I.CÁC QUY TẮC PHÁT ÂM CƠ BẢN:



I.CÁC QUY TẮC PHÁT ÂM CƠ BẢN:​ A. Hệ thống thanh điệu cơ bản trong Hán ngữ:

1. Thanh điệu:

Thanh điệu là độ cao của âm có khả năng phân biệt nghĩa.

Thanh 1 - : đọc như không có dấu trong tiếng Việt nhưng kéo dài, ví dụ: bua (pua).

Thanh 2 / : viết và đọc đều giống thanh sắc trong tiếng Việt, ví dụ : búa (púa)

Thanh 3 v : viết giống chữ V đọc giống dấu hỏi trong tiếng Việt, ví dụ : buo (pủa)

Thanh 4 : viết giống dấu huyền trong tiếng Việt, đọc trong khoảng giữa dấu huyền và dấu nặng, ví dụ: bò (pùa)

Thanh 5(thanh nhẹ) đọc như không dấu trong tiếng Việt nhưng đọc ngắn bằng ½ các thanh bình thường, ví dụ: bo (puo)

2. Biến điệu.

a. Biến điệu của thanh 3

Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước 1 âm tiết cũng có thanh 3, thì thanh thứ nhất đọc thành thanh 2. ví dụ:

Nǐ hǎo đọc thành ní hǎo

Fěn bǐ đọc thành Fén bǐ

b. Biến điệu của 一 (yì) và 不 bù

一 (yì) và 不 (bù) đứng trước âm tiết có thanh 4 biến điệu thành thanh 2, ví dụ: Yì jiàn đọc thành yí jiàn

Bù qù đọc thành bú qù

B. Hệ thống phụ âm trong tiếng trung:

Bo: đọc giống Pua trong tiếng Việt.

Po: đọc giống pua trong tiếng Việt nhưng bật hơi, luồng hơi bật mạnh khi đi ra ngoài.

Mo: đọc giống mua trong tiếng Việt trong đó o đọc là ưa.

Fo: đọc giống phua trong tiếng Việt, trong đó o đọc là ua.

De: đọc giống tơ trong tiếng Việt, trong đó e sẽ đọc là ơ.

Te: đọc giống thưa trong tiếng Việt , trong đó e đọc là ưa.

Ne: đọc giống nơ trong tiếng Việt.

Le: đọc giống lơ trong tiếng Việt,

Ge: đọc giống cưa trong tiếng Việt trong đó e sẽ đọc là ưa.

Ke: thẳng lưỡi, bật hơi, đọc giống khưa trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh, trong đó e sẽ đọc là ưa.

He: thẳng lưỡi, không bật hơi, đọc giống khưa trong tiếng Việt, trong đó e sẽ đọc là ưa.

Ji > < qi zhi > < zi

Thẳng lưỡi thẳng lưỡi cong lưỡi thẳng lưỡi

Không bật hơi bật hơi không bật hơi không bật hơi

Đọc giống ch đọc giống tr Đọc giống ch Đọc giống ch

Ch > < ci shi > < si

Cong lưỡi thẳng lưỡi cong lưỡi thẳng lưỡi

Bật hơi Bật hơi

đọc giống tr đầu lưỡi đặt ở mặt sau hàm răng trên

ri : cong lưỡi, nhưng không rung lưỡi, đọc giống d nhưng đầu lưỡi cong lại.

Ch: cong lưỡi, bật hơi, đọc giống “tr” trong tiếng Việt.

Sh: cong lưỡi, không bật hơi, đọc gần giống “sư” trong tiếng Việt.

R: cong lưỡi nhưng không rung lưỡi. Đọc giống “r’ trong tiếng Việt nhưng không rung lưỡi.

C. Các hệ thống nguyên âm trong tiếng Trung:

a: đọc giống chữ “a” trong tiếng Việt nhưng đọc dài ra.

o: đọc giống chữa “uô” trong tiếng Việt nhưng đọc dài ra.

e: đọc giống chữ “ưa” hoặc “ơ” Việt trong tiếng Việt nhưng đọc dài ra.

i: đọc giống chữ “ i” hoặc " ư "trong tiếng Việt nhưng đọc dài ra.

u: đọc giống chữ “ u” trong tiếng Việt nhưng đọc dài ra.

ü : đọc giống chữ “ uy” trong tiếng Việt, nhưng phát âm tròn môi từ đầu đến cuối.

ai: đọc giống “ai” trong tiếng Việt.

ei: đọc giống “ây” trong tiếng Việt.

ao: đọc giống “ao” trong tiếng Việt.

ou: đọc giống “âu” trong tiếng Việt.

en: đọc giống “ân” trong tiếng Việt.

ie: đọc giống “i + ê” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm.

an: đọc giống “an” trong tiếng Việt.

ang: đọc giống “ang” trong tiếng Việt.

ing: đọc giống “ing” trong tiếng Việt.

iou: đọc giống “i+yêu” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

eng: đọc giống “âng” trong tiếng Việt.

ie: đọc giống “i+ê” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

ong: đọc giống “ung” trong tiếng Việt.

ia: đọc giống “i+a” trong tiếng Việt.

iao: đọc giống “i+eo” trong tiếng Việt.

ian: đọc giống “i+an” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

in: đọc giống “in” trong tiếng Việt.

iang: đọc giống “i+ang” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

iong: đọc giống “i+ung” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

er: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt rồi uốn lưỡi thật nhanh.

ua: đọc giống “u+a” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uo: đọc giống “u+ô” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uai: đọc giống “oai” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uei: đọc giống “u+ây” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uan: đọc giống “oan” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uen: đọc giống “uân” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uang: đọc giống “oang” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

ueng: đọc giống “uâng” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

üe : đọc giống “uê” trong tiếng Việt.

üan: đọc giống “oen” trong tiếng Việt.

ün: đọc giống “uyn” trong tiếng Việt.

D. Một số đặc điểm chú ý khi viết phiên âm.

1. Đối với “i” và các vận mẫu có “i” đứng đầu

* Nếu vận mẫu đó chỉ có một nguyên âm “i” thì sẽ thêm “y” ở trước vậ mẫu. Cụ thể là: i được viết thành yi

in được viết thành yin

ing được viết thành ying

* Nếu các vận mẫu do “i” đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì “i” được thay bằng “y”. Cụ thể là: ia được viết thành ya

ie được viết thành ye

iao được viết thành yao

iou được viết thành you

ian được viết thành yan

iang được viết thành yang

iong được viết thành yong

2. Đối với “u” các vận mẫu có “u” đứng đầu

* Nếu vận mẫu chỉ có một nguyên âm “u” thì thêm “w” vào trước “u”. Cụ thể là: u được viết thành wu

* Nếu các vận mẫu do “u” đứng đầu có hai từ nguyên âm trở lên thì “u” được thay bằng “w”. Cụ thể là:

ua được viết thành wa

uo được viết thành wo

uai được viết thành wai

uei được viết thành wei

uan được viết thành wan

uen được viết thành wen

uang được viết thành wang

ueng được viết thành weng

3. Đối với “ü” và các vận mẫu có “ü” ở đầu được thay thế bằng “yu”.

Cụ thể là:

ü được viết thành yu

üe được viết thành yue

üan được viết thành yuan

ün được viết thành yun

4. Các vận mẫu “uei”, “uen”, “iou”

Khi đứng sau các thanh mẫu thì được viết thành “ui”, “un”, “iu” nhưng vẫn đọc là “uei”, “uen”, “iou”. Ví dụ:

Viết đọc

Guǐ quẩy

Hūn huân

Jiǔ chiểu

5. Tổ phụ âm mặt lưỡi “j, q,x”

Chỉ kết hợp được với “i, ü” và các vận mẫu có “i, ü” đứng đầu, do đó được quy ước là khi viết có thể bỏ qua hai chấm trên “u” đi mà không thay đổi cách đọc. Ví dụ:

Qü viết thành qu

Xüe viết thành xue

Jün viết thành jun

Qüan viết thành quan

6. Cách viết nguyên âm “ü”:

Trên thực tế “ü” chỉ được viết “ü” là ü trong 4 trường hợp “nü, nüe, lü, lüe” còn các trường hợp khác đều được bỏ dấu hai chấm trên “ü” đi như đã trình bày ở phần 5.