Đã bao giờ bạn cảm thấy quá thất vọng với những điều mà trước giờ bạn vẫn tin tưởng chưa? Tui đã và đang rất thất vọng về những điều mà mình vẫn trông mong đó giờ. Hồi bé, tôi đã từng mơ ước trở thành một nhà giáo, 1 con người vĩ đại, mang tri thức đến cho mọi người, tôi thích được trò chuyện, tâm sự và chia sẻ những vốn có của mình với người khác, tôi muốn truyền cái hay, cái tích cực đến mọi người. Nhưng dần khi tôi lớn lên, tôi càng ghét phải trở thành 1 giáo viên.
Tôi đã và đang rất thất vọng về ước mơ của mình bởi lẽ chính nền giáo dục hiện tại đang dần bị biến chất, nó không còn giữ được giá trị cao quý như xưa. Nền giáo dục hiện tại chẳng khác gì 1 xã hội thu nhỏ, mang trong mình bản chất con buôn. Trong đó, những kẻ lái buôn không ai khác ngoài giáo viên.
Nếu trước đây, giáo viên sẽ truyền đạt, trao tặng cho trò mình cả một rương tri thức thì hiện tại những kẻ buôn ấy lại bán cho trò mình vài cân chữ, và nếu có kẻ nào dám giành khách thì họ không ngần ngại mắng nhiếc, đặt điều, chơi xấu nhau.
Hay trong những năm gần đây, dịch bệnh hoành hành, nhà nước yêu cầu miễn giảm học phí thì vẫn có một số trường bất chấp tăng hoặc cũng có vài trường thực hiện hỗ trợ học phí, sau rồi đặt ra hàng trăm các khoản tiền khác để học sinh đóng, chẳng hạn như tiền hỗ trợ xây dựng lại trường nhưng thực chất là phá sân chơi của học sinh để cải tạo thành sân để xe hơi của giáo viên và khác quý, hay là tiền tổ chức ngày tri ân thầy cô dẫu học sinh đã tặng quà, chúc mừng trước đó..
Đặc biệt hơn là lúc trường tổ chức đêm ca nhạc, lấy danh nghĩa là đêm hội nghĩa tình để dành tặng những món quà đến các học sinh nghèo nhưng bản chất lại bắt ép các học sinh trong trường phải bán hoặc mua bằng hết số vé mà trường đã in. Vậy lẽ nào, học sinh nghèo lại tự tặng quà cho chính mình hay sao? Hay phải kể đến việc học sinh trong lớp (kể cả học sinh giỏi) phải chi tiền để mua quà khuyến khích cho học sinh khá. Ủa? Rồi học sinh giỏi để làm chi? Mãi khi phụ huynh quá phản ứng thì nhà trường mới yêu cầu trả tiền lại cho các bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Không chỉ vậy, sự thất vọng của tôi đạt đến cao trào khi biết rằng xung quanh mình, chẳng có ai thật sự tốt với mình cả, họ chỉ làm những gì tốt cho họ thôi như việc tôi muốn xin bảo lưu vì gia đình khó khăn nhưng đến khi lên trường xin thì họ nặng lời, lớn tiếng với tôi. Tuy không phải là chửi bới thậm tệ nhưng lại gắt gỏng chẳng khác nào tôi vừa làm gì sai trái. Bộ nghèo khó, không có tiền để tiếp tục học là sai sao?
Tôi đã nói chuyện rất rõ ràng và thiện chí, lễ phép nhưng họ cứ gắt với tôi, bắt tôi phải vay này, vay nọ, làm khó để tôi không được bảo lưu, nếu không làm theo ý họ, tôi đành phải bị kỉ luật. Nhưng tôi đâu làm gì sai, để được bảo lưu, trong quá trình học tôi chưa lơ là bao giờ, luôn cố gắng hết mình, các thủ tục đều hoản chỉnh theo lời dặn của thầy cô, anh chị đi trước. Vì biết chưa có điểm, chưa được bảo lưu nên tôi đã lên trường xin phép trước, và chính họ là người hướng dẫn tôi các thủ tục bảo lưu mà giờ họ lại trách móc, dọa sẽ kỉ luật tôi nếu tôi xin nghỉ học tạm thời.
Tôi thiết nghĩ, tôi đã nói rõ bản thân tôi sức khỏe không tốt, gia đình khó khăn, nếu vay thì sợ sẽ không trả được nhưng nhà trường vẫn cương quyết dồn ép tôi. Tôi biết họ sợ bị mất học sinh, mất đi nguồn lợi của mình nhưng tôi không nghĩ vì đồng tiền mà họ quên rằng bản thân mình đã đẩy người khác vào ngõ cụt. Có thể, tôi không biết cuộc sống, họ hạnh phúc, bất hạnh ra sao? Nhưng thật thất vọng khi người giáo viên mà tôi nghĩ đã từng là học sinh, sinh viên, đã từng trải qua những khó khăn họ sẽ thấu hiểu và đưa cho tôi những lời khuyên tốt nhất, thì họ lại trở mặt, gắt gỏng, dọa này nọ mình.
Nực cười khi đầu năm, gia đình tôi còn khá giả, tôi nói chuyện với họ thì họ nhẹ nhàng gọi em với tôi. Giờ khác rồi, tôi không còn gì thì họ chẳng coi tôi ra gì.
Không những thế, trong quá trình học ở trường chúng tôi phải tự học, tự thực hành tất cả mà không có giáo viên giảng dạy, chúng tôi hỏi, thảo luận thì giảng viên nhất quyết không cho và rồi họ chỉ chờ chúng tôi ngã xuống, thì chớp lấy ngay. Tôi đã từng nghe thầy cô cấp hai bảo "Lên đại học rồi không ai còn lo cho các em đâu nên các em phải tự lo cho mình bởi các em càng rớt thì họ càng được vì chỉ khi các em rớt môn, các em phải đóng tiền học lại, vậy thôi."
Lúc đó, tôi chỉ nghỉ không thể như thế bởi tôi luôn tin, bên cạnh những người xấu xa, vụ lợi thì vẫn còn có nhiều giáo viên tốt, đáng quý nhưng đến bây giờ, tôi rất thất vọng, mọi thứ như sụp đổ khi những điều mà tôi tin tưởng, hi vọng vào tình người ở người thầy người cô đã tan biến cả.
Ngoài tiền bạc, giờ giáo viên còn rất giỏi ở những phương diện khác như thù dai, bạo lực, dùng những ngôn từ không chuẩn mực để bạo lực tinh thần học sinh..
Những chuyện này, không phải là bí mật gì mà bây giờ trên báo đài vẫn rất thường phản ánh, có thể còn có rất nhiều chuyện không thể tiết lộ.
Tôi hôm nay chỉ tâm sự với mọi người những áp lực, những điều kinh khủng mà tôi và mọi người xung quanh tôi đã trải qua, và qua đây tôi mong mọi người dẫu có chuyện gì thì cũng nên mạnh dạn nói ra, phải biết đấu tranh vì quyền lợi của mình và tôi cũng thế, nếu ai vẫn cứ dồn ép tôi, tôi buộc phải đứng lên phản kháng. Đồng thời qua đây, tôi cũng rất cảm ơn, trân quý những nhà giáo hết lòng vì trò, cầu chúc cho những người thầy, người cô ấy những điều tốt đẹp nhất.
Tôi đã và đang rất thất vọng về ước mơ của mình bởi lẽ chính nền giáo dục hiện tại đang dần bị biến chất, nó không còn giữ được giá trị cao quý như xưa. Nền giáo dục hiện tại chẳng khác gì 1 xã hội thu nhỏ, mang trong mình bản chất con buôn. Trong đó, những kẻ lái buôn không ai khác ngoài giáo viên.
Nếu trước đây, giáo viên sẽ truyền đạt, trao tặng cho trò mình cả một rương tri thức thì hiện tại những kẻ buôn ấy lại bán cho trò mình vài cân chữ, và nếu có kẻ nào dám giành khách thì họ không ngần ngại mắng nhiếc, đặt điều, chơi xấu nhau.
Hay trong những năm gần đây, dịch bệnh hoành hành, nhà nước yêu cầu miễn giảm học phí thì vẫn có một số trường bất chấp tăng hoặc cũng có vài trường thực hiện hỗ trợ học phí, sau rồi đặt ra hàng trăm các khoản tiền khác để học sinh đóng, chẳng hạn như tiền hỗ trợ xây dựng lại trường nhưng thực chất là phá sân chơi của học sinh để cải tạo thành sân để xe hơi của giáo viên và khác quý, hay là tiền tổ chức ngày tri ân thầy cô dẫu học sinh đã tặng quà, chúc mừng trước đó..
Đặc biệt hơn là lúc trường tổ chức đêm ca nhạc, lấy danh nghĩa là đêm hội nghĩa tình để dành tặng những món quà đến các học sinh nghèo nhưng bản chất lại bắt ép các học sinh trong trường phải bán hoặc mua bằng hết số vé mà trường đã in. Vậy lẽ nào, học sinh nghèo lại tự tặng quà cho chính mình hay sao? Hay phải kể đến việc học sinh trong lớp (kể cả học sinh giỏi) phải chi tiền để mua quà khuyến khích cho học sinh khá. Ủa? Rồi học sinh giỏi để làm chi? Mãi khi phụ huynh quá phản ứng thì nhà trường mới yêu cầu trả tiền lại cho các bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Không chỉ vậy, sự thất vọng của tôi đạt đến cao trào khi biết rằng xung quanh mình, chẳng có ai thật sự tốt với mình cả, họ chỉ làm những gì tốt cho họ thôi như việc tôi muốn xin bảo lưu vì gia đình khó khăn nhưng đến khi lên trường xin thì họ nặng lời, lớn tiếng với tôi. Tuy không phải là chửi bới thậm tệ nhưng lại gắt gỏng chẳng khác nào tôi vừa làm gì sai trái. Bộ nghèo khó, không có tiền để tiếp tục học là sai sao?
Tôi đã nói chuyện rất rõ ràng và thiện chí, lễ phép nhưng họ cứ gắt với tôi, bắt tôi phải vay này, vay nọ, làm khó để tôi không được bảo lưu, nếu không làm theo ý họ, tôi đành phải bị kỉ luật. Nhưng tôi đâu làm gì sai, để được bảo lưu, trong quá trình học tôi chưa lơ là bao giờ, luôn cố gắng hết mình, các thủ tục đều hoản chỉnh theo lời dặn của thầy cô, anh chị đi trước. Vì biết chưa có điểm, chưa được bảo lưu nên tôi đã lên trường xin phép trước, và chính họ là người hướng dẫn tôi các thủ tục bảo lưu mà giờ họ lại trách móc, dọa sẽ kỉ luật tôi nếu tôi xin nghỉ học tạm thời.
Tôi thiết nghĩ, tôi đã nói rõ bản thân tôi sức khỏe không tốt, gia đình khó khăn, nếu vay thì sợ sẽ không trả được nhưng nhà trường vẫn cương quyết dồn ép tôi. Tôi biết họ sợ bị mất học sinh, mất đi nguồn lợi của mình nhưng tôi không nghĩ vì đồng tiền mà họ quên rằng bản thân mình đã đẩy người khác vào ngõ cụt. Có thể, tôi không biết cuộc sống, họ hạnh phúc, bất hạnh ra sao? Nhưng thật thất vọng khi người giáo viên mà tôi nghĩ đã từng là học sinh, sinh viên, đã từng trải qua những khó khăn họ sẽ thấu hiểu và đưa cho tôi những lời khuyên tốt nhất, thì họ lại trở mặt, gắt gỏng, dọa này nọ mình.
Nực cười khi đầu năm, gia đình tôi còn khá giả, tôi nói chuyện với họ thì họ nhẹ nhàng gọi em với tôi. Giờ khác rồi, tôi không còn gì thì họ chẳng coi tôi ra gì.
Không những thế, trong quá trình học ở trường chúng tôi phải tự học, tự thực hành tất cả mà không có giáo viên giảng dạy, chúng tôi hỏi, thảo luận thì giảng viên nhất quyết không cho và rồi họ chỉ chờ chúng tôi ngã xuống, thì chớp lấy ngay. Tôi đã từng nghe thầy cô cấp hai bảo "Lên đại học rồi không ai còn lo cho các em đâu nên các em phải tự lo cho mình bởi các em càng rớt thì họ càng được vì chỉ khi các em rớt môn, các em phải đóng tiền học lại, vậy thôi."
Lúc đó, tôi chỉ nghỉ không thể như thế bởi tôi luôn tin, bên cạnh những người xấu xa, vụ lợi thì vẫn còn có nhiều giáo viên tốt, đáng quý nhưng đến bây giờ, tôi rất thất vọng, mọi thứ như sụp đổ khi những điều mà tôi tin tưởng, hi vọng vào tình người ở người thầy người cô đã tan biến cả.
Ngoài tiền bạc, giờ giáo viên còn rất giỏi ở những phương diện khác như thù dai, bạo lực, dùng những ngôn từ không chuẩn mực để bạo lực tinh thần học sinh..
Những chuyện này, không phải là bí mật gì mà bây giờ trên báo đài vẫn rất thường phản ánh, có thể còn có rất nhiều chuyện không thể tiết lộ.
Tôi hôm nay chỉ tâm sự với mọi người những áp lực, những điều kinh khủng mà tôi và mọi người xung quanh tôi đã trải qua, và qua đây tôi mong mọi người dẫu có chuyện gì thì cũng nên mạnh dạn nói ra, phải biết đấu tranh vì quyền lợi của mình và tôi cũng thế, nếu ai vẫn cứ dồn ép tôi, tôi buộc phải đứng lên phản kháng. Đồng thời qua đây, tôi cũng rất cảm ơn, trân quý những nhà giáo hết lòng vì trò, cầu chúc cho những người thầy, người cô ấy những điều tốt đẹp nhất.