Lời giới thiệu
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1 gồm những bài viết và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến tháng 11 năm 1924, mở đầu là bài Tâm địa thực dân và kết thúc vào thời điểm Người rời Mátxcơva (Nga) đến Quảng Châu (Trung Quốc). Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập 1 phản ánh sự chuyển biến trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về phương pháp cách mạng... Các tác phẩm trong tập này đã khẳng định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới là đi theo con đường cách mạng vô sản. Tác giả đã tập trung tố cáo tội ác, vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc; bước đầu đề ra chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc và khẳng định bước phát triển tất yếu của nó sẽ là tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc..." (Tr.461).
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam rất sôi nổi, nhưng lại lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối chính trị. Trong hoàn cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân Pháp. Người đã tham gia hoạt động, đấu tranh trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức các nước châu á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước công nông đầu tiên ra đời, như tiếng sấm báo hiệu mùa xuân đối với nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tiếp theo là Quốc tế thứ ba thành lập, các đảng cộng sản lần lượt ra đời, trào lưu tư tưởng cải lương, cơ hội và sôvanh trong Quốc tế thứ hai bị đẩy lui. Trong hoàn cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thụ ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do V.I. Lênin soạn thảo.
Một trong những nội dung cơ bản của tập 1 là tác giả tập trung vạch trần bản chất xấu xa, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc; xác định rõ chúng là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo và tác phẩm tấn công vào chủ nghĩa thực dân đế quốc như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Hành hình kiểu Linsơ, một phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ, Công cuộc khai hoá giết người... Dựa vào những tài liệu và sự việc cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tố cáo bản chất ăn cướp và giết người của chủ nghĩa thực dân đế quốc, vạch trần cái gọi là "khai hoá văn minh" của chúng. Người viết: "Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của những bọn người Mỹ hèn hạ đối với những người da đen là một hành động vô nhân đạo, thì tôi không còn biết gọi việc những người Âu nhân danh đi khai hoá mà giết hàng loạt những người dân châu Phi là cái gì nữa" (Tr.321). Người chỉ rõ những âm mưu và thủ đoạn che giấu tội ác của chúng: "Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v." (Tr.75). Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và hàng loạt bài khác, Người đã lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Bằng ngòi bút sắc sảo, châm biếm chua cay, qua những thiên truyện ký xuất sắc như Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, "Vi hành"..., Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phơi bày bộ mặt phản dân hại nước của bọn vua chúa, quan lại đã vì quyền lợi và danh vọng cá nhân mà chống lại đồng bào.
Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân đế quốc, là con đường cách mạng vô sản. Đó là cơ sở cho sự hình thành đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.
Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ rõ: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản và những người cộng sản có nhiệm vụ phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thụ, vận dụng và phát triển sáng tạo luận điểm này của V.I.Lênin. Trong Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, năm 1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đấu tranh cho tư tưởng này của V.I. Lênin được thực hiện trong thực tế. Người đề nghị: "Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa" (Tr.23). Trên cơ sở phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội của phương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: chế độ cộng sản hoàn toàn có thể thực hiện được ở châu á, và điều đó còn dễ hơn ở châu Âu.
Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở "chính quốc". Người viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi" (Tr.298). Người kêu gọi giai cấp công nhân các nước phương Tây phải đẩy mạnh việc ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Trong những bài phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người nói: "Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng" (Tr.274). Vì vậy, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, trước hết cần xoá bỏ hệ thống thuộc địa của nó. Từ đó, Người đề xuất luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động và có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở "chính quốc" và bằng thắng lợi đó, tác động mạnh mẽ đối với cách mạng ở "chính quốc". Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" (Tr.36).
Tin tưởng ở tiền đồ của các dân tộc bị áp bức, trong nhiều bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tiềm lực cách mạng vĩ đại của hàng trăm triệu người ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đang được thức tỉnh. Châu á trẻ trung đang vươn mình, châu Phi đen đang quật khởi... Lưỡi lê, đại bác, chính sách ngu dân của chủ nghĩa tư bản không thể đè bẹp ý chí chiến đấu và sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Người viết: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi" (Tr.28).
Từ nhận thức: chủ nghĩa thực dân đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đoạ đày, đau khổ. Người viết: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Tr.266).
Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của tư tưởng cơ hội, cải lương, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, những nhận thức chưa đúng đắn của một số đảng cộng sản châu Âu trong vấn đề thuộc địa. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người nói: "Đề ra những luận cương dài dằng dặc
và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể" (Tr.281). Người đã kiến nghị những việc làm thiết thực và yêu cầu Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh hoạt động giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc.
Bản thân Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền chủ nghĩa xã hội khoa học vào các nước thuộc địa, hướng quần chúng về nước Nga Xôviết tươi đẹp, về con đường cách mạng triệt để. Người khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải đi theo con đường của V.I.Lênin và Cách mạng Tháng Mười. Người cũng dành những lời trân trọng viết về V.I.Lênin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới: "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội" (Tr.237).
Qua một loạt bài viết trong tập 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng. Người chỉ rõ: trong các thuộc địa, giai cấp công nhân đã bắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp. Phải làm cho công nhân da đen và da vàng hiểu rằng kẻ thù duy nhất của họ chính là cái chế độ này, một chế độ nô lệ tinh vi hơn chế độ cũ, nặng nề và vô nhân đạo hơn. Trong bài Phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Người nêu rõ giai cấp công nhân đã đóng góp nhiều vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, song thành quả cách mạng lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt, giai cấp công nhân bắt buộc tiến hành một cuộc đấu tranh khác: đấu tranh giai cấp. Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, yêu cầu giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải củng cố khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng, nền tảng của mặt trận đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhìn nhận đúng đắn vấn đề nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa chủ yếu là bóc lột nông dân. Người viết: "Người An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp. Người nông dân An Nam nói riêng, lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản" (Tr.227). Phải sống trong hoàn cảnh cùng cực như vậy nên người nông dân nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng chẳng những có ý thức giai cấp rõ rệt mà còn có ý thức dân tộc rất mạnh mẽ. Trong các bài Tình cảnh nông dân An Nam, Tình cảnh nông dân Trung Quốc, Nông dân Bắc Phi... và những bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã khái quát vị trí và lực lượng to lớn của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc và chỉ rõ ở các nước thuộc địa, nông dân nhiều lần nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, nhưng đều thất bại, vì thiếu sự lãnh đạo và tổ chức. Người viết: "Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng" (Tr.289). Vì vậy, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nông dân, đem lại ruộng đất cho nông dân.
Các bài viết trong tập 1 còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến vai trò của phụ nữ và các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên... trong đấu tranh cách mạng. Trong những bài viết của mình, Người đã nêu nhiều tấm gương tiêu biểu của phụ nữ và tuổi trẻ tại các nước thuộc địa và phụ thuộc để cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng bị áp bức.
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, ngoài những tác phẩm lý luận sắc bén, chứa đựng tư tưởng chính trị quan trọng, còn có những tác phẩm văn học có giá trị, mang tính đảng sâu sắc, tính chiến đấu cao và tính nghệ thuật độc đáo. Bằng những tác phẩm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền văn học cách mạng mang nội dung yêu nước và đậm đà bản sắc dân tộc.
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, trên cơ sở tiếp thụ thành quả của lần xuất bản năm 1980, đã bổ sung hơn 30 bài và tác phẩm với hơn 100 trang, khai thác ở kho lưu trữ của Quốc tế Cộng sản trước đây, trên các tập san La Revue Communiste, Inprekorr, các báo L'Humanité, Le Paria, La Vie Ouvrière, Le Journal du Peuple, Le Libertaire... Một số bài được in trong
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, xuất bản năm 1981, sau khi xác minh lại về thời gian đã được đưa vào tập 1. Về mặt văn bản, một số bài trong lần xuất bản trước đã được đối chiếu, hiệu đính lại cho chính xác hơn.
Tuy vậy, lần xuất bản này chắc chắn cũng chưa tập hợp được đầy đủ những bài viết và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu trữ ở nước ngoài và rải rác đây đó.
Chúng tôi mong các bậc thức giả, các nhà nghiên cứu và bạn đọc gần xa mách bảo và bổ sung những bài còn thiếu, chỉ ra những sơ suất, thiếu sót để cho lần xuất bản sau được tốt hơn.
ST
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1 gồm những bài viết và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến tháng 11 năm 1924, mở đầu là bài Tâm địa thực dân và kết thúc vào thời điểm Người rời Mátxcơva (Nga) đến Quảng Châu (Trung Quốc). Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập 1 phản ánh sự chuyển biến trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về phương pháp cách mạng... Các tác phẩm trong tập này đã khẳng định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới là đi theo con đường cách mạng vô sản. Tác giả đã tập trung tố cáo tội ác, vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc; bước đầu đề ra chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc và khẳng định bước phát triển tất yếu của nó sẽ là tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc..." (Tr.461).
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam rất sôi nổi, nhưng lại lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối chính trị. Trong hoàn cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân Pháp. Người đã tham gia hoạt động, đấu tranh trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức các nước châu á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước công nông đầu tiên ra đời, như tiếng sấm báo hiệu mùa xuân đối với nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tiếp theo là Quốc tế thứ ba thành lập, các đảng cộng sản lần lượt ra đời, trào lưu tư tưởng cải lương, cơ hội và sôvanh trong Quốc tế thứ hai bị đẩy lui. Trong hoàn cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thụ ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do V.I. Lênin soạn thảo.
Một trong những nội dung cơ bản của tập 1 là tác giả tập trung vạch trần bản chất xấu xa, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc; xác định rõ chúng là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo và tác phẩm tấn công vào chủ nghĩa thực dân đế quốc như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Hành hình kiểu Linsơ, một phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ, Công cuộc khai hoá giết người... Dựa vào những tài liệu và sự việc cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tố cáo bản chất ăn cướp và giết người của chủ nghĩa thực dân đế quốc, vạch trần cái gọi là "khai hoá văn minh" của chúng. Người viết: "Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của những bọn người Mỹ hèn hạ đối với những người da đen là một hành động vô nhân đạo, thì tôi không còn biết gọi việc những người Âu nhân danh đi khai hoá mà giết hàng loạt những người dân châu Phi là cái gì nữa" (Tr.321). Người chỉ rõ những âm mưu và thủ đoạn che giấu tội ác của chúng: "Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v." (Tr.75). Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và hàng loạt bài khác, Người đã lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Bằng ngòi bút sắc sảo, châm biếm chua cay, qua những thiên truyện ký xuất sắc như Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, "Vi hành"..., Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phơi bày bộ mặt phản dân hại nước của bọn vua chúa, quan lại đã vì quyền lợi và danh vọng cá nhân mà chống lại đồng bào.
Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân đế quốc, là con đường cách mạng vô sản. Đó là cơ sở cho sự hình thành đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.
Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ rõ: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản và những người cộng sản có nhiệm vụ phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thụ, vận dụng và phát triển sáng tạo luận điểm này của V.I.Lênin. Trong Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, năm 1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đấu tranh cho tư tưởng này của V.I. Lênin được thực hiện trong thực tế. Người đề nghị: "Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa" (Tr.23). Trên cơ sở phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội của phương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: chế độ cộng sản hoàn toàn có thể thực hiện được ở châu á, và điều đó còn dễ hơn ở châu Âu.
Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở "chính quốc". Người viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi" (Tr.298). Người kêu gọi giai cấp công nhân các nước phương Tây phải đẩy mạnh việc ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Trong những bài phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người nói: "Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng" (Tr.274). Vì vậy, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, trước hết cần xoá bỏ hệ thống thuộc địa của nó. Từ đó, Người đề xuất luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động và có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở "chính quốc" và bằng thắng lợi đó, tác động mạnh mẽ đối với cách mạng ở "chính quốc". Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" (Tr.36).
Tin tưởng ở tiền đồ của các dân tộc bị áp bức, trong nhiều bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tiềm lực cách mạng vĩ đại của hàng trăm triệu người ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đang được thức tỉnh. Châu á trẻ trung đang vươn mình, châu Phi đen đang quật khởi... Lưỡi lê, đại bác, chính sách ngu dân của chủ nghĩa tư bản không thể đè bẹp ý chí chiến đấu và sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Người viết: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi" (Tr.28).
Từ nhận thức: chủ nghĩa thực dân đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đoạ đày, đau khổ. Người viết: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Tr.266).
Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của tư tưởng cơ hội, cải lương, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, những nhận thức chưa đúng đắn của một số đảng cộng sản châu Âu trong vấn đề thuộc địa. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người nói: "Đề ra những luận cương dài dằng dặc
và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể" (Tr.281). Người đã kiến nghị những việc làm thiết thực và yêu cầu Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh hoạt động giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc.
Bản thân Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền chủ nghĩa xã hội khoa học vào các nước thuộc địa, hướng quần chúng về nước Nga Xôviết tươi đẹp, về con đường cách mạng triệt để. Người khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải đi theo con đường của V.I.Lênin và Cách mạng Tháng Mười. Người cũng dành những lời trân trọng viết về V.I.Lênin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới: "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội" (Tr.237).
Qua một loạt bài viết trong tập 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng. Người chỉ rõ: trong các thuộc địa, giai cấp công nhân đã bắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp. Phải làm cho công nhân da đen và da vàng hiểu rằng kẻ thù duy nhất của họ chính là cái chế độ này, một chế độ nô lệ tinh vi hơn chế độ cũ, nặng nề và vô nhân đạo hơn. Trong bài Phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Người nêu rõ giai cấp công nhân đã đóng góp nhiều vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, song thành quả cách mạng lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt, giai cấp công nhân bắt buộc tiến hành một cuộc đấu tranh khác: đấu tranh giai cấp. Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, yêu cầu giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải củng cố khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng, nền tảng của mặt trận đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhìn nhận đúng đắn vấn đề nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa chủ yếu là bóc lột nông dân. Người viết: "Người An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp. Người nông dân An Nam nói riêng, lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản" (Tr.227). Phải sống trong hoàn cảnh cùng cực như vậy nên người nông dân nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng chẳng những có ý thức giai cấp rõ rệt mà còn có ý thức dân tộc rất mạnh mẽ. Trong các bài Tình cảnh nông dân An Nam, Tình cảnh nông dân Trung Quốc, Nông dân Bắc Phi... và những bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã khái quát vị trí và lực lượng to lớn của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc và chỉ rõ ở các nước thuộc địa, nông dân nhiều lần nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, nhưng đều thất bại, vì thiếu sự lãnh đạo và tổ chức. Người viết: "Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng" (Tr.289). Vì vậy, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nông dân, đem lại ruộng đất cho nông dân.
Các bài viết trong tập 1 còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến vai trò của phụ nữ và các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên... trong đấu tranh cách mạng. Trong những bài viết của mình, Người đã nêu nhiều tấm gương tiêu biểu của phụ nữ và tuổi trẻ tại các nước thuộc địa và phụ thuộc để cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng bị áp bức.
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, ngoài những tác phẩm lý luận sắc bén, chứa đựng tư tưởng chính trị quan trọng, còn có những tác phẩm văn học có giá trị, mang tính đảng sâu sắc, tính chiến đấu cao và tính nghệ thuật độc đáo. Bằng những tác phẩm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền văn học cách mạng mang nội dung yêu nước và đậm đà bản sắc dân tộc.
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, trên cơ sở tiếp thụ thành quả của lần xuất bản năm 1980, đã bổ sung hơn 30 bài và tác phẩm với hơn 100 trang, khai thác ở kho lưu trữ của Quốc tế Cộng sản trước đây, trên các tập san La Revue Communiste, Inprekorr, các báo L'Humanité, Le Paria, La Vie Ouvrière, Le Journal du Peuple, Le Libertaire... Một số bài được in trong
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, xuất bản năm 1981, sau khi xác minh lại về thời gian đã được đưa vào tập 1. Về mặt văn bản, một số bài trong lần xuất bản trước đã được đối chiếu, hiệu đính lại cho chính xác hơn.
Tuy vậy, lần xuất bản này chắc chắn cũng chưa tập hợp được đầy đủ những bài viết và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu trữ ở nước ngoài và rải rác đây đó.
Chúng tôi mong các bậc thức giả, các nhà nghiên cứu và bạn đọc gần xa mách bảo và bổ sung những bài còn thiếu, chỉ ra những sơ suất, thiếu sót để cho lần xuất bản sau được tốt hơn.
ST