"Thứ năm tuần trước, cả lớp mình mỗi đứa cầm một thiếp mời đám cưới của anh Chiến và chị Anh. Ở lớp ai cũng biết là ông bà này "bị sét đánh" ngay từ hôm đầu đi học chính trị". Ai dè, 3 năm 97 ngày sau thì tèn tén ten... Trên đây là những dòng trong blog...
Mùa cưới năm ngoái, khoa Văn trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội) xôn xao với hai đám cưới của Thu và Linh cách nhau một tháng. Điều bất ngờ là cả hai cô sinh viên còn rất trẻ (sinh viên năm thứ hai) và không phải do "sự cố đáng tiếc" nào dẫn đến việc phải cưới cả. Thu cho biết: "Bạn trai mình lớn tuổi (sinh năm 1976), anh ấy ra trường và có công việc ổn định rồi. Đầu năm nhà anh ấy đi xem tuổi thế nào, bắt buộc năm nay phải cưới. Bên nhà cũng có hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến chuyện học hành của mình. Mọi việc cưới xin mọi người lo cả. Mình chỉ về làm cô dâu thôi. Thế là cưới".
Chuyện của Linh thì đặc biệt hơn một chút, "Bọn mình yêu nhau lâu rồi, yêu lâu thì dễ chán, với lại nhà anh ấy có hứa ra trường sẽ xin việc cho mình, gia đình bố mẹ mình nghèo, nên thấy con được trao thân vào một gia đình tử tế, thế là đồng ý thôi"- Linh tâm sự.
Và thế là sau khi nghỉ cho đám cưới 4 ngày, các cô lại gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề hơn, vừa làm sinh viên, vừa làm vợ. Những tưởng con gái mới phải chịu sức ép "phải cưới" từ phía nhà trai, nhưng sự thật thì không phải lúc nào cũng như vậy. Huy - sinh viên năm thứ 4 Học viện Kỹ thuật quân sự (Hà Nội), cuối năm bỗng nhiên phải "báo cáo, trình bày" với tổ chức để xin phép cưới. Cô dâu cũng là một sinh viên mới ra trường, lại ở tỉnh ngoài, nên cưới chồng vừa có chỗ để ở, lại vừa ổn định được cuộc sống.
Đám cưới của anh Chiến và chị Anh ở trường ĐH Công đoàn (Hà Nội), cô dâu hơn chú rể 4 tuổi và năm nay đã 27, tuổi đẹp để cưới nên... phải tiến hành thôi. Hai người gặp nhau khi bắt đầu học ĐH và khi sắp ra trường thì cưới. "Cho đông bạn bè, có cả lớp đến dự cũng vui!". Cả lớp sẽ rồng rắn về nhà chú rể ở Bắc Ninh đi ăn cưới, ai cũng háo hức: "Đám cưới đầu tiên trong lớp mà lị".
Những tưởng sẽ không có thay đổi gì sau đám cưới của Thu và Linh. Đằng nào cũng thuê nhà, đằng nào cũng đi học, giờ chỉ là dời về ở với nhau, sớm tối có vợ, có chồng cho vui, nhưng mọi sự dường như không giống như sự suy đoán của hai cô vợ trẻ.
Ngày ngày, sau buổi học sáng, nếu như lớp có tụ tập hay họp hành, hai người vợ sinh viên còn yên tâm ngồi nghe, nhưng cứ đến buổi chiều là các cô phải nhấp nhổm ra về. Bởi vì phải lo "đi chợ, thổi cơm cho ông xã". Dần dần, mọi người trong lớp không ai dám rủ các cô đi đâu nữa. Hai cô tự dưng xích lại với nhau với những mối quan tâm chung như: "ăn gì, mặc gì, đối xử với gia đình chồng thế nào?". Huyền - một thành viên trong lớp cho biết: "Nhiều khi bọn tớ cũng muốn nói chuyện với các bạn ấy, nhưng mỗi khi nói chuyện, các bạn ấy chỉ nhắc đến chồng con, thậm chí là chuyện làm thế nào để từ từ có bầu?... Chúng tớ ngại quá, nên dần dần cũng ít tiếp xúc".
Huy thì khác, khi bạn bè ra trường mới bắt đầu "sự nghiệp" thì Huy đã có nhà (do bố mẹ mua), có việc (do cơ quan phân), có vợ, có thêm cả một cô con gái xinh xắn nữa. Chỉ có điều là không dám đi đâu lâu vì "vợ kêu con khóc" ở nhà. Huy cười lém lỉnh.
Cưới xin là việc hệ trọng cả đời, không thể với cái gật đầu đầy cảm tính, mà phó mặc "đâu còn có đó!", nhất là khi bạn chưa chuẩn bị tâm lý thật đầy đủ cho bước ngoặt đó của cuộc đời!
Mùa cưới năm ngoái, khoa Văn trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội) xôn xao với hai đám cưới của Thu và Linh cách nhau một tháng. Điều bất ngờ là cả hai cô sinh viên còn rất trẻ (sinh viên năm thứ hai) và không phải do "sự cố đáng tiếc" nào dẫn đến việc phải cưới cả. Thu cho biết: "Bạn trai mình lớn tuổi (sinh năm 1976), anh ấy ra trường và có công việc ổn định rồi. Đầu năm nhà anh ấy đi xem tuổi thế nào, bắt buộc năm nay phải cưới. Bên nhà cũng có hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến chuyện học hành của mình. Mọi việc cưới xin mọi người lo cả. Mình chỉ về làm cô dâu thôi. Thế là cưới".
Chuyện của Linh thì đặc biệt hơn một chút, "Bọn mình yêu nhau lâu rồi, yêu lâu thì dễ chán, với lại nhà anh ấy có hứa ra trường sẽ xin việc cho mình, gia đình bố mẹ mình nghèo, nên thấy con được trao thân vào một gia đình tử tế, thế là đồng ý thôi"- Linh tâm sự.
Và thế là sau khi nghỉ cho đám cưới 4 ngày, các cô lại gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề hơn, vừa làm sinh viên, vừa làm vợ. Những tưởng con gái mới phải chịu sức ép "phải cưới" từ phía nhà trai, nhưng sự thật thì không phải lúc nào cũng như vậy. Huy - sinh viên năm thứ 4 Học viện Kỹ thuật quân sự (Hà Nội), cuối năm bỗng nhiên phải "báo cáo, trình bày" với tổ chức để xin phép cưới. Cô dâu cũng là một sinh viên mới ra trường, lại ở tỉnh ngoài, nên cưới chồng vừa có chỗ để ở, lại vừa ổn định được cuộc sống.
Đám cưới của anh Chiến và chị Anh ở trường ĐH Công đoàn (Hà Nội), cô dâu hơn chú rể 4 tuổi và năm nay đã 27, tuổi đẹp để cưới nên... phải tiến hành thôi. Hai người gặp nhau khi bắt đầu học ĐH và khi sắp ra trường thì cưới. "Cho đông bạn bè, có cả lớp đến dự cũng vui!". Cả lớp sẽ rồng rắn về nhà chú rể ở Bắc Ninh đi ăn cưới, ai cũng háo hức: "Đám cưới đầu tiên trong lớp mà lị".
Những tưởng sẽ không có thay đổi gì sau đám cưới của Thu và Linh. Đằng nào cũng thuê nhà, đằng nào cũng đi học, giờ chỉ là dời về ở với nhau, sớm tối có vợ, có chồng cho vui, nhưng mọi sự dường như không giống như sự suy đoán của hai cô vợ trẻ.
Ngày ngày, sau buổi học sáng, nếu như lớp có tụ tập hay họp hành, hai người vợ sinh viên còn yên tâm ngồi nghe, nhưng cứ đến buổi chiều là các cô phải nhấp nhổm ra về. Bởi vì phải lo "đi chợ, thổi cơm cho ông xã". Dần dần, mọi người trong lớp không ai dám rủ các cô đi đâu nữa. Hai cô tự dưng xích lại với nhau với những mối quan tâm chung như: "ăn gì, mặc gì, đối xử với gia đình chồng thế nào?". Huyền - một thành viên trong lớp cho biết: "Nhiều khi bọn tớ cũng muốn nói chuyện với các bạn ấy, nhưng mỗi khi nói chuyện, các bạn ấy chỉ nhắc đến chồng con, thậm chí là chuyện làm thế nào để từ từ có bầu?... Chúng tớ ngại quá, nên dần dần cũng ít tiếp xúc".
Huy thì khác, khi bạn bè ra trường mới bắt đầu "sự nghiệp" thì Huy đã có nhà (do bố mẹ mua), có việc (do cơ quan phân), có vợ, có thêm cả một cô con gái xinh xắn nữa. Chỉ có điều là không dám đi đâu lâu vì "vợ kêu con khóc" ở nhà. Huy cười lém lỉnh.
Cưới xin là việc hệ trọng cả đời, không thể với cái gật đầu đầy cảm tính, mà phó mặc "đâu còn có đó!", nhất là khi bạn chưa chuẩn bị tâm lý thật đầy đủ cho bước ngoặt đó của cuộc đời!