Khi lớn rồi trong tâm trí mãi mãi sẽ chẳng mất đi cái người ta gọi là nỗi nhớ.
Ta ngồi bên hiên hồi tưởng về lúc chiều muộn năm nào rong ruổi với đám bạn thuở ấu thơ mà ba mẹ gọi vào cũng không thuận lòng. Những ngày tháng thả trôi chính mình để con điểm trên lớp thích ở mức nào thì ở rồi bản thân chỉ làm toàn những điều ứng với đam mê va và cảm thấy hạnh phúc. Hay khi thôi không tăng ca đêm và dành thời gian để ăn bữa cơm cùng gia đình.
Cảm giác nhớ đến bất chợt vào những khi tâm hồn thênh thang ngắm hạt mưa rơi nặng trĩu. Ta bâng khuâng tìm về ký ức của những tháng ngày đã cũ kỹ, và rồi vương mang những nỗi niềm vu vơ. Không còn gì trong ngày hôm đó cả về cơn nhớ cồn cào giày vò trí óc. Quá khứ sẽ tìm đến mỗi khi ta cảm thấy sức lực bị hao mòn, có lẽ nó có sức hấp dẫn con người ta hơn là những chông gai, thử thách và khó khăn sắp tới mà bản thân cần phải vượt qua.
Phải chăng tương lai quá mỗi mệt và không có hạnh phúc, cứ thế rồi phải quay về với trước kia, yêu một cô nàng quá khứ?
A! Phải rồi! Người ta thà phải trả giá cho việc chìm đắm trong cái điều không thể trở lại còn hơn là cống hiến cho chuyện không có kết quả. Dù sao thì, chúng ta là những con lười, rất lười phải làm việc không công à vì thế điều đó là tất yếu.
Tuy nhiên nó cũng không hẳn là xấu. Càng trưởng thành thì càng khổ cực vì trưởng thành là một hành trình gian nan. Để khỏa lấp mệt mỏi việc nhớ nhung hoàn toàn có thể giảm bớt căng thẳng.
Trong từng chặng đường dài của nỗi nhớ có rất nhiều những câu chuyện phụ thuộc vào từng cá nhân, chung quy lại, có thể có là con người và sự việc. Có lẽ nỗi nhớ cũng mông lung như mọi cảm xúc mơ hồ khác của con người, đều rất khó để cắt nghĩa và khái niệm. Thật ra, mỗi khi nỗi nhớ bắt ngờ gõ cửa lòng mình, đừng ngần ngại, cứ thong thả với nó, đôi khi cái ta nhận về là những triết lý sống sâu sắc, chỉ cần đừng bi lụy trước nó.
Ta ngồi bên hiên hồi tưởng về lúc chiều muộn năm nào rong ruổi với đám bạn thuở ấu thơ mà ba mẹ gọi vào cũng không thuận lòng. Những ngày tháng thả trôi chính mình để con điểm trên lớp thích ở mức nào thì ở rồi bản thân chỉ làm toàn những điều ứng với đam mê va và cảm thấy hạnh phúc. Hay khi thôi không tăng ca đêm và dành thời gian để ăn bữa cơm cùng gia đình.
Cảm giác nhớ đến bất chợt vào những khi tâm hồn thênh thang ngắm hạt mưa rơi nặng trĩu. Ta bâng khuâng tìm về ký ức của những tháng ngày đã cũ kỹ, và rồi vương mang những nỗi niềm vu vơ. Không còn gì trong ngày hôm đó cả về cơn nhớ cồn cào giày vò trí óc. Quá khứ sẽ tìm đến mỗi khi ta cảm thấy sức lực bị hao mòn, có lẽ nó có sức hấp dẫn con người ta hơn là những chông gai, thử thách và khó khăn sắp tới mà bản thân cần phải vượt qua.
Phải chăng tương lai quá mỗi mệt và không có hạnh phúc, cứ thế rồi phải quay về với trước kia, yêu một cô nàng quá khứ?
A! Phải rồi! Người ta thà phải trả giá cho việc chìm đắm trong cái điều không thể trở lại còn hơn là cống hiến cho chuyện không có kết quả. Dù sao thì, chúng ta là những con lười, rất lười phải làm việc không công à vì thế điều đó là tất yếu.
Tuy nhiên nó cũng không hẳn là xấu. Càng trưởng thành thì càng khổ cực vì trưởng thành là một hành trình gian nan. Để khỏa lấp mệt mỏi việc nhớ nhung hoàn toàn có thể giảm bớt căng thẳng.
Trong từng chặng đường dài của nỗi nhớ có rất nhiều những câu chuyện phụ thuộc vào từng cá nhân, chung quy lại, có thể có là con người và sự việc. Có lẽ nỗi nhớ cũng mông lung như mọi cảm xúc mơ hồ khác của con người, đều rất khó để cắt nghĩa và khái niệm. Thật ra, mỗi khi nỗi nhớ bắt ngờ gõ cửa lòng mình, đừng ngần ngại, cứ thong thả với nó, đôi khi cái ta nhận về là những triết lý sống sâu sắc, chỉ cần đừng bi lụy trước nó.