Hoài niệm xóm nhỏ
Tác giả:
Thể loại:
(Ảnh bìa)
Tôi chầm chậm mon men trên con đường về nhà, trên vai quải cái balo đen nặng chình chịch mà người vẫn tung tăng không thấy mệt mỏi. Đến đầu xóm, những âm thanh quen thuộc vang lên như một thứ gì đó làm lòng tôi bồi hồi xao xuyến. Sắp về đến nhà rồi.
- Ê, chơi tạt lon không?
- Để rủ người chơi.
* * *
- Bé à, về ăn cơm đi con.
- Nay ăn gì vậy mẹ.
- Thịt kho trứng, canh bí đao. Đừng kén ăn nha con.
* * *
Xóm nhỏ tôi ở là một xóm lao động, những ngôi nhà xây san sát nhau. Sau lưng là cả một công viên văn hóa Đầm Sen rộng lớn. Ngày ngày đều là những nếp sống quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của con người.
Hàng ngày, các thím các cụ có thể ngồi lê đôi mách uống cà phê, cùng tán gẫu những câu chuyện trên trời dưới đất. Giới trẻ ngày nay còn gọi họ với biệt danh vô cùng hài hước "ca-me-ra chạy bằng cơm".
Tôi hay thức dậy vào một buổi sáng muộn, khi có tiếng nẹt bô của chú hàng xóm làm tôi bừng tỉnh. Tiếng nói cười nhộn nhạo của cô hàng xóm bưng cơm đến cho các ngôi nhà.
Và tiếng chim sẻ hót ríu rít chẳng hề đáng ghét như tiếng chuông báo thức của điện thoại.
Cuộc sống thành thị tấp nập khiến người ra kẻ vào nơi đây cũng nhiều hơn trước. Các ngôi nhà trong hẻm tuy có chật, có um tùm nhưng nhìn lại bình yên đến lạ.
Mùi đồ ăn nhà hàng xóm thơm nức, tiếng trẻ con lí nhí khóc sát bên nhà. Tôi đứng nhìn giàn hoa leo vàng ươm, giàn hoa giấy mọc hồng cả mảng tường trắng phía nhà đối diện, giàn hoa được cô hàng xóm chăm sóc cứ mỗi khi sáng sớm và chiều tà.
* * *
Lòng ngẫm nghĩ..
Người ta đôi khi lại không thích sự náo nhiệt của các xóm nhỏ, lại tìm đến sự yên tĩnh của các nơi quy hoạch đầy tráng lệ.
Nhưng tôi lại hoài niệm cái cảm giác đứng trên cửa sổ hít mạnh một hơi, là mùi đồ ăn thơm nức mũi, là mùi cây cỏ ngập tràn lồng ngực này.
Tác giả:
Thể loại:
(Ảnh bìa)
Tôi chầm chậm mon men trên con đường về nhà, trên vai quải cái balo đen nặng chình chịch mà người vẫn tung tăng không thấy mệt mỏi. Đến đầu xóm, những âm thanh quen thuộc vang lên như một thứ gì đó làm lòng tôi bồi hồi xao xuyến. Sắp về đến nhà rồi.
- Ê, chơi tạt lon không?
- Để rủ người chơi.
* * *
- Bé à, về ăn cơm đi con.
- Nay ăn gì vậy mẹ.
- Thịt kho trứng, canh bí đao. Đừng kén ăn nha con.
* * *
Xóm nhỏ tôi ở là một xóm lao động, những ngôi nhà xây san sát nhau. Sau lưng là cả một công viên văn hóa Đầm Sen rộng lớn. Ngày ngày đều là những nếp sống quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của con người.
Hàng ngày, các thím các cụ có thể ngồi lê đôi mách uống cà phê, cùng tán gẫu những câu chuyện trên trời dưới đất. Giới trẻ ngày nay còn gọi họ với biệt danh vô cùng hài hước "ca-me-ra chạy bằng cơm".
Tôi hay thức dậy vào một buổi sáng muộn, khi có tiếng nẹt bô của chú hàng xóm làm tôi bừng tỉnh. Tiếng nói cười nhộn nhạo của cô hàng xóm bưng cơm đến cho các ngôi nhà.
Và tiếng chim sẻ hót ríu rít chẳng hề đáng ghét như tiếng chuông báo thức của điện thoại.
Cuộc sống thành thị tấp nập khiến người ra kẻ vào nơi đây cũng nhiều hơn trước. Các ngôi nhà trong hẻm tuy có chật, có um tùm nhưng nhìn lại bình yên đến lạ.
Mùi đồ ăn nhà hàng xóm thơm nức, tiếng trẻ con lí nhí khóc sát bên nhà. Tôi đứng nhìn giàn hoa leo vàng ươm, giàn hoa giấy mọc hồng cả mảng tường trắng phía nhà đối diện, giàn hoa được cô hàng xóm chăm sóc cứ mỗi khi sáng sớm và chiều tà.
* * *
Lòng ngẫm nghĩ..
Người ta đôi khi lại không thích sự náo nhiệt của các xóm nhỏ, lại tìm đến sự yên tĩnh của các nơi quy hoạch đầy tráng lệ.
Nhưng tôi lại hoài niệm cái cảm giác đứng trên cửa sổ hít mạnh một hơi, là mùi đồ ăn thơm nức mũi, là mùi cây cỏ ngập tràn lồng ngực này.