Câu tục ngữ Ăn cho mình, mặc cho người” tiếp tục là 1 trong những câu nói về kinh nghiệm sống nhưng từ ngữ dùng có thể làm nhiều người khó hiểu và không biết tại sao lại Ăn cho mình và tại sao lại mặc cho người thì đoạn văn dưới đây có thể giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc đó để làm 1 bài văn nghị luận hoặc đoạn văn ngắn về câu tục ngữ này thật hay và chính xác nhé
Đoạn văn mẫu giải thích câu “Ăn cho mình, mặc cho người”:
Trong cuộc sống hôm nay, khi xã hội ngày một phát triển, tiêu chuẩn của bất cứ điều gì cũng từ đó mà nâng cao hơn, và một trong số đó chính là việc ăn mặc của con người. Nếu xưa kia trang phục chỉ là bề ngoài không mấy ai để ý thì ngày nay, nó lại đóng một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người mặc và người nhìn. Vậy nên, câu nói “Ăn cho mình, mặc cho người” cũng từ đó mà trở nên phổ biến. Trước hết, “ăn” ở đây là hoạt động thuộc về bản năng của con người khi thưởng thức một món ăn nào đó, “ăn cho mình” tức là việc ăn giúp nuôi sống bản thân ta, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển. Tuy nhiên, vế đầu tiên được đặt ra như một cách để người ta làm nổi bật vế thứ hai “mặc cho người”. “Mặc” là hoạt động con người sử dụng quần áo trên cơ thể, “mặc cho người” ý nói con người không chỉ mặc quần áo để phục vụ nhu cầu cho chính bản thân mình mà còn gây chú ý, ấn tượng với người xung quanh, do đó cần mặc sao cho phù hợp cảm nhận chung, hoàn cảnh xung quanh. Như vậy câu nói trên đã đề cao vai trò của việc ăn mặc liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh khách quan của mỗi người. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, xuất phát từ việc ăn uống, đây là hoạt động thiết yếu của con người. Ta hoàn toàn có thể lựa chọn món ăn mình yêu thích, mỗi người có một sở thích khác nhau, vậy nên việc bạn ăn món gì, bạn muốn ăn gì cũng sẽ không hoàn toàn ảnh hưởng đến cái nhìn của người khác với bạn. Nhưng đối với việc mặc lại khác. Trang phục hiện nay luôn là nhu cầu quan trọng của con người trong cuộc sống. Đi bất cứ nơi đâu dù xa hay gần, gặp gỡ bất kỳ ai dù thân thiết hay xa lạ, ta cũng đều cần trang phục để khoác lên mình. Vậy nên cách ăn mặc của bạn cũng là cách để thể hiện chính con người bạn, tính cách của bạn và cái nhìn tốt hay xấu của người đối diện. Nếu ta mặc trang phục đứng đắn, lịch sự, kín đáo, phù hợp với hoàn cảnh, người khác có thể cảm thấy họ được tôn trọng và có thiện cảm hơn với bạn. Ngược lại, những bộ trang phục hở hang, thiếu vải, lôi thôi sẽ khiến bạn nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm, người xung quanh sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng, thể hiện bạn là người không có lễ nghi, đạo đức. Lấy một ví dụ đơn giản như ngày nay, khi đi lễ chùa, ta có thể bắt gặp được những cô gái ăn mặc hở hang, quần đùi, áo hai dây, tóc nhuộm xanh đỏ,...Hay hiện tượng các các ca sĩ, diễn viên mặc những bộ trang phục thiếu vải, lố lăng, được đưa tin trên đầy các mặt báo. Liệu một nơi thiêng liêng như vậy, liệu những con người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng đến người khác, họ ăn mặc như thế có phù hợp hay không? Đây là những hiện tượng đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam nói riêng, đáng lên án, và nghiêm cấm. Vậy nên việc lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, địa vị của bản thân là vô cùng quan trọng. Nó hoàn toàn một phần quyết định đến thành công hay những mối quan hệ của ta. Mỗi người cần ăn mặc đúng với lứa tuổi của mình,trong điều kiện cho phép, không cứ phải là trang phục đắt tiền , hàng hiệu mới là chuẩn mực. Mặc quần áo hợp mỹ quan, không nên quá sặc sỡ, lòe loẹt, không nên quá hở hang, kỳ dị, đặc biệt là cần phù hợp với hoàn cảnh cũng sẽ giúp bản thân bạn gây được thiện cảm với người khác, từ đó mà có thêm tự tin và động lực. Bạn quyết định đến số phận của trang phục, nhưng đôi khi trang phục cũng quyết định đến chính số phận của bạn. “Ăn cho mình, mặc cho người” là một kỹ năng sống cần thiết và hữu ích dành cho mỗi người trong cuộc sống hôm nay.
Đoạn văn mẫu giải thích câu “Ăn cho mình, mặc cho người”:
Trong cuộc sống hôm nay, khi xã hội ngày một phát triển, tiêu chuẩn của bất cứ điều gì cũng từ đó mà nâng cao hơn, và một trong số đó chính là việc ăn mặc của con người. Nếu xưa kia trang phục chỉ là bề ngoài không mấy ai để ý thì ngày nay, nó lại đóng một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người mặc và người nhìn. Vậy nên, câu nói “Ăn cho mình, mặc cho người” cũng từ đó mà trở nên phổ biến. Trước hết, “ăn” ở đây là hoạt động thuộc về bản năng của con người khi thưởng thức một món ăn nào đó, “ăn cho mình” tức là việc ăn giúp nuôi sống bản thân ta, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển. Tuy nhiên, vế đầu tiên được đặt ra như một cách để người ta làm nổi bật vế thứ hai “mặc cho người”. “Mặc” là hoạt động con người sử dụng quần áo trên cơ thể, “mặc cho người” ý nói con người không chỉ mặc quần áo để phục vụ nhu cầu cho chính bản thân mình mà còn gây chú ý, ấn tượng với người xung quanh, do đó cần mặc sao cho phù hợp cảm nhận chung, hoàn cảnh xung quanh. Như vậy câu nói trên đã đề cao vai trò của việc ăn mặc liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh khách quan của mỗi người. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, xuất phát từ việc ăn uống, đây là hoạt động thiết yếu của con người. Ta hoàn toàn có thể lựa chọn món ăn mình yêu thích, mỗi người có một sở thích khác nhau, vậy nên việc bạn ăn món gì, bạn muốn ăn gì cũng sẽ không hoàn toàn ảnh hưởng đến cái nhìn của người khác với bạn. Nhưng đối với việc mặc lại khác. Trang phục hiện nay luôn là nhu cầu quan trọng của con người trong cuộc sống. Đi bất cứ nơi đâu dù xa hay gần, gặp gỡ bất kỳ ai dù thân thiết hay xa lạ, ta cũng đều cần trang phục để khoác lên mình. Vậy nên cách ăn mặc của bạn cũng là cách để thể hiện chính con người bạn, tính cách của bạn và cái nhìn tốt hay xấu của người đối diện. Nếu ta mặc trang phục đứng đắn, lịch sự, kín đáo, phù hợp với hoàn cảnh, người khác có thể cảm thấy họ được tôn trọng và có thiện cảm hơn với bạn. Ngược lại, những bộ trang phục hở hang, thiếu vải, lôi thôi sẽ khiến bạn nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm, người xung quanh sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng, thể hiện bạn là người không có lễ nghi, đạo đức. Lấy một ví dụ đơn giản như ngày nay, khi đi lễ chùa, ta có thể bắt gặp được những cô gái ăn mặc hở hang, quần đùi, áo hai dây, tóc nhuộm xanh đỏ,...Hay hiện tượng các các ca sĩ, diễn viên mặc những bộ trang phục thiếu vải, lố lăng, được đưa tin trên đầy các mặt báo. Liệu một nơi thiêng liêng như vậy, liệu những con người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng đến người khác, họ ăn mặc như thế có phù hợp hay không? Đây là những hiện tượng đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam nói riêng, đáng lên án, và nghiêm cấm. Vậy nên việc lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, địa vị của bản thân là vô cùng quan trọng. Nó hoàn toàn một phần quyết định đến thành công hay những mối quan hệ của ta. Mỗi người cần ăn mặc đúng với lứa tuổi của mình,trong điều kiện cho phép, không cứ phải là trang phục đắt tiền , hàng hiệu mới là chuẩn mực. Mặc quần áo hợp mỹ quan, không nên quá sặc sỡ, lòe loẹt, không nên quá hở hang, kỳ dị, đặc biệt là cần phù hợp với hoàn cảnh cũng sẽ giúp bản thân bạn gây được thiện cảm với người khác, từ đó mà có thêm tự tin và động lực. Bạn quyết định đến số phận của trang phục, nhưng đôi khi trang phục cũng quyết định đến chính số phận của bạn. “Ăn cho mình, mặc cho người” là một kỹ năng sống cần thiết và hữu ích dành cho mỗi người trong cuộc sống hôm nay.