Bé từ 0 – 3 tuổi đã bắt đầu tỏ ra tò mò và tập khám phá cơ thể của chính mình cũng như của người khác. Bé có thể hiểu và gọi tên những bộ phận trên cơ thể mình khi được chỉ dạy, thích chạm vào chúng và thích trò chuyện về chúng. Lúc này việc bạn cần làm là dạy cho con những hiểu biết cơ bản để bé có được những nhận thức đúng đắn ban đầu về giới tính.
Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể thực hiện theo:
- Giúp con cảm thấy hài lòng về cơ thể của mình. Bé cần được dạy để nhận biết và gọi tên chính xác những bộ phận khác nhau trên cơ thể, từ đó có khả năng mô tả lại cơ thể mình cũng như chức năng của các bộ phận một cách tự nhiên và lành mạnh.
- Thường xuyên ôm ấp và vỗ về con để bé cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu thương và biết cách bộc lộ tình cảm của mình với người khác. Hãy ở bên cạnh con khi bé cần sự giúp đỡ từ phía bạn, đó là cách tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau.
- Dạy cho con hiểu sự khác nhau giữa thói quen cư xử trong nhà với phép lịch sự khi ra nơi công cộng. Bé sẽ hiểu rằng có những hành động như véo mũi người khác hay sờ vào bộ phận sinh dục là những cử chỉ tế nhị, không nên làm như vậy khi ra ngoài.
- Giúp con hiểu sự khác nhau về cấu tạo giữa cơ thể con trai và con gái, nhận thức được rằng con trai và con gái đều có những điểm đặc biệt riêng của mình.
- Nói với con rằng bé có thể nói “Không” khi không muốn người khác chạm vào mình, hoặc tỏ thái độ không đồng ý khi có ai cố tình đụng chạm đến. Con cần hiểu rằng bé có quyền yêu cầu người khác tôn trọng th.ân thể của mình khi bé nói “Không” với họ.
- Nói cho con biết những quá trình sinh lý trong cơ thể (chẳng hạn mẹ làm sao có em bé, em bé được sinh ra như thế nào…) bằng những từ ngữ đơn giản và minh họa dễ hiểu khi bé hỏi.
- Tránh thái độ xấu hổ hay cảm thấy ngượng ngùng khi trò chuyện với bé về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng.
Nguồn: Thùy Trang Webtretho.com lược dịch từ http://www.education.com/reference/article/Ref_Growth_Ages_Zero/?page=3
Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể thực hiện theo:
- Giúp con cảm thấy hài lòng về cơ thể của mình. Bé cần được dạy để nhận biết và gọi tên chính xác những bộ phận khác nhau trên cơ thể, từ đó có khả năng mô tả lại cơ thể mình cũng như chức năng của các bộ phận một cách tự nhiên và lành mạnh.
- Thường xuyên ôm ấp và vỗ về con để bé cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu thương và biết cách bộc lộ tình cảm của mình với người khác. Hãy ở bên cạnh con khi bé cần sự giúp đỡ từ phía bạn, đó là cách tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau.
- Dạy cho con hiểu sự khác nhau giữa thói quen cư xử trong nhà với phép lịch sự khi ra nơi công cộng. Bé sẽ hiểu rằng có những hành động như véo mũi người khác hay sờ vào bộ phận sinh dục là những cử chỉ tế nhị, không nên làm như vậy khi ra ngoài.
- Giúp con hiểu sự khác nhau về cấu tạo giữa cơ thể con trai và con gái, nhận thức được rằng con trai và con gái đều có những điểm đặc biệt riêng của mình.
- Nói với con rằng bé có thể nói “Không” khi không muốn người khác chạm vào mình, hoặc tỏ thái độ không đồng ý khi có ai cố tình đụng chạm đến. Con cần hiểu rằng bé có quyền yêu cầu người khác tôn trọng th.ân thể của mình khi bé nói “Không” với họ.
- Nói cho con biết những quá trình sinh lý trong cơ thể (chẳng hạn mẹ làm sao có em bé, em bé được sinh ra như thế nào…) bằng những từ ngữ đơn giản và minh họa dễ hiểu khi bé hỏi.
- Tránh thái độ xấu hổ hay cảm thấy ngượng ngùng khi trò chuyện với bé về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng.
Nguồn: Thùy Trang Webtretho.com lược dịch từ http://www.education.com/reference/article/Ref_Growth_Ages_Zero/?page=3