm dứt khi họ đem sự việc đến cảnh sát và FBI. Trong khi những giới chức có thẩm quyền không hề nêu ra ai là tay đạo chích đã lẻn vào phôn di động của gia đình này, các nhân viên an ninh bảo rằng trường hợp này quả là một bài học lớn lao cho mọi người.
“Sự riêng tư của bạn chẳng riêng tư đâu. Nó vẫn bị làm lộ và vẫn bị khai thác đấy,” Mislan nói. “Điều chính yếu là phải cảnh giác và biết cách tự bảo vệ lấy mình.”
Làm thế nào tự bảo vệ được
Mislan đề nghị rằng phải luôn để mắt đến phôn di động của bạn, đừng bao giờ để cho kẻ khác có cơ hội chuyển nạp tin tức như là nhu liệu do thám chẳng hạn, chỉ vì bạn chẳng ngó ngàng tới nó. Ông ta cũng nói rằng, cài đặt mật mã trong phôn tay là điều thật quan trọng, nó ngăn cản được kẻ khác sử dụng phôn của bạn.
Và trong khi những người quảng cáo cho Spyware quả quyết rằng sản phẩm của họ có tác dụng với mọi loại phôn di động bất kể năm sản xuất và kiểu dáng, Mislan lại cho rằng chỉ những phôn cao cấp có đường vào internet và có khả năng lướt mạng mới là loại đặc biệt dễ bị Spyware nhắm tấn công để xâm nhập. Nên dùng loại phôn không có ngõ vào internet nhằm giới hạn người khác chuyển nạp chương trình do thám nào đó vào phôn di động của bạn,
Wilcox đề nghị rằng, khi phôn không dùng đến, nên lấy “pin” ra. Ông đưa thêm ý kiến là, với những cú gọi cần được bảo mật, nên dùng phôn mới, mua theo chương trình trả trước từng tháng.
Theo thử nghiệm của WTHR, dưới đây là những dấu hiệu cho biết đang có người bí mật “lẻn” vào phôn di động của bạn:
— “Pin” trong phôn ấm lên dù bạn không dùng phôn.
— Phôn sáng đèn vào những lúc bạn không muốn, gồm cả những lúc bạn không sử dụng phôn.
— Trong phôn bất ngờ có tiếng “beep” hay “click” khi bạn đang nói chuyện trên phôn.
(Nguồn: tvvn.org)