Chủ Nhật Ngày Mưa!
Tác giả: Huỳnh Minh Nhật
* * *
Chủ nhật ngày mưa, chẳng có gì thú hơn là được ngồi trong căn phòng quen thuộc với ly chè xanh nóng hổi, nhâm nhi vài điếu richmond thơm lừng và thưởng thức phin cà phê đương hòa quyện theo những giai điệu tình ca ngọt ngào của Như Quỳnh. Đêm qua, tuyển Bỉ đã cho tôi lý do và động lực để dậy sớm, sẽ thật phí phạm nếu như nướng đến tận trưa và không tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn.
Trong nhà, chỉ có tôi và ba là uống cà phê, nhưng người pha phải luôn là mẹ. Không rõ từ bao giờ, sáng dậy, ngoài những công việc mà đa số những người mẹ luôn làm, luôn có thêm một ấm chè xanh và phin cà phê dành sau bữa sáng. Tôi không thể uống nổi ly cà phê của mình hoặc của ba, nó luôn có một cái gì đó "quá" : Ngọt quá; chua quá; nhạt quá, thứ mà dẫu có cố gắng đến mấy thì tôi vẫn không thể nào kiểm soát được.
Pha cà phê là công việc đơn giản, nhưng để pha cho ngon thì đó lại là một quá trình đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kinh nghiệm. Bỏ qua giai đoạn thu hoạch, phơi khô, rang rồi gia vị hoặc lên men từ đầu nếu chế biến ướt. Giai đoạn sau đó mới là điều khiến cho những gã như tôi cảm thấy ngán ngẩm, từ nhiệt độ; tỷ lệ; lực ép gạt; thời gian ủ, cho đến khi kiểm soát được mức độ nhỏ giọt thì tới cái cuối cùng vẫn không kém phần khó khăn và quan trọng, đó là đánh sủi bọt, tuy nhiên, cái này thì còn tùy theo sở thích mỗi người!
Cà phê nguyên chất luôn có vị chua, nhưng ly cà phê mà mẹ tôi pha nếu dùng từ "chua" để nói lên cái vị chua ấy thì e rằng không đúng! Tôi thường nịnh mẹ, gọi đó là "vị chua hoàn hảo", vị chua thanh mà tôi không thể tìm thấy ở bất cứ quán cà phê nào khác, thậm chí cả những quán cà phê nổi tiếng nhất ở Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, hay phố núi Pleiku – những quán cà phê luôn hỏi khẩu vị khách hàng trước khi pha chế!
Tôi nhớ những ngày hay uống cà phê ở góc quán quen, một khoảng lặng, nơi để tôi tìm kiếm những điều xưa cũ. Mặc dù không phải cứ mỗi lần uống đều là mỗi lần thưởng thức. Có ly cà phê uống để tỉnh táo, lại có những ly cà phê uống vội, đôi khi, tôi cũng uống chỉ để chửi thề. Cà phê ở quán không phải là thứ có thể nói rằng nó ngon hay dở chỉ ở hương vị hay màu sắc. Tôi cho rằng đó là một cái thú, mà việc thưởng thức được nó hay không còn tùy thuộc vào hàng tá thứ lãng nhách khác, như: Ta ngồi bàn nào, hôm nay thứ mấy, cô gái đối diện có sexy không, bản nhạc đang mở có phải là bản mà mình yêu thích? Ở quán, nhiều khi tôi vẫn nghĩ rằng mình không thực sự đang uống cà phê, mà chỉ dùng nó như một chất xúc tác để cảm nhận những thứ đang hiện hữu quanh mình mà thôi!
Lâu rồi tôi không uống quán, cũng không ghé lại Tuyết Hồng, phía bên đối diện dạo này mọc lên một vài hàng nhậu, gần đó lại có phòng gym, không gian vô cùng ồn ã. Mặt khác, nơi tôi ở lại chẳng có góc quán nào khác đủ "già" để hiếm khi thấy sự xuất hiện của những người trẻ tuổi. Già ở đây không hẳn là cổ điển, tôi không nghĩ rằng mình có thể phác được nét "già" đó qua từ ngữ, tuy vậy, chúng ta có thể mường tượng. Mỗi quán xá đều nhắm tới những đối tượng khách hàng khác nhau, và sự bài trí tạo nên cái "hồn" của quán. Có những quán mới đặt chân vào đã toát lên vẻ thanh lịch, có những quán tươi tắn và năng động, ngược lại, cũng có những không gian chỉ mới liếc qua đã thấy rất rõ một nét trầm buồn, cái nét trầm buồn rất "già" mà không thể lẫn vào đâu được!
Nếu uống cà phê cốt chỉ để tìm một cõi lặng trong hồn, thì không gian cũng buộc phải là một không gian yên tĩnh. Nhưng cái hay khi đi uống cà phê, là yên tĩnh không đồng nghĩa với việc phải.. yên tĩnh. Tiếng thở dài cảm thán của lão thua cờ, cái nhìn trầm ngâm của thím thanh niên thất tình hay tiếng cười phá hà hà của những gã trung niên xuề xòa không làm tôi cảm thấy khó chịu. Cái làm tôi khó chịu là trong một không gian vô cùng trẻ trung và năng động, nhưng các vị khách của nó có vẻ vô hồn, mọi người thường đi với nhau nhưng không nói chuyện với nhau – sự tĩnh lặng ồn ào, nơi mà một nụ cười duyên dáng được xem là lạc hậu. Ở đây, khi selfie, những người trẻ thường áp dụng tất cả những kỹ thuật nhiếp ảnh sáng tạo thông dụng của kỉ nguyên 4.0, như lè lưỡi kết hợp với chu môi, phồng hoặc hóp má, nhăn mặt, nheo mắt hay đại loại là một vài biểu cảm lạ lùng khác trên khuôn mặt.
Tạm gọi đó là style khỉ, cái đặc biệt của style khỉ là không phải một hành động tạo dáng theo hoàn cảnh, đó là một phản xạ tự nhiên có điều kiện. Vì theo như tôi quan sát, chỉ cần ai đó giơ camera lên, thì những người còn lại ngay lập tức sẽ lè lưỡi, hạ camera xuống, họ lập tức thu lưỡi về, và giơ lên, thì lưỡi lại tiếp tục được lè ra như một bản năng mà không cần suy nghĩ. Mặc dù tôi thích ngắm những nụ cười tươi và duyên dáng hơn, nhưng không thể phủ nhận rằng style khỉ là một phong cách chụp hình rất trẻ, rất sáng tạo và thú vị. Chỉ ước rằng, nếu quay lại Tuyết Hồng, hi vọng những gã trung niên đừng bao giờ làm thế! Tôi không thể tưởng tượng ra nổi cái cảnh ấy nó sẽ bi hài như thế nào, khi vài ba gã tầm 4 – 5 chục tuổi chụm đầu vào nhau, với bộ ria mép lồm xồm của mình mà lè lưỡi ra, kết hợp với chu môi, phồng má rồi nheo một mắt tạo vẻ đáng yêu trông giống con khỉ!
Riêng tôi, nếu không phải ngồi nhà và uống cà phê mẹ pha, thì ở mọi nơi khác, ly cà phê đậm đà hay không luôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Nếu không là trà ngon thì phải là chè xanh, nếu không là richmond thì phải là craven, và nếu không phải tình ca thì hãy là nhạc không lời. Trên những chuyến thong dong của mình, ngoài những bữa hải sản ngon lành để nốc vài cốc bia lạnh ngắm biển, tôi vẫn thường thích ngồi gặm bánh mì bên những hàng cà phê cóc hơn cả. Với phin cà phê ở một nơi xa lạ cùng người chủ hàng dễ mến, mặc nhiên, tôi có thể ngồi ngoài những cái xô bồ mà nhìn ngắm phố phường trong một sự ồn ào tĩnh lặng!
Hôm nay, một sớm chủ nhật trời mưa nằm trong chuỗi ngày bình yên không biết nhớ, không gian chừng như chùng xuống với những lời ca lắng đọng trong từng câu hát ngọt lịm của Như Quỳnh. Hừng đông vẫn kết ráng trên vòm trời, ánh sáng như bị cô đặc thành từng mảng mây màu đỏ ối rồi dần dần chuyển sang hồng, tím.. Cuối cùng, theo những âm điệu giục giã mà bình lặng trong tiếng tí tách của những hạt mưa, chúng vỡ ra thành hàng ngàn những tia nắng nhỏ bé rơi xuống thế nhân rồi chiếu le lói xuyên qua những tàng cây xanh mượt. Nắng chiếu qua những hạt mưa đọng trên lá cỏ, mọi thứ xung quanh phản chiếu khéo léo lên mặt nước hình cầu, trông như vô số những vũ trụ tí hon nằm gọn lỏn trong đôi mắt của những kẻ bụi trần mớ ngủ..
Trong lúc ấy, bên ô cửa sổ hướng mặt về phía bình minh, chẳng ai biết có một thằng già đã dậy từ lâu, ngồi chỏng cẳng bên ly cà phê, bỏ quên đi sự đau khổ của những người yêu Anh mà cười ha hả trong sự vui sướng của những đồng minh kèo Bỉ. Hôm nay, một ngày chủ nhật đẹp trời, vị chua hoàn hảo, mùi hương hoàn hảo, âm thanh hoàn hảo, bạn đang làm gì? Sáng chủ nhật của bạn diễn ra như thế nào? Ngủ nướng để níu những giấc mơ đẹp, hay tụ tập với bạn bè? Đau khổ vì tình yêu, hay tìm vui trong công việc?
Đêm nay, sẽ là những cú chạm bóng đầy tinh tế cùng những màn phô diễn kỹ thuật, tốc độ và sức trẻ của Les Blues, hay sẽ là một tinh thần vững vàng của những cầu thủ Vatreni đầy kinh nghiệm? Dù khó, nhưng kì tích luôn có thể xảy ra, và nếu đêm nay Croatia thắng. Ngày mai có lẽ sẽ là một ngày thứ 2 đầy đen tối – ngày thứ 2 chết chóc – một ngày thứ 2 kinh dị..
Nhưng dù thế nào đi nữa, trước khi vào kèo, hãy nhớ rằng, ngỏm rồi thì sẽ không được thưởng thức cà phê!
Tác giả: Huỳnh Minh Nhật
* * *
Chủ nhật ngày mưa, chẳng có gì thú hơn là được ngồi trong căn phòng quen thuộc với ly chè xanh nóng hổi, nhâm nhi vài điếu richmond thơm lừng và thưởng thức phin cà phê đương hòa quyện theo những giai điệu tình ca ngọt ngào của Như Quỳnh. Đêm qua, tuyển Bỉ đã cho tôi lý do và động lực để dậy sớm, sẽ thật phí phạm nếu như nướng đến tận trưa và không tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn.
Trong nhà, chỉ có tôi và ba là uống cà phê, nhưng người pha phải luôn là mẹ. Không rõ từ bao giờ, sáng dậy, ngoài những công việc mà đa số những người mẹ luôn làm, luôn có thêm một ấm chè xanh và phin cà phê dành sau bữa sáng. Tôi không thể uống nổi ly cà phê của mình hoặc của ba, nó luôn có một cái gì đó "quá" : Ngọt quá; chua quá; nhạt quá, thứ mà dẫu có cố gắng đến mấy thì tôi vẫn không thể nào kiểm soát được.
Pha cà phê là công việc đơn giản, nhưng để pha cho ngon thì đó lại là một quá trình đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kinh nghiệm. Bỏ qua giai đoạn thu hoạch, phơi khô, rang rồi gia vị hoặc lên men từ đầu nếu chế biến ướt. Giai đoạn sau đó mới là điều khiến cho những gã như tôi cảm thấy ngán ngẩm, từ nhiệt độ; tỷ lệ; lực ép gạt; thời gian ủ, cho đến khi kiểm soát được mức độ nhỏ giọt thì tới cái cuối cùng vẫn không kém phần khó khăn và quan trọng, đó là đánh sủi bọt, tuy nhiên, cái này thì còn tùy theo sở thích mỗi người!
Cà phê nguyên chất luôn có vị chua, nhưng ly cà phê mà mẹ tôi pha nếu dùng từ "chua" để nói lên cái vị chua ấy thì e rằng không đúng! Tôi thường nịnh mẹ, gọi đó là "vị chua hoàn hảo", vị chua thanh mà tôi không thể tìm thấy ở bất cứ quán cà phê nào khác, thậm chí cả những quán cà phê nổi tiếng nhất ở Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, hay phố núi Pleiku – những quán cà phê luôn hỏi khẩu vị khách hàng trước khi pha chế!
Tôi nhớ những ngày hay uống cà phê ở góc quán quen, một khoảng lặng, nơi để tôi tìm kiếm những điều xưa cũ. Mặc dù không phải cứ mỗi lần uống đều là mỗi lần thưởng thức. Có ly cà phê uống để tỉnh táo, lại có những ly cà phê uống vội, đôi khi, tôi cũng uống chỉ để chửi thề. Cà phê ở quán không phải là thứ có thể nói rằng nó ngon hay dở chỉ ở hương vị hay màu sắc. Tôi cho rằng đó là một cái thú, mà việc thưởng thức được nó hay không còn tùy thuộc vào hàng tá thứ lãng nhách khác, như: Ta ngồi bàn nào, hôm nay thứ mấy, cô gái đối diện có sexy không, bản nhạc đang mở có phải là bản mà mình yêu thích? Ở quán, nhiều khi tôi vẫn nghĩ rằng mình không thực sự đang uống cà phê, mà chỉ dùng nó như một chất xúc tác để cảm nhận những thứ đang hiện hữu quanh mình mà thôi!
Lâu rồi tôi không uống quán, cũng không ghé lại Tuyết Hồng, phía bên đối diện dạo này mọc lên một vài hàng nhậu, gần đó lại có phòng gym, không gian vô cùng ồn ã. Mặt khác, nơi tôi ở lại chẳng có góc quán nào khác đủ "già" để hiếm khi thấy sự xuất hiện của những người trẻ tuổi. Già ở đây không hẳn là cổ điển, tôi không nghĩ rằng mình có thể phác được nét "già" đó qua từ ngữ, tuy vậy, chúng ta có thể mường tượng. Mỗi quán xá đều nhắm tới những đối tượng khách hàng khác nhau, và sự bài trí tạo nên cái "hồn" của quán. Có những quán mới đặt chân vào đã toát lên vẻ thanh lịch, có những quán tươi tắn và năng động, ngược lại, cũng có những không gian chỉ mới liếc qua đã thấy rất rõ một nét trầm buồn, cái nét trầm buồn rất "già" mà không thể lẫn vào đâu được!
Nếu uống cà phê cốt chỉ để tìm một cõi lặng trong hồn, thì không gian cũng buộc phải là một không gian yên tĩnh. Nhưng cái hay khi đi uống cà phê, là yên tĩnh không đồng nghĩa với việc phải.. yên tĩnh. Tiếng thở dài cảm thán của lão thua cờ, cái nhìn trầm ngâm của thím thanh niên thất tình hay tiếng cười phá hà hà của những gã trung niên xuề xòa không làm tôi cảm thấy khó chịu. Cái làm tôi khó chịu là trong một không gian vô cùng trẻ trung và năng động, nhưng các vị khách của nó có vẻ vô hồn, mọi người thường đi với nhau nhưng không nói chuyện với nhau – sự tĩnh lặng ồn ào, nơi mà một nụ cười duyên dáng được xem là lạc hậu. Ở đây, khi selfie, những người trẻ thường áp dụng tất cả những kỹ thuật nhiếp ảnh sáng tạo thông dụng của kỉ nguyên 4.0, như lè lưỡi kết hợp với chu môi, phồng hoặc hóp má, nhăn mặt, nheo mắt hay đại loại là một vài biểu cảm lạ lùng khác trên khuôn mặt.
Tạm gọi đó là style khỉ, cái đặc biệt của style khỉ là không phải một hành động tạo dáng theo hoàn cảnh, đó là một phản xạ tự nhiên có điều kiện. Vì theo như tôi quan sát, chỉ cần ai đó giơ camera lên, thì những người còn lại ngay lập tức sẽ lè lưỡi, hạ camera xuống, họ lập tức thu lưỡi về, và giơ lên, thì lưỡi lại tiếp tục được lè ra như một bản năng mà không cần suy nghĩ. Mặc dù tôi thích ngắm những nụ cười tươi và duyên dáng hơn, nhưng không thể phủ nhận rằng style khỉ là một phong cách chụp hình rất trẻ, rất sáng tạo và thú vị. Chỉ ước rằng, nếu quay lại Tuyết Hồng, hi vọng những gã trung niên đừng bao giờ làm thế! Tôi không thể tưởng tượng ra nổi cái cảnh ấy nó sẽ bi hài như thế nào, khi vài ba gã tầm 4 – 5 chục tuổi chụm đầu vào nhau, với bộ ria mép lồm xồm của mình mà lè lưỡi ra, kết hợp với chu môi, phồng má rồi nheo một mắt tạo vẻ đáng yêu trông giống con khỉ!
Riêng tôi, nếu không phải ngồi nhà và uống cà phê mẹ pha, thì ở mọi nơi khác, ly cà phê đậm đà hay không luôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Nếu không là trà ngon thì phải là chè xanh, nếu không là richmond thì phải là craven, và nếu không phải tình ca thì hãy là nhạc không lời. Trên những chuyến thong dong của mình, ngoài những bữa hải sản ngon lành để nốc vài cốc bia lạnh ngắm biển, tôi vẫn thường thích ngồi gặm bánh mì bên những hàng cà phê cóc hơn cả. Với phin cà phê ở một nơi xa lạ cùng người chủ hàng dễ mến, mặc nhiên, tôi có thể ngồi ngoài những cái xô bồ mà nhìn ngắm phố phường trong một sự ồn ào tĩnh lặng!
Hôm nay, một sớm chủ nhật trời mưa nằm trong chuỗi ngày bình yên không biết nhớ, không gian chừng như chùng xuống với những lời ca lắng đọng trong từng câu hát ngọt lịm của Như Quỳnh. Hừng đông vẫn kết ráng trên vòm trời, ánh sáng như bị cô đặc thành từng mảng mây màu đỏ ối rồi dần dần chuyển sang hồng, tím.. Cuối cùng, theo những âm điệu giục giã mà bình lặng trong tiếng tí tách của những hạt mưa, chúng vỡ ra thành hàng ngàn những tia nắng nhỏ bé rơi xuống thế nhân rồi chiếu le lói xuyên qua những tàng cây xanh mượt. Nắng chiếu qua những hạt mưa đọng trên lá cỏ, mọi thứ xung quanh phản chiếu khéo léo lên mặt nước hình cầu, trông như vô số những vũ trụ tí hon nằm gọn lỏn trong đôi mắt của những kẻ bụi trần mớ ngủ..
Trong lúc ấy, bên ô cửa sổ hướng mặt về phía bình minh, chẳng ai biết có một thằng già đã dậy từ lâu, ngồi chỏng cẳng bên ly cà phê, bỏ quên đi sự đau khổ của những người yêu Anh mà cười ha hả trong sự vui sướng của những đồng minh kèo Bỉ. Hôm nay, một ngày chủ nhật đẹp trời, vị chua hoàn hảo, mùi hương hoàn hảo, âm thanh hoàn hảo, bạn đang làm gì? Sáng chủ nhật của bạn diễn ra như thế nào? Ngủ nướng để níu những giấc mơ đẹp, hay tụ tập với bạn bè? Đau khổ vì tình yêu, hay tìm vui trong công việc?
Đêm nay, sẽ là những cú chạm bóng đầy tinh tế cùng những màn phô diễn kỹ thuật, tốc độ và sức trẻ của Les Blues, hay sẽ là một tinh thần vững vàng của những cầu thủ Vatreni đầy kinh nghiệm? Dù khó, nhưng kì tích luôn có thể xảy ra, và nếu đêm nay Croatia thắng. Ngày mai có lẽ sẽ là một ngày thứ 2 đầy đen tối – ngày thứ 2 chết chóc – một ngày thứ 2 kinh dị..
Nhưng dù thế nào đi nữa, trước khi vào kèo, hãy nhớ rằng, ngỏm rồi thì sẽ không được thưởng thức cà phê!