Cách đây không lâu có một câu hỏi được đặt ra trong Hội tác giả rằng: Điều gì là quan trọng quyết định tới việc đọc truyện của một tác giả? Thực tế thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ấn tượng của độc giả và quyết định tới việc đọc truyện của họ. Thế nhưng, ấn tượng đầu tiên hầu như ai cũng thừa nhận, đó chính là cách đặt tên truyện và chủ đề mà truyện hướng tới.
Cũng trong facebook Hội tác giả, có bạn từng đặt câu hỏi: Làm cách nào để có ý tưởng độc và sáng tạo? Thực ra, câu hỏi này không chỉ là mối băn khoăn của các bạn mà dường như còn là mối quan tâm của rất nhiều cây bút trẻ khi bắt tay vào viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Ý tưởng là mạch nguồn, là điểm khởi đầu của việc sáng tác. Không có ý tưởng, việc sáng tạo dường như thật khó khăn và rất dễ rơi vào tắc mạch.
Vậy làm sao để có ý tưởng hay, làm nền tảng cho những câu chuyện mà các tác giả dự định sẽ viết? Tất nhiên là ngoài việc đọc nhiều, sống nhiều, viết nhiều, các tác giả cần xác định được chủ đề mình dự định viết sẽ là gì.
1. Chủ đề là gì?
Chủ đề hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được nêu lên, được đặt ra trong tác phẩm.
Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Đề tài và chủ đề. Đề tài thường rộng hơn chủ đề. Chủ đề được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài, nên cùng một đề tài có thể nhiều chủ đề khác nhau.
Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt những vấn đề của cuộc sống. Từ những đề tài cụ thể, bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề có tính khái quát to lớn và sâu sắc, cùng với tư tưởng tạo ra tầm vóc của tác phẩm.
Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề, nhưng thường có chủ đề chính và chủ đề phụ. Chủ đề chính là vấn đề bao quát nhất, chủ yếu nhất, chủ đề phụ là những vấn đề nhỏ và có liên quan tới chủ đề chính.
2. Tại sao cần xác định chủ đề trước khi viết?
Người viết văn, đặc biệt là những cây bút viết tiểu thuyết, thường phải xác định cho mình một chủ đề chính, chủ đề trung tâm của truyện, để từ đó làm kim chỉ nam hình thành nên cốt truyện, tình huống và nhân vật trong tác phẩm.
Nếu không xác định chủ đề trước, tác phẩm chỉ được viết theo cảm hứng thì rất dễ lan man và sa đà vào những câu chuyện nằm ngoài mạch, những câu chuyện không cần thiết.
3. Gợi ý một số chủ đề hot trong tiểu thuyết cho giới trẻ
Chủ đề trong tiểu thuyết rất đa dạng. Nhưng thực tế thì hiện nay, có một vài chủ đề tương đối hot trong sách dành cho người trẻ. Đó là:
- Các chứng bệnh tâm lý;
- Tự sát;
- Sự khao khát phân định giới tính;
- Du hành thời gian;
- Du hành không gian;
- Anh hùng và siêu anh hùng;
Nguồn: Tổng hợp
Cũng trong facebook Hội tác giả, có bạn từng đặt câu hỏi: Làm cách nào để có ý tưởng độc và sáng tạo? Thực ra, câu hỏi này không chỉ là mối băn khoăn của các bạn mà dường như còn là mối quan tâm của rất nhiều cây bút trẻ khi bắt tay vào viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Ý tưởng là mạch nguồn, là điểm khởi đầu của việc sáng tác. Không có ý tưởng, việc sáng tạo dường như thật khó khăn và rất dễ rơi vào tắc mạch.
Vậy làm sao để có ý tưởng hay, làm nền tảng cho những câu chuyện mà các tác giả dự định sẽ viết? Tất nhiên là ngoài việc đọc nhiều, sống nhiều, viết nhiều, các tác giả cần xác định được chủ đề mình dự định viết sẽ là gì.
1. Chủ đề là gì?
Chủ đề hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được nêu lên, được đặt ra trong tác phẩm.
Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Đề tài và chủ đề. Đề tài thường rộng hơn chủ đề. Chủ đề được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài, nên cùng một đề tài có thể nhiều chủ đề khác nhau.
Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt những vấn đề của cuộc sống. Từ những đề tài cụ thể, bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề có tính khái quát to lớn và sâu sắc, cùng với tư tưởng tạo ra tầm vóc của tác phẩm.
Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề, nhưng thường có chủ đề chính và chủ đề phụ. Chủ đề chính là vấn đề bao quát nhất, chủ yếu nhất, chủ đề phụ là những vấn đề nhỏ và có liên quan tới chủ đề chính.
2. Tại sao cần xác định chủ đề trước khi viết?
Người viết văn, đặc biệt là những cây bút viết tiểu thuyết, thường phải xác định cho mình một chủ đề chính, chủ đề trung tâm của truyện, để từ đó làm kim chỉ nam hình thành nên cốt truyện, tình huống và nhân vật trong tác phẩm.
Nếu không xác định chủ đề trước, tác phẩm chỉ được viết theo cảm hứng thì rất dễ lan man và sa đà vào những câu chuyện nằm ngoài mạch, những câu chuyện không cần thiết.
3. Gợi ý một số chủ đề hot trong tiểu thuyết cho giới trẻ
Chủ đề trong tiểu thuyết rất đa dạng. Nhưng thực tế thì hiện nay, có một vài chủ đề tương đối hot trong sách dành cho người trẻ. Đó là:
- Các chứng bệnh tâm lý;
- Tự sát;
- Sự khao khát phân định giới tính;
- Du hành thời gian;
- Du hành không gian;
- Anh hùng và siêu anh hùng;
Nguồn: Tổng hợp