Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu tinh thần thơ mới qua bài “Một thời đại trong thi ca”

Thơ Mới là thời kì mà những quan niệm bó buộc và khắt khe trong quan niệm văn học bị phá bỏ, để cá tính các nhà thơ được tự do bộc lộ và sống thành thật với những khát khao của mình. Đó cũng chính là thời kì đỉnh cao của thơ ca Việt Nam, găt hái được những thành tựu đặc sắc. ở đó nở rộ những cá tính văn chương đặc sắc, mới mẻ và tinh tế. Hoài Thanh cũng từng khẳng định: Chưa bao giờ ta thấy cùng một lúc xuất hiện một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, hùn tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bình và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu. Vâng tất cả những sự đột phá, những chiếc áo tân kì ấy của các nhà thơ đã làm nên tinh thần thơ Mới. Vậy thì tinh thần thơ Mới là gì? Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tìm hiểu tinh thần thơ Mới qua bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh nhé. với đề bài này các bạn cần giải thích tinh thần thơ Mới là gì, biểu hiện và ý nghĩa của nó như thế nào nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TINH THẦN THƠ MỚI QUA BÀI MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI:

- Hoài Thanh đã giới thiệu tinh thần thơ Mới một cách rõ ràng đó là chữ TÔI với cái nghĩa tuyệt đối nhất của nó.

- So sánh cái tôi thơ Mới với thơ cũ.

- Ý nghĩa văn chương, ý nghĩa xã hội cái tôi thơ Mới mang lại.

- Sự vận động của thơ Mới xung quanh bi kịch cái “tôi”.

- Nghệ thuật:

- Cách trình bày của Hoài Thanh vừa có tính khát quát, lôgic, vừa có tính nghệ thuật hấp dẫn người đọc.

3.KẾT BÀI:

Khẳng định vấn đề cần nghị luận.

BÀI VĂN TINH THẦN THƠ MỚI QUA BÀI “MỘT THỜI ĐẠI TRONG THƠ CA”

Hoài Thanh là một trong những cây bút phê bình van học xuất sắc của văn học Việt Nam: “Hoài Thanh sinh ra dường như là để đọc thơ, bình thơ”. Ông tự nhận lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Trong đó, cuốn “thi nhân Việt Nam” là bản tổng kết nổi bật cho thời kì thơ Mới sau 10 năm, trong đó đoạn trích “một thời đại trong thi ca” rất tiêu biểu cho phong các phê bình tinh tế, nhẹ nhàng và tài hoa của ông. Đặc biệt, đoạn trích thể hiện rất rõ tinh thần thơ Mới đó là chữ tôi với ý nghĩa tuyệt đối nhất của nó.

Cách giới thiệu tinh thần thơ Mới của Hoài Thanh rất trực tiếp , rõ ràng là chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối nhất của nó. Tại sao lại là tuyệt đối, bởi trong thơ ca trung đại không phải cái tôi chưa xuất hiện, mà ở đó cũng đã nở rộ những cá tính thơ sắc mạnh, độc đáo như Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Nguyễn Công Trứ...Nhưng điểm khác biệt giữa cái tôi cá nhân của thơ mới và thơ cũ là gì. Nếu như trong thơ cũ, không có cái tôi cá nhân chỉ có toàn thể thì trong thơ Mới cái tôi được đặc biệt đề cao gắn liền với ý thức và khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân, bày tỏ chân thực cảm xúc và mong muốn của mình. Cái tôi cá nhân trong thơ xưa nếu có không tự xung hoặc ẩn đi còn cái tôi thơ Mới đi một mình với nghĩa tuyệt đối nhất của nó và đôi khi cũng gây cảm giác khó chịu. Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, thơ mới là tiếng nói của cái tôi. Cái tôi được đặt trong mối quan hệ với thời đại, tâm lí của những thanh niên đương thời, trong phát triển lịch sử.

Ban đầu, cái tôi còn bỡ ngỡ thậm chí tội nghiệp. Nhưng ngày một ngày hai nó mất dần vẻ bỡ ngỡ mà dần xuất hiện với cốt cách hiên ngang, nhưng sau đấy cái tôi trở nên thảm hại, b lụy và mất niềm tin vào hiện thực cuộc sống rơi vào bi kịch cái tôi bơ vơ trước thời cuộc. Hoài Thanh đã khát quát điều ấy bằng những dòng văn hết sức thấm thía và tinh tế, thể hiện phong cách phê bình tinh tế và tài hoa của mình: đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi”, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu ta càng lạnh, ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, say đắm bơ vơ cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên khép lại, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn hoàn bơ vơ ta trở về ngẩn ngơ hồn ta cùng Huy Cận. vậy là, Hoài Thanh đã khái quát bi kịch muôn thuở và vĩnh cửu của thi nhân muôn thuở, đó là bi kịch cái tôi cô đơn, bơ vơ. Chính vì thế, người nghệ sĩ luôn khát khao sự tri âm đồng cảm từ độc giả.

Như vậy ta thấy rằng, cách trình bày của Hoài Thanh vừa có tính khái quát cao về sự bế tắc của những cái tôi thơ Mới, đồng thời nhận ra rõ các khuynh hướng thơ đào sâu vào cái tôi, bắt chúng diện mạo, phong cách riêng của từng nhà thơ. Với cách lập luận loogic, chặt chẽ vừa khoa học vừa nghệ thuật đã giúp cho văn bản hiện lên thật sống động và chân thực. Như thế, đoạn trích của Hoài Thanh là sự khát quát chân thực và cụ thể tinh thần thơ Mới là cái tôi, ngoài ra còn là phát ngôn cho cho bi kịch đương diễn ra trong tam hồn của các thanh niên thơ Mới lúc bấy giờ và cách để họ thể hiện tình cảm của mình đó là gửi tình yêu của mình vào Tiếng Việt-tấm lụa bạch hứng vong hồn của các thế hệ đã qua.