Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cảm xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vần thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa” - ngữ văn 9. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Hình ảnh Bếp lửa như gắn liền với người bà tần tảo sớm hôm, lận đận" trải nhiều "mưa nắng" suốt mấy chục năm rồi, cho "đến tận bây giờ" bà vẫn "giữ thói quen dậy sớm" để nhóm bếp lửa, vì sự ấm no hạnh phúc của con cháu. Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thân yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn luôn nhớ khôn nguôi về người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi tu từ đầy băn khoăn trăn trở, đó là tình yêu dành cho bà, là lo lắng đầy săn sóc dành cho người đã nuôi mình lớn. Dù nơi phương xa nhưng cháu vẫn dõi theo bà, vẫn hướng về phía bà như bà đã luôn dõi theo cháu. Giờ này ở nơi ấy liệu bà nhóm bếp lên chưa? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến xuyên suốt trong bài thơ, bếp lửa là nguồn sống của hai bà cháu, là ấm no của những bữa cơm đơn sơ thủa nhỏ. Bếp lửa gắn với tuổi thơ cháu, bà nhóm bếp nhóm dậy lên cả những tâm tình tuổi nhỏ. Hình ảnh bà và bếp lửa sẽ còn theo cháu mãi, trở thành biểu tượng của tình yêu thương mà cháu tự nhắc nhở sẽ không bao giờ quên.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi tu từ đầy băn khoăn trăn trở, đó là tình yêu dành cho bà, là lo lắng đầy săn sóc dành cho người đã nuôi mình lớn. Dù nơi phương xa nhưng cháu vẫn dõi theo bà, vẫn hướng về phía bà như bà đã luôn dõi theo cháu. Giờ này ở nơi ấy liệu bà nhóm bếp lên chưa? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến xuyên suốt trong bài thơ, bếp lửa là nguồn sống của hai bà cháu, là ấm no của những bữa cơm đơn sơ thủa nhỏ. Bếp lửa gắn với tuổi thơ cháu, bà nhóm bếp nhóm dậy lên cả những tâm tình tuổi nhỏ. Hình ảnh bà và bếp lửa sẽ còn theo cháu mãi, trở thành biểu tượng của tình yêu thương mà cháu tự nhắc nhở sẽ không bao giờ quên.