Bảo tàng – nơi trưng bày và gìn giữ những cổ vật thiêng liêng của mỗi triều đại, mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia. Không chỉ vậy, còn là những tác phẩm nghệ thuật để đời, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Chúng như truyền cho người tham quan tình yêu với nghệ thuật, với lịch sử dân tộc, nhận ra được nhiều hơn về những gì bản thân chưa từng biết đến. Bởi vậy, mỗi lần đến bảo tàng tham quan là một lần hào hứng và niềm vui ngập tràn. Có lẽ, các em học sinh cũng cảm thấy như vậy. và, trong vô số các cổ vật tại đó, chắc hẳn sẽ có bạn thích thứ này, có bạn lại ấn tượng với thứ kia. Vậy làm thế nào để chia sẻ với bạn và người khác về niềm yêu thích của mình với cổ vật đó? Khi ấy, văn miêu tả là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy làm thế nào để có thể miêu tả được một đồ vật trong bảo tàng thật tốt và hay mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của nó? Dưới đây là một bài văn tham khảo chúng tôi đưa ra cho đề bài này, mong rằng nó có thể giúp ích cho các em phần nào.
BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT TRONG VIỆN BẢO TÀNG HOẶC NHÀ TRUYỀN THỐNG
Chủ nhật tuần trước, em được bố mẹ cho đi thăm quan viện bảo tàng của thành phố nơi em sinh sống. Tại đây, em đã có dịp chiêm ngưỡng rất nhiều những hiện vật lịch sử của dân tộc nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất chính là chiếc bình làm bằng gốm từ thời nhà Nguyễn.
Chiếc bình được trưng bày trong một tủ kính có nắp đậy, kê trên một phiến đá nhỏ. Chiếc bình được làm theo hình dáng phần thân rộng còn phần cổ bình thì khum lại. Chiếc bình được tráng một lớp men sứ và được thiết kế hoa văn hết sức tinh xảo. Bình được đặt ở trung tâm của sảnh ở viện bảo tàng, ánh đèn flat rực rỡ từ trần nhà chiếu xuống càng làm chiếc bình trở nên đẹp, lộng lẫy và nổi bật hơn trong mắt những người đến thăm quan. Chiếc bình này có niên đại khá cổ, được làm từ thời triều đình nhà Nguyễn và tồn tại cho tới tận bây giờ.Tương truyền rằng, chiếc bình là nơi chứa đựng tinh hoa của đất trời, là vật linh thiêng có thể kết nối với các vị thần. Bởi vậy mà chiếc bình này luôn được trân trọng và nâng niu như một báu vật.
Toàn bộ chiếc bình là màu trắng của men sứ kết hợp hoàn hỏa cùng những hoa văn màu xanh lam tạo ra màu sắc hài hòa và thanh nhã. Hoa văn trên bình được chia làm ba phần riêng biệt: phần cổ bình, phần thân bình và cuối cùng là phần đáy bình. Phần cổ bình được thiết kế mềm mại với những dây leo lượn sóng đan kết vào nhau khiến cho người nhìn có cảm giác hài hòa mỗi khi chiêm ngưỡng. Tiếp theo là hoa văn ở thân bình, vẫn là những nét hoa văn xanh uốn lượn như sợi dây leo, nhưng lần này những sợi dây leo đó lại xuất phát từ những bông hoa được thiết kế ở góc trái của bình. Những cánh hoa được nghệ nhân vẽ rất mềm mại và sống động, trông giống như những bông hoa thật vậy. Cuối cùng là phần đáy bình. Lần này, không còn những đường vân, những bông hoa nữa mà thay vào đó là hai nét mực xanh tạo thành kết cấu hoàn chỉnh cho cả chiếc bình.
Màu men sứ trắng như tuyết kết hợp với màu xanh khiến cả chiếc bình mang vẻ đẹp vừa hài hòa, sống động vừa cổ kính, trang trọng. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy chiếc bình này, em đã không thể rời mắt khỏi nó, bởi nó mang nét đẹp cuốn hút và tinh tế. Chính vì nét đẹp ấy, mà nhiều người giống như em đến cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc bình và lắng nghe lịch sử của nó.
Em rất thích chiếc bình ấy. Sau buổi tham quan hôm ấy, hình ảnh chiếc bình như in đậm trong tâm trí em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể lại được bố mẹ cho đi thăm bảo tàng lần nữa.
BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT TRONG VIỆN BẢO TÀNG HOẶC NHÀ TRUYỀN THỐNG
Chủ nhật tuần trước, em được bố mẹ cho đi thăm quan viện bảo tàng của thành phố nơi em sinh sống. Tại đây, em đã có dịp chiêm ngưỡng rất nhiều những hiện vật lịch sử của dân tộc nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất chính là chiếc bình làm bằng gốm từ thời nhà Nguyễn.
Chiếc bình được trưng bày trong một tủ kính có nắp đậy, kê trên một phiến đá nhỏ. Chiếc bình được làm theo hình dáng phần thân rộng còn phần cổ bình thì khum lại. Chiếc bình được tráng một lớp men sứ và được thiết kế hoa văn hết sức tinh xảo. Bình được đặt ở trung tâm của sảnh ở viện bảo tàng, ánh đèn flat rực rỡ từ trần nhà chiếu xuống càng làm chiếc bình trở nên đẹp, lộng lẫy và nổi bật hơn trong mắt những người đến thăm quan. Chiếc bình này có niên đại khá cổ, được làm từ thời triều đình nhà Nguyễn và tồn tại cho tới tận bây giờ.Tương truyền rằng, chiếc bình là nơi chứa đựng tinh hoa của đất trời, là vật linh thiêng có thể kết nối với các vị thần. Bởi vậy mà chiếc bình này luôn được trân trọng và nâng niu như một báu vật.
Toàn bộ chiếc bình là màu trắng của men sứ kết hợp hoàn hỏa cùng những hoa văn màu xanh lam tạo ra màu sắc hài hòa và thanh nhã. Hoa văn trên bình được chia làm ba phần riêng biệt: phần cổ bình, phần thân bình và cuối cùng là phần đáy bình. Phần cổ bình được thiết kế mềm mại với những dây leo lượn sóng đan kết vào nhau khiến cho người nhìn có cảm giác hài hòa mỗi khi chiêm ngưỡng. Tiếp theo là hoa văn ở thân bình, vẫn là những nét hoa văn xanh uốn lượn như sợi dây leo, nhưng lần này những sợi dây leo đó lại xuất phát từ những bông hoa được thiết kế ở góc trái của bình. Những cánh hoa được nghệ nhân vẽ rất mềm mại và sống động, trông giống như những bông hoa thật vậy. Cuối cùng là phần đáy bình. Lần này, không còn những đường vân, những bông hoa nữa mà thay vào đó là hai nét mực xanh tạo thành kết cấu hoàn chỉnh cho cả chiếc bình.
Màu men sứ trắng như tuyết kết hợp với màu xanh khiến cả chiếc bình mang vẻ đẹp vừa hài hòa, sống động vừa cổ kính, trang trọng. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy chiếc bình này, em đã không thể rời mắt khỏi nó, bởi nó mang nét đẹp cuốn hút và tinh tế. Chính vì nét đẹp ấy, mà nhiều người giống như em đến cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc bình và lắng nghe lịch sử của nó.
Em rất thích chiếc bình ấy. Sau buổi tham quan hôm ấy, hình ảnh chiếc bình như in đậm trong tâm trí em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể lại được bố mẹ cho đi thăm bảo tàng lần nữa.