[url=attachments/upload_2022-10-17_13-30-9-png.5880/][/url]
Khi ban mai ngơ ngác, lật những tia nắng đầu tiên trên thửa ruộng, tia nắng chưa biết mình là ánh sáng. Khi bông hoa ngơ ngác, loe xoe những sắc màu và hồn nhiên tràn vào trong gió, bông hoa chưa biết mình là sắc hương. Còn đôi mắt, đôi mắt em, đôi mắt tôi, đôi mắt của bao người.. khi khép lại đã biết đâu là bóng tối, khi mở ra đã nhìn thấy nụ cười. Như bông hoa, như hương hoa, như ban mai, như cả những điêu xưa cũ phôi phai.
Khi tôi òa khóc chào đời, đôi mắt tôi được mẹ cha gán cho một nụ cười, mọi người cũng cười: Ồ một thằng Mo con (biệt danh của anh trai tôi thủa nhỏ là Mo – theo tên nhân vật Chernomor trong bộ phim thần thoại của Liên Xô cũ "Ruslan và Ludmila" được dựng theo truyện thơ của đại văn hào A. S. Puskin). Nhưng rõ ràng đôi mắt của một đứa trẻ mới chào đời còn chưa nhận biết được sắc màu, chưa thể theo xa một gang tay tầm nhìn thì làm sao có thể nhìn nhận được nỗi hân hoan, vui mừng. Và tôi hiểu rằng đôi mắt tôi mở ra đón nhận thế giới bằng cách nhìn yêu thương của gia đình, ánh mắt của gia đình phản chiếu vào đôi mắt tôi, giống như đóa hoa hướng dương kia hướng về phía mặt trời nhưng cốt lõi lại chính ở sự vận động của cả thân cây chứ không phải là ở một đài hoa. Thế là ngay từ bé thơ, ngay từ khi ban mai ngơ ngác, con người ta xấu hay đẹp, vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau đã manh nha trong ánh nhìn của những người chung quanh nó. Một đôi mắt mà con người đã vô tình sắp đặt.
Và ngay từ những giọt nước mắt chào đời, đến muôn vàn những giọt nước mắt tuổi thơ lớn lên, tôi biết nước mắt không phải là bất hạnh. Cũng là lẽ tất nhiên khi nước mắt rửa sạch chính nó, là sự an ủi, là sự vỗ về cho những cái nhìn xa tít tắp ở tương lai. Một đôi mắt không biết khóc chính là một đôi mắt bất hạnh.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao đứa con mải chơi mát trời ông địa khi trở về nhà chỉ nhìn thấy bố mà không thấy mẹ sẽ hỏi: Mẹ đâu rồi hả bố, hay nếu chỉ thấy mẹ mà không thấy bố sẽ hỏi: Bố đâu rồi hả mẹ? Có lẽ đó là một phản xạ tìm kiếm yêu thương trong đôi mắt con người. Sứ mệnh đầu tiên của đôi mắt là nhận biết yêu thương và tìm kiếm yêu thương.
Khi ban mai thôi không còn ngơ ngác, những vỉa nắng đã xếp vành ngũ sắc mà lắc lẻo trên mái nhà, trên ngọn xoan, trên những cành khế đâm hoa chào vụ tôm moi sắp rộ lên ngoài biển. Đôi mắt tôi náu mình trong những bụi tre, bụi duối, theo tiếng chú dế mèn đầu sông ngọn nguồn, đôi mắt hối hả hay cuộc đời hối hả, đôi mắt sắc màu hay cuộc đời sắc màu? Đôi mắt thương, đôi mắt nhớ, đôi mắt lận đận, long đong.
Khi đôi mắt tôi lớn lên, nghĩa là con người và thể xác tôi đã lớn hơn bội phần, khi mà tình yêu buổi đầu đời đã chớm nở nhưng tôi vẫn tin rằng ánh mắt của một người nào đó khiến bản thân tôi, bản thân bạn lưu luyến mãi không quên, chưa chắc đã là ánh mắt của một kẻ yêu người thương. Vậy đó cũng là một người vô cùng đặc biệt với bạn phải không?
Thời đi học xa nhà, đi tìm kiếm cho mình những mảnh bằng vắt vai, lâu lâu tôi lại chạy về xin tiền mẹ. Đi rõ xa, nhưng mỗi lần về chỉ hôm trước hôm sau tôi lại tót lên thành phố. Tôi vẫn nhớ như in tối hôm trước dưới ánh đèn nhạt nhòa trong căn nhà ngói 3 gian ở một thị trấn nhỏ, mẹ lịch kịch tra khóa mở hòm. Tiền thì bao giờ mẹ cũng cất kỹ lắm, nhưng lúc đếm đưa cho con thì nhanh lắm. Và kịch bản luôn là thế này: Đây mẹ cho, cất cho cẩn thận rồi mai mang đi chịu khó học hành con ạ! Nhưng sớm hôm sau, khi chuẩn bị khăn khói lên đường, mẹ bao giờ cũng bảo: Thôi, mẹ còn ít nữa đây, cầm thêm mà đi đường! Mà cũng lạ, bao giờ cái chỗ "cầm thêm" của mẹ cũng bằng non nửa cái chỗ mẹ cho tối hôm qua..
Trước nhà tôi là một con lạch nhỏ, ăn thông với biển, mỗi độ thủy triều xuống, nước cạn là tôi có thể nhảy lò cò qua những phiến đá cuội để băng qua bờ bên kia, đi tắt để rút ngắn quãng đường lên bến xe. Dạo ấy, từ biệt mẹ tôi đi trong một buổi sớm con gà cũng còn đang ngơ ngác ban mai. Lội bộ giữa con lạch cạn, tôi ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà của mình, nhìn mẹ. Trong ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn loang lổ tường vôi, mẹ tôi vẫn đứng ở của nhìn theo, ánh nhìn như một đốm lửa kéo theo cả một vệt dài thương mến.
Không hiểu sao khi đó con mắt tôi như khuấy lên đám tro bụi lập lòe, lại như long lanh bởi ngân ngấn nước, lại như dâng đầy ở đâu đó đôi bờ dòng sông, dòng thủy triều chảy tràn vào hốc mắt. Đôi mắt của tôi trong phút giây đã làm bình minh ùa về nức nở.. Và tôi biết đôi mắt tôi ngoài việc khúc xạ những yêu thương thì nó cũng đang nảy nở, sinh sôi, dâng tràn yêu thương một cách mãnh liệt. Mãnh liệt như những dòng hải lưu cửa biển quê nhà.. Vậy đó cũng là một người vô cùng đặc biệt với tôi phải không? Đôi mắt không chỉ để nhìn, đôi mắt đôi khi chỉ để khắc họa một bóng hình.
Lại nói đến những bóng hình từ đôi mắt. Dịp vừa rồi tôi có về quê (gọi là ra Bắc). Làm một kẻ tha hương, lâu lâu có dịp về quê, chưa thấy nỗi nhớ vắt ngược lên vai mà đôi mắt đã thâm quầng vì mất ngủ từ mấy đêm trước. Cái sự về quê nó cũng như một nỗi vui ngày hội, không giong trống mở cờ mà con mắt đăm đăm nào chốn xa xăm. Bữa ấy từ nhà bố mẹ tôi đang ở chạy xuống quê nội cũng chừng 40 – 45km, đường ở quê giờ dễ đi đến lạ, ngồi trên xe chưa kịp hồi tưởng cho hết về những con đường, về những ngõ ngách, về những cây cầu thì xe đã đỗ trước cổng nhà bác trưởng họ.
Họ nhà tôi cũng là một họ lớn có tên của làng của huyện, lớn thì âu cũng là cách nhìn mà ra cả, với một dòng họ lấy học hành chữ nghĩa làm trọng như nhà tôi mà được nhìn bằng đôi mắt ưu tiên cái sự học thì rõ ràng là một dòng họ lớn thôi. Còn ở cái thời buổi như hiện nay đến bằng tiến sỹ cũng mua được thì chưa hẳn cái vị thế kia còn chắc chắn trong cách nhìn của nhiều người.
Vào nhà bác trưởng họ, thắp hương tổ đường, mọi người hình như bận mải đám cưới thằng cháu con ông anh ở thôn dưới nên mấy gian nhà trống trải, chỉ có bác tôi trên chiếc ghế gỗ ngả ra nửa ngồi nửa nằm.
Có mấy năm, không về quê, không gặp bác mà mọi sự đã đổi thay quá chừng, người ngồi đó, nhưng hồn thì đã mải mê hoài vọng tiếng chuông chiếc đồng hồ cổ gõ những nhịp vang vang thời gian, miên man ở một quãng nào xa vắng lắm.
Tôi ngồi xuống đối diện với bác, nói một vài câu, hỏi một vài câu, dù vẫn biết trước mặt tôi là một khối câm nín của tuổi già, của bệnh tật và một đôi mắt vô hồn.
Tôi thoáng bối rối, một chút hoang mang, ánh mắt của một người trưởng họ, ánh mắt của bề trên đã những lúc chan chứa yêu thương, đã những lúc nghiêm nghị răn đe, nay còn đâu. Thực ra đôi mắt thuộc về tâm hồn, là cửa sổ tâm hồn chỉ đúng một phần nào đó thôi. Đôi mắt là nơi thể hiện phổ quát nhất năng lượng của con người. Tất nhiên trong vô vàn thứ năng nượng thì năng lượng xấu cũng là một điều không tránh khỏi.
Ngồi trên xe quay ngược về phía nhà, về phía thành phố, trên những con đường mà đôi mắt tôi đã mở ra và lớn lên, tôi không muốn nghĩ đến những năng lượng xấu còn tiềm tàng trong đôi mắt thế gian. Lòng tôi như trào dâng lên, lục lọi vào mọi ngõ ngách là dòng thủy triều con lạch vắt bên thềm nhà. Dòng thủy triều khúc xạ thứ ánh sáng bàng bạc ngân ngấn nước, thứ ánh sáng đã chảy từ một dòng hải lưu yêu thương. Dòng hải lưu ấy là đôi mắt của một người vô cùng đặc biệt..
Có cảm giác tôi thấy, mình như đang trườn nhẹ vào ban mai, thứ ban mai cũng long lanh ngân ngấn nước, ngân ngấn phù sa, ban mai ngơ ngác, lật những tia nắng đầu tiên trên thửa ruộng, tia nắng đâu biết mình là ánh sáng.
Khi bông hoa ngơ ngác, loe xoe những sắc màu và tràn vào trong gió, bông hoa đâu biết mình là sắc hương. Còn đôi mắt em, đôi mắt anh, đôi mắt của bao người.. khi khép lại đã biết ấy là bóng tối, khi mở ra đã hiểu đó mặt trời. Nhưng lạ thay đôi mắt con người, đôi mắt em, đôi mắt tôi.. phải khép lại bao lần, phải mở ra bao lần, phải ngắm nhìn thế giới bao lần, phải khóc bao lần, phải cười bao lần mới biét rằng đôi mắt thuộc về tâm hồn, là thứ ánh sáng của tâm hồn. Phần lớn những điều mắt thấy lại phải nhìn bằng trái tim. Như bông hoa, như hương hoa, như ban mai vốn thuộc về mặt đất, mà cả đời vẫn im như đất. Cả những điều đã ngủ sâu trong đất.. có lẽ là một đôi mắt nhân gian.
Khi ban mai ngơ ngác, lật những tia nắng đầu tiên trên thửa ruộng, tia nắng chưa biết mình là ánh sáng. Khi bông hoa ngơ ngác, loe xoe những sắc màu và hồn nhiên tràn vào trong gió, bông hoa chưa biết mình là sắc hương. Còn đôi mắt, đôi mắt em, đôi mắt tôi, đôi mắt của bao người.. khi khép lại đã biết đâu là bóng tối, khi mở ra đã nhìn thấy nụ cười. Như bông hoa, như hương hoa, như ban mai, như cả những điêu xưa cũ phôi phai.
Khi tôi òa khóc chào đời, đôi mắt tôi được mẹ cha gán cho một nụ cười, mọi người cũng cười: Ồ một thằng Mo con (biệt danh của anh trai tôi thủa nhỏ là Mo – theo tên nhân vật Chernomor trong bộ phim thần thoại của Liên Xô cũ "Ruslan và Ludmila" được dựng theo truyện thơ của đại văn hào A. S. Puskin). Nhưng rõ ràng đôi mắt của một đứa trẻ mới chào đời còn chưa nhận biết được sắc màu, chưa thể theo xa một gang tay tầm nhìn thì làm sao có thể nhìn nhận được nỗi hân hoan, vui mừng. Và tôi hiểu rằng đôi mắt tôi mở ra đón nhận thế giới bằng cách nhìn yêu thương của gia đình, ánh mắt của gia đình phản chiếu vào đôi mắt tôi, giống như đóa hoa hướng dương kia hướng về phía mặt trời nhưng cốt lõi lại chính ở sự vận động của cả thân cây chứ không phải là ở một đài hoa. Thế là ngay từ bé thơ, ngay từ khi ban mai ngơ ngác, con người ta xấu hay đẹp, vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau đã manh nha trong ánh nhìn của những người chung quanh nó. Một đôi mắt mà con người đã vô tình sắp đặt.
Và ngay từ những giọt nước mắt chào đời, đến muôn vàn những giọt nước mắt tuổi thơ lớn lên, tôi biết nước mắt không phải là bất hạnh. Cũng là lẽ tất nhiên khi nước mắt rửa sạch chính nó, là sự an ủi, là sự vỗ về cho những cái nhìn xa tít tắp ở tương lai. Một đôi mắt không biết khóc chính là một đôi mắt bất hạnh.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao đứa con mải chơi mát trời ông địa khi trở về nhà chỉ nhìn thấy bố mà không thấy mẹ sẽ hỏi: Mẹ đâu rồi hả bố, hay nếu chỉ thấy mẹ mà không thấy bố sẽ hỏi: Bố đâu rồi hả mẹ? Có lẽ đó là một phản xạ tìm kiếm yêu thương trong đôi mắt con người. Sứ mệnh đầu tiên của đôi mắt là nhận biết yêu thương và tìm kiếm yêu thương.
Khi ban mai thôi không còn ngơ ngác, những vỉa nắng đã xếp vành ngũ sắc mà lắc lẻo trên mái nhà, trên ngọn xoan, trên những cành khế đâm hoa chào vụ tôm moi sắp rộ lên ngoài biển. Đôi mắt tôi náu mình trong những bụi tre, bụi duối, theo tiếng chú dế mèn đầu sông ngọn nguồn, đôi mắt hối hả hay cuộc đời hối hả, đôi mắt sắc màu hay cuộc đời sắc màu? Đôi mắt thương, đôi mắt nhớ, đôi mắt lận đận, long đong.
Khi đôi mắt tôi lớn lên, nghĩa là con người và thể xác tôi đã lớn hơn bội phần, khi mà tình yêu buổi đầu đời đã chớm nở nhưng tôi vẫn tin rằng ánh mắt của một người nào đó khiến bản thân tôi, bản thân bạn lưu luyến mãi không quên, chưa chắc đã là ánh mắt của một kẻ yêu người thương. Vậy đó cũng là một người vô cùng đặc biệt với bạn phải không?
Thời đi học xa nhà, đi tìm kiếm cho mình những mảnh bằng vắt vai, lâu lâu tôi lại chạy về xin tiền mẹ. Đi rõ xa, nhưng mỗi lần về chỉ hôm trước hôm sau tôi lại tót lên thành phố. Tôi vẫn nhớ như in tối hôm trước dưới ánh đèn nhạt nhòa trong căn nhà ngói 3 gian ở một thị trấn nhỏ, mẹ lịch kịch tra khóa mở hòm. Tiền thì bao giờ mẹ cũng cất kỹ lắm, nhưng lúc đếm đưa cho con thì nhanh lắm. Và kịch bản luôn là thế này: Đây mẹ cho, cất cho cẩn thận rồi mai mang đi chịu khó học hành con ạ! Nhưng sớm hôm sau, khi chuẩn bị khăn khói lên đường, mẹ bao giờ cũng bảo: Thôi, mẹ còn ít nữa đây, cầm thêm mà đi đường! Mà cũng lạ, bao giờ cái chỗ "cầm thêm" của mẹ cũng bằng non nửa cái chỗ mẹ cho tối hôm qua..
Trước nhà tôi là một con lạch nhỏ, ăn thông với biển, mỗi độ thủy triều xuống, nước cạn là tôi có thể nhảy lò cò qua những phiến đá cuội để băng qua bờ bên kia, đi tắt để rút ngắn quãng đường lên bến xe. Dạo ấy, từ biệt mẹ tôi đi trong một buổi sớm con gà cũng còn đang ngơ ngác ban mai. Lội bộ giữa con lạch cạn, tôi ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà của mình, nhìn mẹ. Trong ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn loang lổ tường vôi, mẹ tôi vẫn đứng ở của nhìn theo, ánh nhìn như một đốm lửa kéo theo cả một vệt dài thương mến.
Không hiểu sao khi đó con mắt tôi như khuấy lên đám tro bụi lập lòe, lại như long lanh bởi ngân ngấn nước, lại như dâng đầy ở đâu đó đôi bờ dòng sông, dòng thủy triều chảy tràn vào hốc mắt. Đôi mắt của tôi trong phút giây đã làm bình minh ùa về nức nở.. Và tôi biết đôi mắt tôi ngoài việc khúc xạ những yêu thương thì nó cũng đang nảy nở, sinh sôi, dâng tràn yêu thương một cách mãnh liệt. Mãnh liệt như những dòng hải lưu cửa biển quê nhà.. Vậy đó cũng là một người vô cùng đặc biệt với tôi phải không? Đôi mắt không chỉ để nhìn, đôi mắt đôi khi chỉ để khắc họa một bóng hình.
Lại nói đến những bóng hình từ đôi mắt. Dịp vừa rồi tôi có về quê (gọi là ra Bắc). Làm một kẻ tha hương, lâu lâu có dịp về quê, chưa thấy nỗi nhớ vắt ngược lên vai mà đôi mắt đã thâm quầng vì mất ngủ từ mấy đêm trước. Cái sự về quê nó cũng như một nỗi vui ngày hội, không giong trống mở cờ mà con mắt đăm đăm nào chốn xa xăm. Bữa ấy từ nhà bố mẹ tôi đang ở chạy xuống quê nội cũng chừng 40 – 45km, đường ở quê giờ dễ đi đến lạ, ngồi trên xe chưa kịp hồi tưởng cho hết về những con đường, về những ngõ ngách, về những cây cầu thì xe đã đỗ trước cổng nhà bác trưởng họ.
Họ nhà tôi cũng là một họ lớn có tên của làng của huyện, lớn thì âu cũng là cách nhìn mà ra cả, với một dòng họ lấy học hành chữ nghĩa làm trọng như nhà tôi mà được nhìn bằng đôi mắt ưu tiên cái sự học thì rõ ràng là một dòng họ lớn thôi. Còn ở cái thời buổi như hiện nay đến bằng tiến sỹ cũng mua được thì chưa hẳn cái vị thế kia còn chắc chắn trong cách nhìn của nhiều người.
Vào nhà bác trưởng họ, thắp hương tổ đường, mọi người hình như bận mải đám cưới thằng cháu con ông anh ở thôn dưới nên mấy gian nhà trống trải, chỉ có bác tôi trên chiếc ghế gỗ ngả ra nửa ngồi nửa nằm.
Có mấy năm, không về quê, không gặp bác mà mọi sự đã đổi thay quá chừng, người ngồi đó, nhưng hồn thì đã mải mê hoài vọng tiếng chuông chiếc đồng hồ cổ gõ những nhịp vang vang thời gian, miên man ở một quãng nào xa vắng lắm.
Tôi ngồi xuống đối diện với bác, nói một vài câu, hỏi một vài câu, dù vẫn biết trước mặt tôi là một khối câm nín của tuổi già, của bệnh tật và một đôi mắt vô hồn.
Tôi thoáng bối rối, một chút hoang mang, ánh mắt của một người trưởng họ, ánh mắt của bề trên đã những lúc chan chứa yêu thương, đã những lúc nghiêm nghị răn đe, nay còn đâu. Thực ra đôi mắt thuộc về tâm hồn, là cửa sổ tâm hồn chỉ đúng một phần nào đó thôi. Đôi mắt là nơi thể hiện phổ quát nhất năng lượng của con người. Tất nhiên trong vô vàn thứ năng nượng thì năng lượng xấu cũng là một điều không tránh khỏi.
Ngồi trên xe quay ngược về phía nhà, về phía thành phố, trên những con đường mà đôi mắt tôi đã mở ra và lớn lên, tôi không muốn nghĩ đến những năng lượng xấu còn tiềm tàng trong đôi mắt thế gian. Lòng tôi như trào dâng lên, lục lọi vào mọi ngõ ngách là dòng thủy triều con lạch vắt bên thềm nhà. Dòng thủy triều khúc xạ thứ ánh sáng bàng bạc ngân ngấn nước, thứ ánh sáng đã chảy từ một dòng hải lưu yêu thương. Dòng hải lưu ấy là đôi mắt của một người vô cùng đặc biệt..
Có cảm giác tôi thấy, mình như đang trườn nhẹ vào ban mai, thứ ban mai cũng long lanh ngân ngấn nước, ngân ngấn phù sa, ban mai ngơ ngác, lật những tia nắng đầu tiên trên thửa ruộng, tia nắng đâu biết mình là ánh sáng.
Khi bông hoa ngơ ngác, loe xoe những sắc màu và tràn vào trong gió, bông hoa đâu biết mình là sắc hương. Còn đôi mắt em, đôi mắt anh, đôi mắt của bao người.. khi khép lại đã biết ấy là bóng tối, khi mở ra đã hiểu đó mặt trời. Nhưng lạ thay đôi mắt con người, đôi mắt em, đôi mắt tôi.. phải khép lại bao lần, phải mở ra bao lần, phải ngắm nhìn thế giới bao lần, phải khóc bao lần, phải cười bao lần mới biét rằng đôi mắt thuộc về tâm hồn, là thứ ánh sáng của tâm hồn. Phần lớn những điều mắt thấy lại phải nhìn bằng trái tim. Như bông hoa, như hương hoa, như ban mai vốn thuộc về mặt đất, mà cả đời vẫn im như đất. Cả những điều đã ngủ sâu trong đất.. có lẽ là một đôi mắt nhân gian.