Sống và làm việc thời gian dài với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Người Anh Cả của Quân đội, là một trong những người thấm nhuần sâu sắc, vận dụng thành công tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của Quân đội ta. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ, Báo Quân đội nhân dân xin trân trọng giới thiệu bài viết mang tính tổng kết của Đại tướng, về “Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta”.
Hồ Chí Minh là người yêu nước Việt Nam đầu tiên trở thành người cộng sản khi đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn của nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin một cách sáng tạo có phân tích chọn lọc.
*
* *Từ năm 1924, Người đã suy nghĩ đến những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa Mác và thấy cần được bổ sung cho phù hợp với đặc điểm phương Đông, đặc điểm Việt Nam. Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin những nội dung phù hợp với cách mạng Việt Nam. Cái chủ yếu nhất mà Người tiếp thu về thế giới quan là mục tiêu cách mạng, về phương pháp luận là phép biện chứng duy vật. Có thể nói Hồ Chí Minh đã “Việt Nam hóa”, “phương Đông hóa” chủ nghĩa Mác–Lê-nin như một số đồng chí đã nêu. Đến với chủ nghĩa Mác–Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một sự chuyển biến nhảy vọt về chất, giải phóng dân tộc đã gắn với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22-12-1962)
Bác Hồ đã nói: Cuộc đấu tranh xã hội diễn ra trên hai mặt, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Mác-Ăng-ghen sống trong thời điểm bấy giờ, đã phân tích chủ nghĩa tư bản, phân tích cuộc đấu tranh giai cấp, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản một cách khoa học, sâu sắc, tìm ra con đường cách mạng cho giai cấp công nhân và nhân loại cần lao. Về đấu tranh dân tộc, thì Mác cũng đã nói đến nhưng phải đến Lê-nin, trước thực tiễn phát triển của chủ nghĩa đế quốc, mới đề cập đến một cách rõ hơn. Hồ Chí Minh, kế thừa tư tưởng của Mác, của Lê-nin, xuất phát từ thực tiễn chủ nghĩa đế quốc đã phân chia nhau thống trị khắp thế giới mà Việt Nam là một điển hình, phân tích sâu sắc chủ nghĩa thực dân, nêu lên một cách toàn diện và mở ra đột phá khẩu với cách mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bằng mọi hình thức, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với hệ tư tưởng Mác–Lê-nin và phong trào cách mạng thế giới là vấn đề dân tộc. Từ năm 1924, Người đã ra chủ trương “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”, Người coi “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Người cộng sản ở nước thuộc địa phải coi “Tổ quốc là trên hết”, trước hết là giải phóng dân tộc.
Từ những nội dung trình bày trên ta thấy: Tư tưởng Hồ Chí Minh tuyệt đối không có gì đối lập với chủ nghĩa Mác–Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác–Lê-nin, vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nếu cho rằng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh là hạ thấp chủ nghĩa Mác–Lê-nin là không hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, là xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, là hạn chế phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải khẳng định ở Việt Nam nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh là cách có hiệu quả nhất để bảo vệ và nêu cao chủ nghĩa Mác–Lê-nin.
Như vậy, điều đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh to lớn cho quân và dân ta chiến thắng mọi kẻ thù, đó là Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn với mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cách mạng ấy cũng là mục tiêu của chiến tranh cách mạng, gắn cứu nước với cứu dân, giải phóng Tổ quốc và xây dựng chế độ mới tốt đẹp thật sự đem lại cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu ấy đã đáp ứng khát vọng của toàn dân và khát vọng của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.
Trước đây, nhiều triều đại phong kiến cũng đã phát huy được truyền thống yêu nước của nhân dân và quân đội, đánh thắng kẻ thù lớn mạnh. Nhưng đánh giặc xong thì đế vương là chủ, chứ dân không phải là chủ, nên vẫn còn những hạn chế.
Từ khi có Bác Hồ và có Đảng, công cuộc giải phóng dân tộc đã gắn với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên sức mạnh ấy đã được nhân lên gấp bội.
Với mục tiêu chiến đấu đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại luôn coi trọng giáo dục cho quân đội ta truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Người dạy cán bộ, chiến sĩ ta phải trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương vì nước, vì dân của Người đã khơi dậy trong cán bộ, chiến sĩ ta lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Đó là một động lực to lớn động viên quân đội ta nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Điều thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh to lớn cho quân đội ta trưởng thành và chiến thắng, đó chính là Người đã lãnh đạo xây dựng một quân đội luôn gắn bó với dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu: Thật sự là quân đội của nhân dân, của dân tộc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, mang bản chất của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam.
Lực lượng tham gia quân đội là những thanh niên yêu nước, con em của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đại bộ phận là con em công nhân, nông dân và nhân dân lao động. Qua giáo dục rèn luyện trong quân đội họ đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội.
Người dạy quân đội là con em của nhân dân nên phải có quan hệ gắn bó như ruột thịt với nhân dân. Phải làm cho quân đội hết lòng yêu thương nhân dân, kính trọng, giúp đỡ, bảo vệ dân, được dân tin, dân phục, dân yêu. Quân đội không những đánh giặc giỏi mà còn phải biết làm công tác dân vận giỏi, sản xuất giỏi. Phải luôn luôn “dựa vào dân” vì “có dân là có tất cả”. Sức mạnh của quân đội, sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp với sức mạnh của toàn dân tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.
Quân đội của dân, chiến đấu vì dân, quan hệ với dân như cá với nước là một vấn đề thuộc về bản chất của một quân đội kiểu mới, quân đội dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chúng ta thật sự tự hào không những trong chiến tranh mà trong hòa bình xây dựng, đặc biệt trong cuộc chống thiên tai khốc liệt diễn ra ở miền Trung, quân đội ta đã hết lòng thương yêu nhân dân, không quản hiểm nguy đem hết sức mình cứu giúp nhân dân trong cơn hoạn nạn, một số đồng chí đã hy sinh vì nhiệm vụ, để lại trong lòng nhân dân ta niềm thương tiếc vô hạn. Đó là biểu hiện sáng ngời của truyền thống đoàn kết quân dân, của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Điều thứ ba, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã chỉ cho quân đội ta phải phát huy tài thao lược, cách đánh giặc của dân tộc và học tập kinh nghiệm của các nước, đánh giặc với sức mạnh toàn dân, toàn diện, dám lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, kiên cường dũng cảm kết hợp với mưu trí sáng tạo. Người thường nhắc nhở đánh giặc phải “gan” và “khéo” bởi vì quân đội ta luôn phải đánh với kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Có dám đánh,quyết đánh mới tìm ra cách đánh sáng tạo, tức là biết đánh. Lấy yếu chống mạnh bao giờ cũng phải hết sức mưu trí sáng tạo. Với cách đánh thông minh sáng tạo, lực lượng nhỏ có thể tiêu diệt kẻ địch lớn; vũ khí thô sơ, kém hiện đại có thể đánh bại vũ khí hiện đại. Một chính khách cao cấp của Mỹ đã từng nói: Nếu dân tộc các ngài chỉ anh hùng thôi, thì vũ khí hiện đại Mỹ chúng tôi có thể đè bẹp, nhưng vì các ngài thông minh quá. Dũng cảm và thông minh đã làm cho sức 1 thành 10, thành 100. Những chiến công kỳ diệu của đặc công, biệt động, của trận Điện Biên Phủ, của “Điện Biên Phủ trên không”, của Xuân 1968, Xuân 1975 là những đỉnh cao của cách đánh giặc dũng cảm kết hợp mưu trí sáng tạo của quân và dân ta.
Điều thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh để quân đội ta chiến thắng đó làquan điểm thực tiễn. Hồ Chí Minh coi trọng lý luận, nhưng luôn gắn lý luận với thực tiễn, luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận, không giáo điều, máy móc.
Nhờ xuất phát từ thực tiễn, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và xu thế thời đại, tạo ra sức mạnh to lớn để giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh, nếu không thường xuyên bám sát thực tiễn, phân tích thực tiễn đúng đắn, đề ra quyết sách không phù hợp với thực tiễn thì nhất định bị thực tiễn “phê phán” ngay, phải trả giá ngay bằng xương máu, vì vậy càng đòi hỏi phải nắm vững quan điểm thực tiễn.
Người luôn dạy cán bộ, làm cách mạng tuyệt đối không được chủ quan, phải sâu sát thực tế, đánh giặc mà hiểu cho rõ địch-ta thì trăm trận trăm thắng.
Khi tình hình thực tiễn đã thay đổi, thì phải dám đổi mới, thay đổi quyết sách cũ đề ra quyết sách mới cho phù hợp thực tiễn, có như vậy mới giành thắng lợi. Quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ; quyết định kịp thời chuyển kế hoạch chiến lược cơ bản giải phóng miền Nam trong hai, ba năm sang kế hoạch thời cơ một năm, sáu tháng, hai tháng trước mùa mưa và ra lệnh tấn công thần tốc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là những ví dụ điển hình của sự vận dụng quan điểm thực tiễn trong chỉ đạo đánh giặc.
Cuộc chiến đấu lâu dài 30 năm đánh thắng hai đế quốc to là một kỳ tích lịch sử hết sức vẻ vang đối với quân và dân ta. Thực tiễn này là một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đòi hỏi chúng ta phải hết sức coi trọng tổng kết, tiếp tục tổng kết một cách sâu sắc, toàn diện. Phải tổng kết một cách khách quan khoa học với trách nhiệm cao đối với xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, làm cho rõ những kinh nghiệm thành công để tiếp tục kế thừa, vận dụng và phát huy, đồng thời làm cho rõ những kinh nghiệm không thành công để biết tránh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bám sát thực tiễn, phân tích nghiên cứu đúng thực tiễn, phát hiện ra quy luật, hành động theo quy luật, tuyệt đối không được giáo điều, máy móc, chống chủ quan duy ý chí là một yêu cầu cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo cách mạng cũng như lãnh đạo chiến tranh để giành thắng lợi.
Điểm thứ năm, chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng,luôn giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là điều Bác Hồ luôn nhắc nhở, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đối với thắng lợi của quân đội. Quân đội là lực lượng tin cậy của Đảng, của nhân dân để chống lại kẻ thù. Vì vậy, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân đội ta mới giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, một quân đội thật sự của nhân dân, luôn giữ vững mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, Người coi việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là vấn đề nguyên tắc, coi việc chăm lo giáo dục đảng viên, cán bộ về phẩm chất cách mạng để phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, của đảng viên trong quân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định để đánh thắng kẻ thù.
Trên đây là những nội dung nói về tư tưởng Hồ Chí Minh mà tôi cho là sâu sắc nhất đã góp phần tạo nên sức mạnh to lớn cho quân đội ta đánh thắng mọi kẻ thù, hoàn thành mọi nhiệm vụ, làm nên những kỳ tích tưởng chừng như không làm nổi.
Đó là năm bài học mà chúng ta cần nắm vững để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng quân đội trong tình hình mới.
*
* *
Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang ra sức xây dựng đất nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta tiến vào thế kỷ XXI với cục diện thế giới đầy biến động. Cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với nhịp độ siêu tốc. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, xung đột tôn giáo diễn ra phức tạp, gay gắt. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, với mặt tích cực và tiêu cực của nó, đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi xu thế hòa bình hợp tác đang phát triển thì các hoạt động khủng bố, các cuộc chiến tranh cục bộ, xu hướng chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục. Các thế lực đế quốc đang dùng sức mạnh kinh tế, khoa học, văn hóa, khi cần thì dùng cả sức mạnh quân sự để áp đặt ý muốn của mình bắt các dân tộc phải tuân theo, phải phụ thuộc, thậm chí bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cả Liên hợp quốc chà đạp lên nước có độc lập chủ quyền, đây là một kiểu thực dân mới kiểu mới.
Trước tình hình ấy, quân và dân ta càng phải nắm vững quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, chúng ta càng phải nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, cả chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ và công an nhân dân; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại với bản lĩnh chính trị vững vàng và tri thức quân sự cao; coi trọng lực lượng thường trực, đồng thời coi trọng lực lượng hậu bị, coi đào tạo cán bộ là công tác trung tâm. Tiếp tục công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự, kể cả kỹ thuật công nghệ cao, phát triển lên một bước mới học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh–học thuyết chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh với một đường lối tổng hợp, kết hợp quân sự với kinh tế, văn hóa và chính sách đối ngoại. Nắm vững xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong thời bình, bởi vì có kinh tế mạnh mới có quốc phòng mạnh. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đại đoàn kết toàn dân đủ sức để ngăn chặn mọi mưu đồ “diễn biến hòa bình” hoặc gây ra chiến tranh, giữ vững hòa bình lâu dài, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên đất liền, trên không và trên biển.
Với tư cách là người mà Bác và Đảng đã trao nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu, là một nhân chứng lịch sử, đã đi gần suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta, tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là thế hệ trẻ một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi.
Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác–Lê-nin thì thắng lợi. Làm sai tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại.
Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi.
Thế giới còn đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác–Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi.
Hồ Chí Minh là người yêu nước Việt Nam đầu tiên trở thành người cộng sản khi đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn của nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin một cách sáng tạo có phân tích chọn lọc.
*
* *Từ năm 1924, Người đã suy nghĩ đến những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa Mác và thấy cần được bổ sung cho phù hợp với đặc điểm phương Đông, đặc điểm Việt Nam. Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin những nội dung phù hợp với cách mạng Việt Nam. Cái chủ yếu nhất mà Người tiếp thu về thế giới quan là mục tiêu cách mạng, về phương pháp luận là phép biện chứng duy vật. Có thể nói Hồ Chí Minh đã “Việt Nam hóa”, “phương Đông hóa” chủ nghĩa Mác–Lê-nin như một số đồng chí đã nêu. Đến với chủ nghĩa Mác–Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một sự chuyển biến nhảy vọt về chất, giải phóng dân tộc đã gắn với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22-12-1962)
Bác Hồ đã nói: Cuộc đấu tranh xã hội diễn ra trên hai mặt, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Mác-Ăng-ghen sống trong thời điểm bấy giờ, đã phân tích chủ nghĩa tư bản, phân tích cuộc đấu tranh giai cấp, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản một cách khoa học, sâu sắc, tìm ra con đường cách mạng cho giai cấp công nhân và nhân loại cần lao. Về đấu tranh dân tộc, thì Mác cũng đã nói đến nhưng phải đến Lê-nin, trước thực tiễn phát triển của chủ nghĩa đế quốc, mới đề cập đến một cách rõ hơn. Hồ Chí Minh, kế thừa tư tưởng của Mác, của Lê-nin, xuất phát từ thực tiễn chủ nghĩa đế quốc đã phân chia nhau thống trị khắp thế giới mà Việt Nam là một điển hình, phân tích sâu sắc chủ nghĩa thực dân, nêu lên một cách toàn diện và mở ra đột phá khẩu với cách mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bằng mọi hình thức, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với hệ tư tưởng Mác–Lê-nin và phong trào cách mạng thế giới là vấn đề dân tộc. Từ năm 1924, Người đã ra chủ trương “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”, Người coi “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Người cộng sản ở nước thuộc địa phải coi “Tổ quốc là trên hết”, trước hết là giải phóng dân tộc.
Từ những nội dung trình bày trên ta thấy: Tư tưởng Hồ Chí Minh tuyệt đối không có gì đối lập với chủ nghĩa Mác–Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác–Lê-nin, vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nếu cho rằng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh là hạ thấp chủ nghĩa Mác–Lê-nin là không hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, là xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, là hạn chế phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải khẳng định ở Việt Nam nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh là cách có hiệu quả nhất để bảo vệ và nêu cao chủ nghĩa Mác–Lê-nin.
Như vậy, điều đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh to lớn cho quân và dân ta chiến thắng mọi kẻ thù, đó là Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn với mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cách mạng ấy cũng là mục tiêu của chiến tranh cách mạng, gắn cứu nước với cứu dân, giải phóng Tổ quốc và xây dựng chế độ mới tốt đẹp thật sự đem lại cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu ấy đã đáp ứng khát vọng của toàn dân và khát vọng của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.
Trước đây, nhiều triều đại phong kiến cũng đã phát huy được truyền thống yêu nước của nhân dân và quân đội, đánh thắng kẻ thù lớn mạnh. Nhưng đánh giặc xong thì đế vương là chủ, chứ dân không phải là chủ, nên vẫn còn những hạn chế.
Từ khi có Bác Hồ và có Đảng, công cuộc giải phóng dân tộc đã gắn với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên sức mạnh ấy đã được nhân lên gấp bội.
Với mục tiêu chiến đấu đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại luôn coi trọng giáo dục cho quân đội ta truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Người dạy cán bộ, chiến sĩ ta phải trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương vì nước, vì dân của Người đã khơi dậy trong cán bộ, chiến sĩ ta lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Đó là một động lực to lớn động viên quân đội ta nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Điều thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh to lớn cho quân đội ta trưởng thành và chiến thắng, đó chính là Người đã lãnh đạo xây dựng một quân đội luôn gắn bó với dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu: Thật sự là quân đội của nhân dân, của dân tộc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, mang bản chất của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam.
Lực lượng tham gia quân đội là những thanh niên yêu nước, con em của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đại bộ phận là con em công nhân, nông dân và nhân dân lao động. Qua giáo dục rèn luyện trong quân đội họ đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội.
Người dạy quân đội là con em của nhân dân nên phải có quan hệ gắn bó như ruột thịt với nhân dân. Phải làm cho quân đội hết lòng yêu thương nhân dân, kính trọng, giúp đỡ, bảo vệ dân, được dân tin, dân phục, dân yêu. Quân đội không những đánh giặc giỏi mà còn phải biết làm công tác dân vận giỏi, sản xuất giỏi. Phải luôn luôn “dựa vào dân” vì “có dân là có tất cả”. Sức mạnh của quân đội, sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp với sức mạnh của toàn dân tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.
Quân đội của dân, chiến đấu vì dân, quan hệ với dân như cá với nước là một vấn đề thuộc về bản chất của một quân đội kiểu mới, quân đội dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chúng ta thật sự tự hào không những trong chiến tranh mà trong hòa bình xây dựng, đặc biệt trong cuộc chống thiên tai khốc liệt diễn ra ở miền Trung, quân đội ta đã hết lòng thương yêu nhân dân, không quản hiểm nguy đem hết sức mình cứu giúp nhân dân trong cơn hoạn nạn, một số đồng chí đã hy sinh vì nhiệm vụ, để lại trong lòng nhân dân ta niềm thương tiếc vô hạn. Đó là biểu hiện sáng ngời của truyền thống đoàn kết quân dân, của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Điều thứ ba, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã chỉ cho quân đội ta phải phát huy tài thao lược, cách đánh giặc của dân tộc và học tập kinh nghiệm của các nước, đánh giặc với sức mạnh toàn dân, toàn diện, dám lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, kiên cường dũng cảm kết hợp với mưu trí sáng tạo. Người thường nhắc nhở đánh giặc phải “gan” và “khéo” bởi vì quân đội ta luôn phải đánh với kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Có dám đánh,quyết đánh mới tìm ra cách đánh sáng tạo, tức là biết đánh. Lấy yếu chống mạnh bao giờ cũng phải hết sức mưu trí sáng tạo. Với cách đánh thông minh sáng tạo, lực lượng nhỏ có thể tiêu diệt kẻ địch lớn; vũ khí thô sơ, kém hiện đại có thể đánh bại vũ khí hiện đại. Một chính khách cao cấp của Mỹ đã từng nói: Nếu dân tộc các ngài chỉ anh hùng thôi, thì vũ khí hiện đại Mỹ chúng tôi có thể đè bẹp, nhưng vì các ngài thông minh quá. Dũng cảm và thông minh đã làm cho sức 1 thành 10, thành 100. Những chiến công kỳ diệu của đặc công, biệt động, của trận Điện Biên Phủ, của “Điện Biên Phủ trên không”, của Xuân 1968, Xuân 1975 là những đỉnh cao của cách đánh giặc dũng cảm kết hợp mưu trí sáng tạo của quân và dân ta.
Điều thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh để quân đội ta chiến thắng đó làquan điểm thực tiễn. Hồ Chí Minh coi trọng lý luận, nhưng luôn gắn lý luận với thực tiễn, luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận, không giáo điều, máy móc.
Nhờ xuất phát từ thực tiễn, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và xu thế thời đại, tạo ra sức mạnh to lớn để giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh, nếu không thường xuyên bám sát thực tiễn, phân tích thực tiễn đúng đắn, đề ra quyết sách không phù hợp với thực tiễn thì nhất định bị thực tiễn “phê phán” ngay, phải trả giá ngay bằng xương máu, vì vậy càng đòi hỏi phải nắm vững quan điểm thực tiễn.
Người luôn dạy cán bộ, làm cách mạng tuyệt đối không được chủ quan, phải sâu sát thực tế, đánh giặc mà hiểu cho rõ địch-ta thì trăm trận trăm thắng.
Khi tình hình thực tiễn đã thay đổi, thì phải dám đổi mới, thay đổi quyết sách cũ đề ra quyết sách mới cho phù hợp thực tiễn, có như vậy mới giành thắng lợi. Quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ; quyết định kịp thời chuyển kế hoạch chiến lược cơ bản giải phóng miền Nam trong hai, ba năm sang kế hoạch thời cơ một năm, sáu tháng, hai tháng trước mùa mưa và ra lệnh tấn công thần tốc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là những ví dụ điển hình của sự vận dụng quan điểm thực tiễn trong chỉ đạo đánh giặc.
Cuộc chiến đấu lâu dài 30 năm đánh thắng hai đế quốc to là một kỳ tích lịch sử hết sức vẻ vang đối với quân và dân ta. Thực tiễn này là một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đòi hỏi chúng ta phải hết sức coi trọng tổng kết, tiếp tục tổng kết một cách sâu sắc, toàn diện. Phải tổng kết một cách khách quan khoa học với trách nhiệm cao đối với xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, làm cho rõ những kinh nghiệm thành công để tiếp tục kế thừa, vận dụng và phát huy, đồng thời làm cho rõ những kinh nghiệm không thành công để biết tránh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bám sát thực tiễn, phân tích nghiên cứu đúng thực tiễn, phát hiện ra quy luật, hành động theo quy luật, tuyệt đối không được giáo điều, máy móc, chống chủ quan duy ý chí là một yêu cầu cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo cách mạng cũng như lãnh đạo chiến tranh để giành thắng lợi.
Điểm thứ năm, chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng,luôn giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là điều Bác Hồ luôn nhắc nhở, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đối với thắng lợi của quân đội. Quân đội là lực lượng tin cậy của Đảng, của nhân dân để chống lại kẻ thù. Vì vậy, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân đội ta mới giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, một quân đội thật sự của nhân dân, luôn giữ vững mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, Người coi việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là vấn đề nguyên tắc, coi việc chăm lo giáo dục đảng viên, cán bộ về phẩm chất cách mạng để phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, của đảng viên trong quân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định để đánh thắng kẻ thù.
Trên đây là những nội dung nói về tư tưởng Hồ Chí Minh mà tôi cho là sâu sắc nhất đã góp phần tạo nên sức mạnh to lớn cho quân đội ta đánh thắng mọi kẻ thù, hoàn thành mọi nhiệm vụ, làm nên những kỳ tích tưởng chừng như không làm nổi.
Đó là năm bài học mà chúng ta cần nắm vững để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng quân đội trong tình hình mới.
*
* *
Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang ra sức xây dựng đất nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta tiến vào thế kỷ XXI với cục diện thế giới đầy biến động. Cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với nhịp độ siêu tốc. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, xung đột tôn giáo diễn ra phức tạp, gay gắt. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, với mặt tích cực và tiêu cực của nó, đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi xu thế hòa bình hợp tác đang phát triển thì các hoạt động khủng bố, các cuộc chiến tranh cục bộ, xu hướng chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục. Các thế lực đế quốc đang dùng sức mạnh kinh tế, khoa học, văn hóa, khi cần thì dùng cả sức mạnh quân sự để áp đặt ý muốn của mình bắt các dân tộc phải tuân theo, phải phụ thuộc, thậm chí bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cả Liên hợp quốc chà đạp lên nước có độc lập chủ quyền, đây là một kiểu thực dân mới kiểu mới.
Trước tình hình ấy, quân và dân ta càng phải nắm vững quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, chúng ta càng phải nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, cả chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ và công an nhân dân; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại với bản lĩnh chính trị vững vàng và tri thức quân sự cao; coi trọng lực lượng thường trực, đồng thời coi trọng lực lượng hậu bị, coi đào tạo cán bộ là công tác trung tâm. Tiếp tục công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự, kể cả kỹ thuật công nghệ cao, phát triển lên một bước mới học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh–học thuyết chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh với một đường lối tổng hợp, kết hợp quân sự với kinh tế, văn hóa và chính sách đối ngoại. Nắm vững xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong thời bình, bởi vì có kinh tế mạnh mới có quốc phòng mạnh. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đại đoàn kết toàn dân đủ sức để ngăn chặn mọi mưu đồ “diễn biến hòa bình” hoặc gây ra chiến tranh, giữ vững hòa bình lâu dài, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên đất liền, trên không và trên biển.
Với tư cách là người mà Bác và Đảng đã trao nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu, là một nhân chứng lịch sử, đã đi gần suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta, tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là thế hệ trẻ một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi.
Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác–Lê-nin thì thắng lợi. Làm sai tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại.
Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi.
Thế giới còn đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác–Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi.