Áp dụng Tài phán hiến pháp ở Việt Nam.
Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao, Hiến pháp cần có sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó quan trọng nhất là các cơ quan nhà nước. Để chống lại sự vi phạm các quy định của Hiến pháp, làm thay đổi nội dung Hiến pháp, không thi hành các quy định về mặt nội dung, cũng như tinh thần của Hiến pháp, các nhà nước có hiến pháp thành văn có một chế định bảo vệ Hiến pháp. Xét cho cùng thì bảo hiến là hướng tới kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền tự do của con người. Trong các cơ chế bảo Hiến thì Tài phán Hiến pháp là hiệu quả nhất, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về Tài phán hiến pháp.
I- Sự ra đời và áp dụng Tài phán hiến pháp là tất yếu khách quan.
1- Lịch sử hình thành và phát triển.
Sự ra đời Hiến pháp là một bước tiến lớn trong lịch sử của nhân loại nói chung, của lịch sử lập hiến nói riêng. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, hiến pháp như một bản “khế ước xã hội” ấn định chính thể nhà nước, ấn định các cơ quan nhà nước và trao cho chúng những thẩm quyền xác định, các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của một quốc gia, đồng thời ghi nhận những quyền cơ bản của con người. Do đó hiến pháp còn là nền tảng của một nhà nước dân chủ, của chủ quyền nhân dân. Từ khi có hiến pháp, nhà nước không đơn thuần chỉ là một “ông chủ” mà còn là một “đầy tớ” của nhân dân. Tuy nhiên các cơ quan nhà nước với xu hướng lạm dụng quyền lực nên dễ xâm phạm đến lợi ích của công dân, các hành vi vi hiến làm cho hiến pháp không còn là tối cao nữa. Để đảm bảo tính tối cao, chống lại các hành vi hiến, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân chế định bảo hiến đã ra đời. Chế định bảo hiến này đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là giao quyền bảo hiến cho cơ quan dân cử (bảo hiến bằng con đường chính trị), hai là, trao cho ngành tư pháp chức năng bảo hiến (Tài phán hiến pháp).
Trong lịch sử lập hiến thế giới, ban đầu người ta quan niệm rằng cơ quan dân cử vào vị thế thuận lợi nhất để bảo vệ hiến pháp. Vì thế ý tưởng giao quyền bảo hiến trao cho một hội nghị dân cử, một ủy ban của Quốc hội hoặc một trong hai viện của Quốc hội. Mô hình này đã được áp dụng tại một vài quốc gia, tức là bảo hiến bằng một cơ quan chính trị có tên là cơ quan lập hiến. Nhưng các nước đó đã có sự phân biệt giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến. Với lập luận cơ quan đã làm ra hiến pháp là cơ quan ở vị trí thuận lợi đề giải thích ý nghĩa của hiến pháp và biết được khi nào hiến pháp bị vi phạm, đồng thời nó lại ở một vị thế cao hơn cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên thì ý tưởng trao quyền bảo hiến cho một cơ quan chính trị dân cư đã sớm trở nên lỗi thời và con đường bảo hiến bằng cơ quan chính trị đã không được áp dụng phổ biến trên thế giới (Việt Nam đang áp dụng). Vì một vài lý do sau:
Thứ nhất, cơ quan chính trị có khuynh hướng xem xét vấn đề trên khía cạnh chính trị hơn là pháp lý. Nhưng kiểm soát tính hơp hiến là một hành vi pháp lý.
Thứ hai, là cơ quan chính trị nên sự kiểm soát dễ sai lệch vì cơ quan này thường nghĩ nhiều đến lợi ích, hợp thời, giá trị thực tiễn của các đạo luật hơn là kiểm soát tính hợp hiến của chúng.
Thứ ba, do là cơ quan chính trị nên các phán xét về hành vi vi hiến theo quan điểm chính trị hơn là pháp lý.
Thứ tư, bảo hiến là một nghiệp vụ hoàn toàn pháp lý, nên các chính trị gia thiếu đi chuyên môn, hơn nữa đây là một nghiệp vụ tư pháp thuộc thẩm quyền của các vị thẩm phán chuyên nghiệp. Cơ quan tư pháp có những ưu việt, đó là tính độc lập, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.
Vì vậy, việc trao cho nghành tư pháp chức năng bảo hiến là hoàn toàn phù hợp với tính chất quyền lực của quyền tư pháp. Cách nói khác của mô hình này chính là tài phán hiến pháp. Trong ba nhánh quyền lực của một nhà nước thì nhánh quyền lập pháp và hành pháp là những nhánh quyền lực mạnh nên dễ có nguy cơ lạm quyền. Lập pháp với quyền ban hành các văn bản luật, tức là quyền ấn định cách hành xử của cả xã hội, và kiểm soát tài chính ảnh hưởng đến cả nước, xã hội. Hành pháp tác động từng giờ, từng ngày vào đời sống con người, có quyền dùng cả vũ lực. Do đó, lập pháp và hành pháp dễ có nguy cơ lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, tự do của con người.
Không chỉ có Quốc hội ban hành văn bản luật mà chính phủ còn được Quốc hội ủy quyền ban hành các văn bản pháp luật (văn bản pháp quy). Vì vậy, sau Quốc hội thì chính phủ cũng rất dễ ban hành các văn bản vi hiến.
Tư pháp là một nhánh quyền lực yếu hơn so với lập pháp và hành pháp. Theo như quan điểm của Hamilton: “Ngành tư pháp trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối sức tài sản lẫn sức mạnh của xã hội và không có một quyền quyết định tích cực nào cả. Có noi nghành tư pháp vừa không có lực lượng vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa vào sự trợ tá của nghành hành pháp mới có thể thi hành đượcquyết định vủa trí phán đoán mình”.
Hơn nữa, trong mô hình nhà nước dân chủ, nhất là nhà nước pháp quyền không chỉ thừa nhận sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn kiềm chế đối trọng, giới hạn quyền lực nhà nước. Với cách thức này tòa án không chỉ được độc lập trong xét xử mà còn độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại. Hiến pháp với tư cách là đạo luật tối cao của đất nước, nền tảng của dân chủ, chủ quyền nhân dân. Tư pháp bảo vệ hiến pháp bằng cách chống lại sự tập trung quyền lực nhà nước. Tư pháp là nơi mà mọi người dân giải quyết các khiếu nại liên quan đến các quyền hiến định.
Trên thế giới phổ biến, cơ quan bảo hiến là tư pháp. Tiêu biểu là mô hình tòa án thường của Hoa Kỳ (phi tập trung), mô hình tài phán chuyên biệt thường được gọi là Tòa án hiến pháp ở Đức.
2- Các mô hình bảo hiến.
2.1- Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp.
Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp được chia thành 2 loại: Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ và Mô hình tài phán của Đức.
2.1.1- Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ - phi tập trung hóa.
Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ được gọi mô hình phi tập trung, bởi hệ thống kiểm tra tư pháp ở Mỹ được thiết lập ở tất cả các tòa án, không có một tòa án đặc hai loại tòa án nào có độc quyền tư pháp để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật ( cả tòa án liên bang lẫn tòa án liên bang lẫn tòa án tiểu bang đều có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật.
Ở Mỹ kiểm tra tư pháp được xem như là một chức năng tự nhiên của cơ quan tư pháp, tuy nhiên chức năng này không được quy định trong hiến pháp. Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã tự nhận vai trò kiểm tra tư pháp xuất hiện lần đầu trong vụ án Marbury v. Madison.
Trong bản án này, Tòa án tối cao liên bang đã đưa ra một nguyên tắc rõ ràng về kiểm tra tư pháp của cơ quan tư pháp: “ Trong một vụ tranh chấp mà Tòa án phải xem xét, nếu một bên đương sự đưa ra sự bất hợp hiến của đạo luật mà người ta muốn đem thi hành đối với y, thì tòa án phải kiểm tra sự bất hợp hiến đó có thật hay không, và nếu có thật thì tòa án phải từ chối áp dụng đạo luật bất hợp hiến”.
Kiểm tra tư pháp được đặt ra khi có khiếu kiện nên Tòa án Mỹ chỉ kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật khi có một vụ án hay một vụ tranh chấp cụ thể. Không có kiểm tra trừu tượng đối với hệ thống pháp luật Mỹ, bởi kiểm tra tư pháp chỉ có thể diễn ra một cách hợp thức trong một vụ án trước một tòa án thường. Vì vậy, những phán quyết của tòa án chỉ tác động đến những đạo luật và vụ án cụ thể.
Tòa án chỉ có quyền tuyên bố đạo luật bất hợp hiến sẽ không được áp dụng trong vụ án đó chứ không có quyền hủy bỏ đạo luật đó.
Mặc dù tất cả các tòa án đều có quyền tài phán hiến pháp tuy nhiên người ta vẫn thường nhắc đến vai trò của tòa án tối cao bởi vì trong một vụ án bao giờ hai bên cũng đem ra tranh tụng trước cơ quan tư pháp cao nhất, sử dụng mọi thủ tục chống án hay phá án nhưng cũng chỉ có thể thu nhận được kết quả khi vị thẩm phán cao nhất trong hệ thống tư pháp ra phán quyết. Và tòa án tối cao của Mỹ còn nắm chức năng giải thích hiến pháp. Ngoài ra Mỹ còn có truyền thống tôn trọng án lệ. Vì vậy, sau khi phán quyết của tòa án tối cao được ban hành trong một vụ việc cụ thể thì bất cứ một vụ việc cụ thể có liên quan đến đạo luật tương tự sẽ nhận được một phán quyết tương tự.
Như vậy, mặc dù tòa án không có quyền hủy bỏ một đạo luật vi hiến, đạo luật đó vẫn tồn tại, nhưng tòa án từ chối việc áp đụng một đạo luật bất hợp hiến trong trường hợp cụ thể trên thực tế đã làm vô hiệu đạo luật đó.
2.1.2- Mô hình tài phán hiến pháp của Đức – Tập trung hóa.
Khác với Mỹ, kiểm tra tư pháp ở Đức được thực thi bởi một tòa án đặc biệt độc lập trong hệ thống tư pháp thông thường và giữ độc quyền tài phán về các vấn đề hiến pháp và có tên gọi Tòa án hiến pháp (Bundesverfassungdgericht), người sáng lập mô hình này là giáo sư Hans Kelsen. Hệ thống tòa án của Đức được phân chia thành các tòa chuyên biệt như hành chính, dân sự, thương mại,…., để giải quyết những công việc liên quan đến lĩnh vực đó. Cũng vì thế khiếu kiện hiến pháp được phân biệt với các loại khiếu kiện khác và giải quyết theo một chu trình khác.
Khác với mô hình của Mỹ, các tòa án thường của Đức không có quyền xét xử tính vi hiến của một đạo luật, vì hai lý do chính: Thứ nhất, quan điểm về chủ quyền nghị viện; Thứ hai, những nghi ngờ khi cho phép thẩm phán có quyền vô hiệu hóa những đạo luật được thông qua một cách hợp pháp. Các vị thẩm phán chuyên nghiệp của những tòa án thường ở Đức không thể hủy bỏ một đạo luật trong một vụ án cụ thể mà chỉ có Tòa án hiến pháp mới có quyền này.
Cụ thể, ở Đức tòa án thường không có quyền kiểm tra lập pháp. Tòa án liên bang Đức có quyền tư pháp xem xét lại những hành vi lập pháp và chỉ có quyền hủy bỏ các đạo luật đó theo yêu cầu của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang hoặc 1/3 Hạ nghị viện thông qua.
Với quyền uy lớn Tòa án hiến pháp Đức có thể đưa ra những hướng dẫn đặc biệt và trực tiếp về một đạo luật bất hợp hiến phải được soạn thảo như thế nào để hợp hiến. Phán quyết nổi tiếng của Tòa án hiến pháp Đức về vụ án phá thai vào những năm 1970, bên cạnh việc tuyên bố một đạo luật cho phép tự do phá thai ở Tây Đức, đã yêu cầu Nghị viện thông qua một đạo luật phá thai là tội phạm.
Một sự khác biệt giữu mô hình tài phán hiến pháp của Đức và Mỹ, đó là xem xét tính vi hiến của các đạo luật ngay khi chưa phát sinh vụ việc cụ thể, tức là xem xét trừu tượng.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp có hiệu lực tòa bộ. Một phán quyết của Tòa hiến pháp sẽ loại bỏ một đạo luật ra khỏi hệ thống pháp luật quốc gia. Khác với các tòa án thường các phán quyết của Tòa án hiến pháp không thể kháng cáo, kháng nghị, không có cơ chế phúc thẩm trong quy trình tố tụng.
Dưới đây, là phần chi tiết về Tòa án hiến pháp của Đức:
Tòa án hiến pháp Đức là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ kháng cáo kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang.
Tòa án hiến pháp Đức gồm 16 thẩm phán, trong đó mỗi nghị viện liên bang bổ nhiệm một nửa số thành viên. Thẩm phán hiến pháp phải là những người uyên thâm trong lĩnh vực pháp luật, 6 người trong số họ được lấy từ các thẩm phán của tòa án liên bang, 10 người còn lại là những nhân vật cao cấp đã tốt nghiệp trường đại học chuyên nghành luật. Mỗi thẩm phán Tòa án hiến pháp có 3 thẩm phán trẻ có năng lực giúp việc. Nhiệm kì là 12 năm hoặc có thể ngắn hơn nếu đã đến tuổi nghỉ hưu (68 tuổi). Các thẩm phán Tòa án hiến pháp chỉ có thể giữ chức vụ của mình không qúa một nhiệm kì.
Tòa án hiến pháp chia làm 6 hội đồng xét xử, mỗi hội đồng gồm 3 thẩm phán, chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện. Các loại khiếu kiện được chia làm hai loại: Thứ nhất là các khiếu kiện của người dân về các bản án, quyết định hay hành vi hành chính, trừ trường hợp khiếu kiện có liên quan đến vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó hoặc khiếu kiện về tính hợp hiến của văn bản luật; Thứ hai là các yêu cầu của các thẩm phán về kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản luật cụ thể.
Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, Tòa án hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó. Tòa án hiến pháp có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật ngay khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc cụ thể. Đây được gọi là giám sát trừu tượng.
2.2- Bảo hiến không phải bằng cơ quan tư pháp.
Mô hình này thường là bảo hiến bằng cơ quan chính trị, tức là trao quyền bảo hiến cho một cơ quan dân cử, một Hội đồng hiến pháp, một ủy ban của Quốc hội, hoặc một trong hai viện của Nghị viện.
Mô hình bảo hiến này có rất nhiều khuyến khuyết nên phần lớn các quốc gia có nền pháp luật phát triển không theo mô hình này. Đó là:
Thứ nhất, cơ quan chính trị có khuynh hướng xem xét vấn đề trên khía cạnh chính trị hơn là pháp lý. Nhưng kiểm soát tính hơp hiến là một hành vi pháp lý.
Thứ hai, là cơ quan chính trị nên sự kiểm soát dễ sai lệch vì cơ quan này thường nghĩ nhiều đến lợi ích, hợp thời, giá trị thực tiễn của các đạo luật hơn là kiểm soát tính hợp hiến của chúng.
Thứ ba, do là cơ quan chính trị nên các phán xét về hành vi vi hiến theo quan điểm chính trị hơn là pháp lý.
Thứ tư, bảo hiến là một nghiệp vụ hoàn toàn pháp lý, nên các chính trị gia thiếu đi chuyên môn, hơn nữa đây là một nghiệp vụ tư pháp thuộc thẩm quyền của các vị thẩm phán chuyên nghiệp. Cơ quan tư pháp có những ưu việt, đó là tính độc lập, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.
Hội đồng bảo hiến của Pháp là một mô hình đặc biệt tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì mang nặng một cơ quan chính trị hơn là tư pháp. Để thấy rõ chúng ta hãy cùng nhau xem Hội đồng bảo hiến của Pháp.
Hội đồng bảo hiến (Conseil constitutionnel). Hội đồng bảo hiến được thành lập theo hiến pháp 1958. Hội đồng bảo hiến gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kì. Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu Tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đồng bảo hiến. Chức năng bảo hiến của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc đó khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viên, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ.
Qua đó, ta thấy không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện với cơ quan này những vấn đề liên quan đến hiến pháp, và cơ quan này chỉ có chức năng phòng hiến. Đây là những hạn chế của Hội đồng hiến pháp.
Tóm lại, viêc áp dụng Tài phán hiến pháp là tất yếu khách quan.
II- Tại sao phải áp dụng Tài phán hiến pháp ở Việt Nam?
Vấn đề bảo hiến ở Việt Nam không phải là mới, tuy nhiên để lựa chọn được một mô hình tốt và phù hợp với Việt Nam không phải là cũ. Áp dụng được một mô hình tài phán thành công ở một quốc gia cần phải có hai yếu tố: Thứ nhất, mô hình đó phải tốt; thứ hai, mô hình đó phải phù với hoàn cảnh, điều kiện của quốc gia đó. Tại sao lại áp dụng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam mà không phải là mô hình tài phán nào khác? Đó là vì những lí do sau đây:
1- Khi có hành vi vi hiến:
Với cơ chế bảo hiến hiện tại, trao cho Quốc hội quyền bảo hiến và Chính phủ. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan lập hiến, lập pháp, là cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Như vậy, quyền lập hiến ở Việt Nam được giao cho Quốc hội, là cơ quan chính trị. Vì thế giao cho Quốc hội quyền bảo hiến là bất hợp lí bởi ít ai lại tự mình dám tuyên bố chính đạo luật của mình vi hiến, có chăng chỉ là sửa đổi và bổ sung điều luật. Quốc hội là cơ quan có nhiều hành vi và đạo luật có thể vi hiến nhất bởi là cơ quan nắm quyền lập pháp. Trên thực tế chưa có cơ chế nào để người dân khiếu kiện khi có một hành vi, một đạo luật vi hiến. Quốc hội là cơ quan chính trị dù có hành vi hoặc đạo luật vi hiến thì cơ quan này xét nhiều đến vấn đề chính trị hơn là công lý. Từ trước đến nay, Quốc hội Viêt Nam chưa bao giờ tuyên bố một đạo luật của mình vi hiến hay hành vi vi hiến, cũng chưa thấy có một ai có thể khiếu kiện hành vi hay đạo luật vi hiến.
Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực thi pháp luật và vì thế Chính phủ là chủ thể ban hành các văn bản pháp quy có thể vi hiến chỉ sau Quốc hội. Bộ tư pháp với chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thực thi quyền bảo hiến, cũng đã liên tục “tuýt còi” các chính sách của các bộ và chính quyền địa phương khi thấy vi hiến, song rõ ràng ta thấy chưa có cơ chế người dân có thể bảo vệ quyền của mình khi hành vi vi hiến xâm phạm và những cơ quan có thể có hành vi vi hiến nhiều lại không có cơ chế nào xử lý.
Không có khiếu kiện không thể nói là không có hành vi hay đạo luật vi hiến, dù có nhưng không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện những hành vi đó. Ví dụ: Trong vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, dù xuất hiện nhiều dấu hiệu vi hiến của chính quyền nhưng ông Đoàn Văn Vương không thể khiếu kiện hành vi vi hiến của chính quyền do thiếu cơ chế. Với cơ chế hiện hành thì bảo hiến còn quá nhiều bất cập và không hiểu quả. Hiến pháp với ý nghĩa là một bản “khế ước xã hội”, là nền tảng của một nhà nước dân chủ, là đạo luật cơ bản của quốc gia. Vì thế việc có một bản hiến pháp không đồng nghĩa là nhà nước đã có hiến pháp đúng nghĩa của nó. Dù có hiến pháp nhưng không có một cơ chế nào để bảo vệ hoặc một cơ chế không hiệu quả thì bằng không có hiến pháp. Hiến pháp phải được đảm bảo thực thi trên thực tế thì mới là Hiến pháp. Có thể nói ở Việt Nam mà dù đã có Hiến pháp và kèm theo là cơ chế bảo vệ nó nhưng hiến pháp Việt Nam chỉ có ý nghĩa nhiều về mặt hình thức, từ người dân đến những cán bộ công chức tôn trọng luật hơn là hiến pháp mà dù hiến pháp cao hơn đạo luật. Lý do là luật có cơ chế thực thi trên thực tế còn hiến pháp thì không.
Áp dụng tài phán hiến pháp sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội, khi quyền bảo hiến được trao cho cơ quan tư pháp. Cơ quan tư pháp là cơ quan độc lập, minh bạch, công khai và chuyên nghiệp. Tòa án là cơ quan chuyên xét xử chính vì thế nhân dân có thể khiếu kiện khi có hành vi hay đạo luật vi hiến.
2- Các cơ chế bảo hiến khác (không phải Tài phán hiến pháp).
Giống như đi đến một địa điểm xác định, bạn có thể có nhiều lựa chọn: Đi đường nào? Đi bằng phương tiện gì? Cơ chế bảo hiến cũng có nhiều mô hình nhưng có thể chia thành hai: là bảo hiến bằng cơ quan tư pháp, và bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp. Bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp tức là quyền bảo hiến được trao cho một cơ quan dân cử, Quốc hội hoặc một trong hai viện của nghị viện, một hội đồng bảo hiến. Việc bảo hiến bằng một cơ quan không là tư pháp không còn là xu hướng của thế giới bởi những nhược điểm đã nêu ở phần I. Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp đang là lựa chọn số một của thế giới nhưng chúng ta vẫn đang áp dụng mô hình bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp (Quốc hội nắm quyền bảo hiến). Và đã bộc lộ quá nhiều yếu kém. Vì vậy, phải thay thế cơ chế bảo hiến hiện hành sang một cơ chế mới hiệu quả hơn, đó là Tài phán hiến pháp.
3- Trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Việt Nam đang hướng tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để đi tới mô hình nhà nước tuyệt vời này chúng ta phải có nhiều cải cách, nhiều bước đi mới. Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước mà quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật, dựa trên cơ sở chủ quyền nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền sự thượng tôn pháp luật được đề cao, để đảm bảo được điều này trước tiên phải có một cơ chế hiệu quả bảo vệ hiến pháp. Không có một cơ chế nào bảo vệ hiến pháp hiệu quả hơn Tài phán hiến pháp.
Cũng giống như đi đến một địa điểm xác định, bạn có thể có nhiều lựa chọn: Đi đường nào? Đi bằng phương tiện gì? Tuy nhiên việc lựa chọn này còn hoàn toàn phụ thuộc vào túi tiền của mình. Trong việc lựa chọn một cơ chế bảo hiến chúng ta không chỉ chú trọng đến cái tốt của mô hình mà còn phải xem xét mô hình đó trong mối quan hệ với hoàn cảnh, điều kiện, truyền thống văn hóa, pháp lý Việt Nam. Khi bàn luận về lựa chọn mô hình tài phán hiến pháp cho Việt Nam thì có bốn luồng tư tưởng chính: một là lưa chọn mô hình của Hoa Kỳ, hai là lựa chọn mô hình của Đức, ba là lựa chọn mô hình của Pháp và cuối cùng là trao quyền bảo hiến cho Tòa án tối cao.
Thứ nhất là lựa chọn mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ để áp dụng cho Việt Nam. Đây là một quan điểm nhận được khá nhiều chuyên gia ủng hộ. Như trên đã nói mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ là mô hình bảo hiến nhiều lần, tất cả các tòa án của Mỹ đều có quyền bảo hiến, đây là một trong những mô hình tài phán hiến pháp hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên thì nhiều người phản đối việc áp dụng mô hình tài phán hiến pháp này ở Việt Nam bởi những lý do chính sau đây:
Một là, hệ thống tòa án của Mỹ có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Hệ thống tòa án ở Mỹ là hệ thống tòa án kép “liên bang và tiểu bang”, và trong mỗi cấp tòa án không có sự phân chia thành tòa hành chính, dân sự, hình sự, thương mại,…. Hơn nữa hệ thống tòa án của Mỹ độc lập hơn nhiều so với Việt Nam.
Hai là, Mỹ có truyền thống tôn trọng án lệ trong khi án lệ không được thừa nhận tại Việt Nam.
Ba là, trình độ thẩm phán và đào tạo luật giữa Việt Nam và Mỹ có quá nhiều chênh lệch. Trình độ thẩm phán ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải bàn và đạo tạo luật ở Việt Nam chỉ cần tốt nghiệp 12 và thi đỗ vào là theo học luật trong khi Mỹ đào tạo luật là đào tạo sau đại học bởi điều kiện đầu tiên để theo học luật là phải có một bằng đại học.
Vì vậy, mô hình Tài phán hiến pháp của Mỹ khó có thể áp dụng thành công ở Việt Nam.
Thứ hai là áp dụng mô hình Tài phán hiến pháp của Đức. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của nhiều người bởi những lý do sau:
Một là, Hệ thống tòa án của Đức và Việt Nam có một vài nét tương đồng như được tổ chức xét xử theo lĩnh vực dân sự, hình sự,…. Chính điều này cần phải có một tòa án chuyên biệt để chuyên xét xử vấn đề hiến pháp để đảm bảo tính hiệu quả.
Hai là, nước Đức cũng có truyền thống pháp luật án lệ không được đề cao cũng giống như Việt Nam. Và điều này để đảm bảo rằng hiến pháp là tối cao nên chỉ có một cơ quan đặc biệt mới có quyền phán xét những vấn đề liên quan tới nó.
Ba là, Tòa án hiến pháp Đức là một mô hình thành công nhất trong việc xem xét một hành vi hay một đạo luật vi hiến. Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, Tòa án hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó. Tòa án hiến pháp có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật ngay khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc cụ thể. Đây được gọi là giám sát trừu tượng.
Bốn là, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật bởi tất cả các cơ quan và các tòa án thường đều phải tuân theo cách giải thích hiến pháp của Tòa án hiến pháp.
Ngoài ra việc thiết lập ra một Tòa án hiến pháp đang là xu thế của tiến trình dân chủ hóa nhà nước.
Mô hình Tài phán hiến pháp của Đức là một mô hình chúng ta có thể áp dụng song không phải là sao chép mà phải có một vài thay đổi phù hợp với Việt Nam.
Thứ ba là áp dụng mô hình Hội đồng hiến pháp của Pháp. Đây cũng là một mô hình bảo hiến được ít người bàn luận bởi vì mô hình này trao cho những chính trị gia, lãnh đạo cao cấp nhà nước ở một vị trí danh giá khi về hưu. Hội đồng hiến pháp của Pháp là một mô hình đặc biệt nhưng nó mang nặng là cơ quan chính trị hơn là cơ quan tư pháp. Chức năng bảo hiến của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc đó khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viên, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ, nhưng lại không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện với cơ quan này những vấn đề liên quan đến hiến pháp, và cơ quan này chỉ có chức năng phòng hiến. Và chính bản thân người dân nước Pháp cũng không mặn mà với mô hình này.
Mô hình bảo hiến của Pháp vẫn còn nhiều khuyết tật nên chúng ta không thể áp dụng Hội đồng bảo hiến như của Pháp bởi đừng có hy vọng không tốt đối với nước họ nhưng sẽ tốt với chúng ta.
Cũng không ít người nói chúng ta nên trao quyền bảo hiến cho tòa án tối cao. Tuy nhiên Tòa án tối cao của chúng ta phải xét xử nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đòi hỏi một người một lúc làm nhiều việc thì không thể hiệu quả. Hơn nữa hệ thống tòa án vẫn còn nhiều bất cập, chưa có sự độc lập cần thiết. Và vì thế việc lập ra một Tòa án chuyên biệt sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn như hiệu quả công việc, chuyên môn nghiệp vụ, người dân.
Tóm lại, việc áp dụng một mô hình Tài phán hiến pháp thành công cần phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố: Bản thân mô hình đó tốt cộng với điều kiện phù hợp. Có thể thấy mô hình hội tụ đầy đủ hai yếu tố trên là mô hình Tòa án hiến pháp của Đức. Chúng ta có thể xây dựng một Tòa án hiến pháp. Vì sự phát triển của một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” chúng ta cần phải có những bước đi thận trọng, vững chắc song có những thứ chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ.
Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao, Hiến pháp cần có sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó quan trọng nhất là các cơ quan nhà nước. Để chống lại sự vi phạm các quy định của Hiến pháp, làm thay đổi nội dung Hiến pháp, không thi hành các quy định về mặt nội dung, cũng như tinh thần của Hiến pháp, các nhà nước có hiến pháp thành văn có một chế định bảo vệ Hiến pháp. Xét cho cùng thì bảo hiến là hướng tới kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền tự do của con người. Trong các cơ chế bảo Hiến thì Tài phán Hiến pháp là hiệu quả nhất, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về Tài phán hiến pháp.
I- Sự ra đời và áp dụng Tài phán hiến pháp là tất yếu khách quan.
1- Lịch sử hình thành và phát triển.
Sự ra đời Hiến pháp là một bước tiến lớn trong lịch sử của nhân loại nói chung, của lịch sử lập hiến nói riêng. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, hiến pháp như một bản “khế ước xã hội” ấn định chính thể nhà nước, ấn định các cơ quan nhà nước và trao cho chúng những thẩm quyền xác định, các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của một quốc gia, đồng thời ghi nhận những quyền cơ bản của con người. Do đó hiến pháp còn là nền tảng của một nhà nước dân chủ, của chủ quyền nhân dân. Từ khi có hiến pháp, nhà nước không đơn thuần chỉ là một “ông chủ” mà còn là một “đầy tớ” của nhân dân. Tuy nhiên các cơ quan nhà nước với xu hướng lạm dụng quyền lực nên dễ xâm phạm đến lợi ích của công dân, các hành vi vi hiến làm cho hiến pháp không còn là tối cao nữa. Để đảm bảo tính tối cao, chống lại các hành vi hiến, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân chế định bảo hiến đã ra đời. Chế định bảo hiến này đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là giao quyền bảo hiến cho cơ quan dân cử (bảo hiến bằng con đường chính trị), hai là, trao cho ngành tư pháp chức năng bảo hiến (Tài phán hiến pháp).
Trong lịch sử lập hiến thế giới, ban đầu người ta quan niệm rằng cơ quan dân cử vào vị thế thuận lợi nhất để bảo vệ hiến pháp. Vì thế ý tưởng giao quyền bảo hiến trao cho một hội nghị dân cử, một ủy ban của Quốc hội hoặc một trong hai viện của Quốc hội. Mô hình này đã được áp dụng tại một vài quốc gia, tức là bảo hiến bằng một cơ quan chính trị có tên là cơ quan lập hiến. Nhưng các nước đó đã có sự phân biệt giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến. Với lập luận cơ quan đã làm ra hiến pháp là cơ quan ở vị trí thuận lợi đề giải thích ý nghĩa của hiến pháp và biết được khi nào hiến pháp bị vi phạm, đồng thời nó lại ở một vị thế cao hơn cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên thì ý tưởng trao quyền bảo hiến cho một cơ quan chính trị dân cư đã sớm trở nên lỗi thời và con đường bảo hiến bằng cơ quan chính trị đã không được áp dụng phổ biến trên thế giới (Việt Nam đang áp dụng). Vì một vài lý do sau:
Thứ nhất, cơ quan chính trị có khuynh hướng xem xét vấn đề trên khía cạnh chính trị hơn là pháp lý. Nhưng kiểm soát tính hơp hiến là một hành vi pháp lý.
Thứ hai, là cơ quan chính trị nên sự kiểm soát dễ sai lệch vì cơ quan này thường nghĩ nhiều đến lợi ích, hợp thời, giá trị thực tiễn của các đạo luật hơn là kiểm soát tính hợp hiến của chúng.
Thứ ba, do là cơ quan chính trị nên các phán xét về hành vi vi hiến theo quan điểm chính trị hơn là pháp lý.
Thứ tư, bảo hiến là một nghiệp vụ hoàn toàn pháp lý, nên các chính trị gia thiếu đi chuyên môn, hơn nữa đây là một nghiệp vụ tư pháp thuộc thẩm quyền của các vị thẩm phán chuyên nghiệp. Cơ quan tư pháp có những ưu việt, đó là tính độc lập, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.
Vì vậy, việc trao cho nghành tư pháp chức năng bảo hiến là hoàn toàn phù hợp với tính chất quyền lực của quyền tư pháp. Cách nói khác của mô hình này chính là tài phán hiến pháp. Trong ba nhánh quyền lực của một nhà nước thì nhánh quyền lập pháp và hành pháp là những nhánh quyền lực mạnh nên dễ có nguy cơ lạm quyền. Lập pháp với quyền ban hành các văn bản luật, tức là quyền ấn định cách hành xử của cả xã hội, và kiểm soát tài chính ảnh hưởng đến cả nước, xã hội. Hành pháp tác động từng giờ, từng ngày vào đời sống con người, có quyền dùng cả vũ lực. Do đó, lập pháp và hành pháp dễ có nguy cơ lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, tự do của con người.
Không chỉ có Quốc hội ban hành văn bản luật mà chính phủ còn được Quốc hội ủy quyền ban hành các văn bản pháp luật (văn bản pháp quy). Vì vậy, sau Quốc hội thì chính phủ cũng rất dễ ban hành các văn bản vi hiến.
Tư pháp là một nhánh quyền lực yếu hơn so với lập pháp và hành pháp. Theo như quan điểm của Hamilton: “Ngành tư pháp trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối sức tài sản lẫn sức mạnh của xã hội và không có một quyền quyết định tích cực nào cả. Có noi nghành tư pháp vừa không có lực lượng vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa vào sự trợ tá của nghành hành pháp mới có thể thi hành đượcquyết định vủa trí phán đoán mình”.
Hơn nữa, trong mô hình nhà nước dân chủ, nhất là nhà nước pháp quyền không chỉ thừa nhận sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn kiềm chế đối trọng, giới hạn quyền lực nhà nước. Với cách thức này tòa án không chỉ được độc lập trong xét xử mà còn độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại. Hiến pháp với tư cách là đạo luật tối cao của đất nước, nền tảng của dân chủ, chủ quyền nhân dân. Tư pháp bảo vệ hiến pháp bằng cách chống lại sự tập trung quyền lực nhà nước. Tư pháp là nơi mà mọi người dân giải quyết các khiếu nại liên quan đến các quyền hiến định.
Trên thế giới phổ biến, cơ quan bảo hiến là tư pháp. Tiêu biểu là mô hình tòa án thường của Hoa Kỳ (phi tập trung), mô hình tài phán chuyên biệt thường được gọi là Tòa án hiến pháp ở Đức.
2- Các mô hình bảo hiến.
2.1- Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp.
Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp được chia thành 2 loại: Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ và Mô hình tài phán của Đức.
2.1.1- Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ - phi tập trung hóa.
Mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ được gọi mô hình phi tập trung, bởi hệ thống kiểm tra tư pháp ở Mỹ được thiết lập ở tất cả các tòa án, không có một tòa án đặc hai loại tòa án nào có độc quyền tư pháp để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật ( cả tòa án liên bang lẫn tòa án liên bang lẫn tòa án tiểu bang đều có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật.
Ở Mỹ kiểm tra tư pháp được xem như là một chức năng tự nhiên của cơ quan tư pháp, tuy nhiên chức năng này không được quy định trong hiến pháp. Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã tự nhận vai trò kiểm tra tư pháp xuất hiện lần đầu trong vụ án Marbury v. Madison.
Trong bản án này, Tòa án tối cao liên bang đã đưa ra một nguyên tắc rõ ràng về kiểm tra tư pháp của cơ quan tư pháp: “ Trong một vụ tranh chấp mà Tòa án phải xem xét, nếu một bên đương sự đưa ra sự bất hợp hiến của đạo luật mà người ta muốn đem thi hành đối với y, thì tòa án phải kiểm tra sự bất hợp hiến đó có thật hay không, và nếu có thật thì tòa án phải từ chối áp dụng đạo luật bất hợp hiến”.
Kiểm tra tư pháp được đặt ra khi có khiếu kiện nên Tòa án Mỹ chỉ kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật khi có một vụ án hay một vụ tranh chấp cụ thể. Không có kiểm tra trừu tượng đối với hệ thống pháp luật Mỹ, bởi kiểm tra tư pháp chỉ có thể diễn ra một cách hợp thức trong một vụ án trước một tòa án thường. Vì vậy, những phán quyết của tòa án chỉ tác động đến những đạo luật và vụ án cụ thể.
Tòa án chỉ có quyền tuyên bố đạo luật bất hợp hiến sẽ không được áp dụng trong vụ án đó chứ không có quyền hủy bỏ đạo luật đó.
Mặc dù tất cả các tòa án đều có quyền tài phán hiến pháp tuy nhiên người ta vẫn thường nhắc đến vai trò của tòa án tối cao bởi vì trong một vụ án bao giờ hai bên cũng đem ra tranh tụng trước cơ quan tư pháp cao nhất, sử dụng mọi thủ tục chống án hay phá án nhưng cũng chỉ có thể thu nhận được kết quả khi vị thẩm phán cao nhất trong hệ thống tư pháp ra phán quyết. Và tòa án tối cao của Mỹ còn nắm chức năng giải thích hiến pháp. Ngoài ra Mỹ còn có truyền thống tôn trọng án lệ. Vì vậy, sau khi phán quyết của tòa án tối cao được ban hành trong một vụ việc cụ thể thì bất cứ một vụ việc cụ thể có liên quan đến đạo luật tương tự sẽ nhận được một phán quyết tương tự.
Như vậy, mặc dù tòa án không có quyền hủy bỏ một đạo luật vi hiến, đạo luật đó vẫn tồn tại, nhưng tòa án từ chối việc áp đụng một đạo luật bất hợp hiến trong trường hợp cụ thể trên thực tế đã làm vô hiệu đạo luật đó.
2.1.2- Mô hình tài phán hiến pháp của Đức – Tập trung hóa.
Khác với Mỹ, kiểm tra tư pháp ở Đức được thực thi bởi một tòa án đặc biệt độc lập trong hệ thống tư pháp thông thường và giữ độc quyền tài phán về các vấn đề hiến pháp và có tên gọi Tòa án hiến pháp (Bundesverfassungdgericht), người sáng lập mô hình này là giáo sư Hans Kelsen. Hệ thống tòa án của Đức được phân chia thành các tòa chuyên biệt như hành chính, dân sự, thương mại,…., để giải quyết những công việc liên quan đến lĩnh vực đó. Cũng vì thế khiếu kiện hiến pháp được phân biệt với các loại khiếu kiện khác và giải quyết theo một chu trình khác.
Khác với mô hình của Mỹ, các tòa án thường của Đức không có quyền xét xử tính vi hiến của một đạo luật, vì hai lý do chính: Thứ nhất, quan điểm về chủ quyền nghị viện; Thứ hai, những nghi ngờ khi cho phép thẩm phán có quyền vô hiệu hóa những đạo luật được thông qua một cách hợp pháp. Các vị thẩm phán chuyên nghiệp của những tòa án thường ở Đức không thể hủy bỏ một đạo luật trong một vụ án cụ thể mà chỉ có Tòa án hiến pháp mới có quyền này.
Cụ thể, ở Đức tòa án thường không có quyền kiểm tra lập pháp. Tòa án liên bang Đức có quyền tư pháp xem xét lại những hành vi lập pháp và chỉ có quyền hủy bỏ các đạo luật đó theo yêu cầu của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang hoặc 1/3 Hạ nghị viện thông qua.
Với quyền uy lớn Tòa án hiến pháp Đức có thể đưa ra những hướng dẫn đặc biệt và trực tiếp về một đạo luật bất hợp hiến phải được soạn thảo như thế nào để hợp hiến. Phán quyết nổi tiếng của Tòa án hiến pháp Đức về vụ án phá thai vào những năm 1970, bên cạnh việc tuyên bố một đạo luật cho phép tự do phá thai ở Tây Đức, đã yêu cầu Nghị viện thông qua một đạo luật phá thai là tội phạm.
Một sự khác biệt giữu mô hình tài phán hiến pháp của Đức và Mỹ, đó là xem xét tính vi hiến của các đạo luật ngay khi chưa phát sinh vụ việc cụ thể, tức là xem xét trừu tượng.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp có hiệu lực tòa bộ. Một phán quyết của Tòa hiến pháp sẽ loại bỏ một đạo luật ra khỏi hệ thống pháp luật quốc gia. Khác với các tòa án thường các phán quyết của Tòa án hiến pháp không thể kháng cáo, kháng nghị, không có cơ chế phúc thẩm trong quy trình tố tụng.
Dưới đây, là phần chi tiết về Tòa án hiến pháp của Đức:
Tòa án hiến pháp Đức là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ kháng cáo kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang.
Tòa án hiến pháp Đức gồm 16 thẩm phán, trong đó mỗi nghị viện liên bang bổ nhiệm một nửa số thành viên. Thẩm phán hiến pháp phải là những người uyên thâm trong lĩnh vực pháp luật, 6 người trong số họ được lấy từ các thẩm phán của tòa án liên bang, 10 người còn lại là những nhân vật cao cấp đã tốt nghiệp trường đại học chuyên nghành luật. Mỗi thẩm phán Tòa án hiến pháp có 3 thẩm phán trẻ có năng lực giúp việc. Nhiệm kì là 12 năm hoặc có thể ngắn hơn nếu đã đến tuổi nghỉ hưu (68 tuổi). Các thẩm phán Tòa án hiến pháp chỉ có thể giữ chức vụ của mình không qúa một nhiệm kì.
Tòa án hiến pháp chia làm 6 hội đồng xét xử, mỗi hội đồng gồm 3 thẩm phán, chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện. Các loại khiếu kiện được chia làm hai loại: Thứ nhất là các khiếu kiện của người dân về các bản án, quyết định hay hành vi hành chính, trừ trường hợp khiếu kiện có liên quan đến vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó hoặc khiếu kiện về tính hợp hiến của văn bản luật; Thứ hai là các yêu cầu của các thẩm phán về kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản luật cụ thể.
Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, Tòa án hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó. Tòa án hiến pháp có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật ngay khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc cụ thể. Đây được gọi là giám sát trừu tượng.
2.2- Bảo hiến không phải bằng cơ quan tư pháp.
Mô hình này thường là bảo hiến bằng cơ quan chính trị, tức là trao quyền bảo hiến cho một cơ quan dân cử, một Hội đồng hiến pháp, một ủy ban của Quốc hội, hoặc một trong hai viện của Nghị viện.
Mô hình bảo hiến này có rất nhiều khuyến khuyết nên phần lớn các quốc gia có nền pháp luật phát triển không theo mô hình này. Đó là:
Thứ nhất, cơ quan chính trị có khuynh hướng xem xét vấn đề trên khía cạnh chính trị hơn là pháp lý. Nhưng kiểm soát tính hơp hiến là một hành vi pháp lý.
Thứ hai, là cơ quan chính trị nên sự kiểm soát dễ sai lệch vì cơ quan này thường nghĩ nhiều đến lợi ích, hợp thời, giá trị thực tiễn của các đạo luật hơn là kiểm soát tính hợp hiến của chúng.
Thứ ba, do là cơ quan chính trị nên các phán xét về hành vi vi hiến theo quan điểm chính trị hơn là pháp lý.
Thứ tư, bảo hiến là một nghiệp vụ hoàn toàn pháp lý, nên các chính trị gia thiếu đi chuyên môn, hơn nữa đây là một nghiệp vụ tư pháp thuộc thẩm quyền của các vị thẩm phán chuyên nghiệp. Cơ quan tư pháp có những ưu việt, đó là tính độc lập, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.
Hội đồng bảo hiến của Pháp là một mô hình đặc biệt tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì mang nặng một cơ quan chính trị hơn là tư pháp. Để thấy rõ chúng ta hãy cùng nhau xem Hội đồng bảo hiến của Pháp.
Hội đồng bảo hiến (Conseil constitutionnel). Hội đồng bảo hiến được thành lập theo hiến pháp 1958. Hội đồng bảo hiến gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kì. Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu Tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đồng bảo hiến. Chức năng bảo hiến của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc đó khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viên, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ.
Qua đó, ta thấy không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện với cơ quan này những vấn đề liên quan đến hiến pháp, và cơ quan này chỉ có chức năng phòng hiến. Đây là những hạn chế của Hội đồng hiến pháp.
Tóm lại, viêc áp dụng Tài phán hiến pháp là tất yếu khách quan.
II- Tại sao phải áp dụng Tài phán hiến pháp ở Việt Nam?
Vấn đề bảo hiến ở Việt Nam không phải là mới, tuy nhiên để lựa chọn được một mô hình tốt và phù hợp với Việt Nam không phải là cũ. Áp dụng được một mô hình tài phán thành công ở một quốc gia cần phải có hai yếu tố: Thứ nhất, mô hình đó phải tốt; thứ hai, mô hình đó phải phù với hoàn cảnh, điều kiện của quốc gia đó. Tại sao lại áp dụng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam mà không phải là mô hình tài phán nào khác? Đó là vì những lí do sau đây:
1- Khi có hành vi vi hiến:
Với cơ chế bảo hiến hiện tại, trao cho Quốc hội quyền bảo hiến và Chính phủ. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan lập hiến, lập pháp, là cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Như vậy, quyền lập hiến ở Việt Nam được giao cho Quốc hội, là cơ quan chính trị. Vì thế giao cho Quốc hội quyền bảo hiến là bất hợp lí bởi ít ai lại tự mình dám tuyên bố chính đạo luật của mình vi hiến, có chăng chỉ là sửa đổi và bổ sung điều luật. Quốc hội là cơ quan có nhiều hành vi và đạo luật có thể vi hiến nhất bởi là cơ quan nắm quyền lập pháp. Trên thực tế chưa có cơ chế nào để người dân khiếu kiện khi có một hành vi, một đạo luật vi hiến. Quốc hội là cơ quan chính trị dù có hành vi hoặc đạo luật vi hiến thì cơ quan này xét nhiều đến vấn đề chính trị hơn là công lý. Từ trước đến nay, Quốc hội Viêt Nam chưa bao giờ tuyên bố một đạo luật của mình vi hiến hay hành vi vi hiến, cũng chưa thấy có một ai có thể khiếu kiện hành vi hay đạo luật vi hiến.
Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực thi pháp luật và vì thế Chính phủ là chủ thể ban hành các văn bản pháp quy có thể vi hiến chỉ sau Quốc hội. Bộ tư pháp với chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thực thi quyền bảo hiến, cũng đã liên tục “tuýt còi” các chính sách của các bộ và chính quyền địa phương khi thấy vi hiến, song rõ ràng ta thấy chưa có cơ chế người dân có thể bảo vệ quyền của mình khi hành vi vi hiến xâm phạm và những cơ quan có thể có hành vi vi hiến nhiều lại không có cơ chế nào xử lý.
Không có khiếu kiện không thể nói là không có hành vi hay đạo luật vi hiến, dù có nhưng không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện những hành vi đó. Ví dụ: Trong vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, dù xuất hiện nhiều dấu hiệu vi hiến của chính quyền nhưng ông Đoàn Văn Vương không thể khiếu kiện hành vi vi hiến của chính quyền do thiếu cơ chế. Với cơ chế hiện hành thì bảo hiến còn quá nhiều bất cập và không hiểu quả. Hiến pháp với ý nghĩa là một bản “khế ước xã hội”, là nền tảng của một nhà nước dân chủ, là đạo luật cơ bản của quốc gia. Vì thế việc có một bản hiến pháp không đồng nghĩa là nhà nước đã có hiến pháp đúng nghĩa của nó. Dù có hiến pháp nhưng không có một cơ chế nào để bảo vệ hoặc một cơ chế không hiệu quả thì bằng không có hiến pháp. Hiến pháp phải được đảm bảo thực thi trên thực tế thì mới là Hiến pháp. Có thể nói ở Việt Nam mà dù đã có Hiến pháp và kèm theo là cơ chế bảo vệ nó nhưng hiến pháp Việt Nam chỉ có ý nghĩa nhiều về mặt hình thức, từ người dân đến những cán bộ công chức tôn trọng luật hơn là hiến pháp mà dù hiến pháp cao hơn đạo luật. Lý do là luật có cơ chế thực thi trên thực tế còn hiến pháp thì không.
Áp dụng tài phán hiến pháp sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội, khi quyền bảo hiến được trao cho cơ quan tư pháp. Cơ quan tư pháp là cơ quan độc lập, minh bạch, công khai và chuyên nghiệp. Tòa án là cơ quan chuyên xét xử chính vì thế nhân dân có thể khiếu kiện khi có hành vi hay đạo luật vi hiến.
2- Các cơ chế bảo hiến khác (không phải Tài phán hiến pháp).
Giống như đi đến một địa điểm xác định, bạn có thể có nhiều lựa chọn: Đi đường nào? Đi bằng phương tiện gì? Cơ chế bảo hiến cũng có nhiều mô hình nhưng có thể chia thành hai: là bảo hiến bằng cơ quan tư pháp, và bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp. Bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp tức là quyền bảo hiến được trao cho một cơ quan dân cử, Quốc hội hoặc một trong hai viện của nghị viện, một hội đồng bảo hiến. Việc bảo hiến bằng một cơ quan không là tư pháp không còn là xu hướng của thế giới bởi những nhược điểm đã nêu ở phần I. Bảo hiến bằng cơ quan tư pháp đang là lựa chọn số một của thế giới nhưng chúng ta vẫn đang áp dụng mô hình bảo hiến không phải là cơ quan tư pháp (Quốc hội nắm quyền bảo hiến). Và đã bộc lộ quá nhiều yếu kém. Vì vậy, phải thay thế cơ chế bảo hiến hiện hành sang một cơ chế mới hiệu quả hơn, đó là Tài phán hiến pháp.
3- Trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Việt Nam đang hướng tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để đi tới mô hình nhà nước tuyệt vời này chúng ta phải có nhiều cải cách, nhiều bước đi mới. Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước mà quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật, dựa trên cơ sở chủ quyền nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền sự thượng tôn pháp luật được đề cao, để đảm bảo được điều này trước tiên phải có một cơ chế hiệu quả bảo vệ hiến pháp. Không có một cơ chế nào bảo vệ hiến pháp hiệu quả hơn Tài phán hiến pháp.
Cũng giống như đi đến một địa điểm xác định, bạn có thể có nhiều lựa chọn: Đi đường nào? Đi bằng phương tiện gì? Tuy nhiên việc lựa chọn này còn hoàn toàn phụ thuộc vào túi tiền của mình. Trong việc lựa chọn một cơ chế bảo hiến chúng ta không chỉ chú trọng đến cái tốt của mô hình mà còn phải xem xét mô hình đó trong mối quan hệ với hoàn cảnh, điều kiện, truyền thống văn hóa, pháp lý Việt Nam. Khi bàn luận về lựa chọn mô hình tài phán hiến pháp cho Việt Nam thì có bốn luồng tư tưởng chính: một là lưa chọn mô hình của Hoa Kỳ, hai là lựa chọn mô hình của Đức, ba là lựa chọn mô hình của Pháp và cuối cùng là trao quyền bảo hiến cho Tòa án tối cao.
Thứ nhất là lựa chọn mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ để áp dụng cho Việt Nam. Đây là một quan điểm nhận được khá nhiều chuyên gia ủng hộ. Như trên đã nói mô hình tài phán hiến pháp của Mỹ là mô hình bảo hiến nhiều lần, tất cả các tòa án của Mỹ đều có quyền bảo hiến, đây là một trong những mô hình tài phán hiến pháp hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên thì nhiều người phản đối việc áp dụng mô hình tài phán hiến pháp này ở Việt Nam bởi những lý do chính sau đây:
Một là, hệ thống tòa án của Mỹ có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Hệ thống tòa án ở Mỹ là hệ thống tòa án kép “liên bang và tiểu bang”, và trong mỗi cấp tòa án không có sự phân chia thành tòa hành chính, dân sự, hình sự, thương mại,…. Hơn nữa hệ thống tòa án của Mỹ độc lập hơn nhiều so với Việt Nam.
Hai là, Mỹ có truyền thống tôn trọng án lệ trong khi án lệ không được thừa nhận tại Việt Nam.
Ba là, trình độ thẩm phán và đào tạo luật giữa Việt Nam và Mỹ có quá nhiều chênh lệch. Trình độ thẩm phán ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải bàn và đạo tạo luật ở Việt Nam chỉ cần tốt nghiệp 12 và thi đỗ vào là theo học luật trong khi Mỹ đào tạo luật là đào tạo sau đại học bởi điều kiện đầu tiên để theo học luật là phải có một bằng đại học.
Vì vậy, mô hình Tài phán hiến pháp của Mỹ khó có thể áp dụng thành công ở Việt Nam.
Thứ hai là áp dụng mô hình Tài phán hiến pháp của Đức. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của nhiều người bởi những lý do sau:
Một là, Hệ thống tòa án của Đức và Việt Nam có một vài nét tương đồng như được tổ chức xét xử theo lĩnh vực dân sự, hình sự,…. Chính điều này cần phải có một tòa án chuyên biệt để chuyên xét xử vấn đề hiến pháp để đảm bảo tính hiệu quả.
Hai là, nước Đức cũng có truyền thống pháp luật án lệ không được đề cao cũng giống như Việt Nam. Và điều này để đảm bảo rằng hiến pháp là tối cao nên chỉ có một cơ quan đặc biệt mới có quyền phán xét những vấn đề liên quan tới nó.
Ba là, Tòa án hiến pháp Đức là một mô hình thành công nhất trong việc xem xét một hành vi hay một đạo luật vi hiến. Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, Tòa án hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó. Tòa án hiến pháp có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật ngay khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc cụ thể. Đây được gọi là giám sát trừu tượng.
Bốn là, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật bởi tất cả các cơ quan và các tòa án thường đều phải tuân theo cách giải thích hiến pháp của Tòa án hiến pháp.
Ngoài ra việc thiết lập ra một Tòa án hiến pháp đang là xu thế của tiến trình dân chủ hóa nhà nước.
Mô hình Tài phán hiến pháp của Đức là một mô hình chúng ta có thể áp dụng song không phải là sao chép mà phải có một vài thay đổi phù hợp với Việt Nam.
Thứ ba là áp dụng mô hình Hội đồng hiến pháp của Pháp. Đây cũng là một mô hình bảo hiến được ít người bàn luận bởi vì mô hình này trao cho những chính trị gia, lãnh đạo cao cấp nhà nước ở một vị trí danh giá khi về hưu. Hội đồng hiến pháp của Pháp là một mô hình đặc biệt nhưng nó mang nặng là cơ quan chính trị hơn là cơ quan tư pháp. Chức năng bảo hiến của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc đó khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viên, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ, nhưng lại không có cơ chế nào để người dân có thể khiếu kiện với cơ quan này những vấn đề liên quan đến hiến pháp, và cơ quan này chỉ có chức năng phòng hiến. Và chính bản thân người dân nước Pháp cũng không mặn mà với mô hình này.
Mô hình bảo hiến của Pháp vẫn còn nhiều khuyết tật nên chúng ta không thể áp dụng Hội đồng bảo hiến như của Pháp bởi đừng có hy vọng không tốt đối với nước họ nhưng sẽ tốt với chúng ta.
Cũng không ít người nói chúng ta nên trao quyền bảo hiến cho tòa án tối cao. Tuy nhiên Tòa án tối cao của chúng ta phải xét xử nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đòi hỏi một người một lúc làm nhiều việc thì không thể hiệu quả. Hơn nữa hệ thống tòa án vẫn còn nhiều bất cập, chưa có sự độc lập cần thiết. Và vì thế việc lập ra một Tòa án chuyên biệt sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn như hiệu quả công việc, chuyên môn nghiệp vụ, người dân.
Tóm lại, việc áp dụng một mô hình Tài phán hiến pháp thành công cần phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố: Bản thân mô hình đó tốt cộng với điều kiện phù hợp. Có thể thấy mô hình hội tụ đầy đủ hai yếu tố trên là mô hình Tòa án hiến pháp của Đức. Chúng ta có thể xây dựng một Tòa án hiến pháp. Vì sự phát triển của một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” chúng ta cần phải có những bước đi thận trọng, vững chắc song có những thứ chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ.