Chương 1Trời hè miền Trung, nắng gắt đến cháy da rát thịt, biển nồng một mùi muối mằn mặn xộc thẳng vào mũi. Tiểu thư Hồ Thụy Chi một thân áo dài tím mơ màng , mà đôi mắt nàng cũng mơ màng như thế. Lần đầu tiên đức hoàng Ứng Duy nhìn thấy Thụy Chi, bốn mắt nhìn nhau, ngài như chìm ngay xuống bể tình sóng sánh như nước, long lanh như sương, lại dạt dào như sóng biển. Cô tiểu thư con nhà quan, mặc áo dài lụa tím, cổ đeo kiềng bạc, tóc đen buộc hờ nửa lưng. Khuôn mặt tròn trịa, mắt phượng mày ngài, từng nét yêu kiều cứ thế đánh thẳng vào tim ông hoàng trẻ tuổi. Bãi biển Cửa Vang cát vàng như mật, ông hoàng ngồi trong đình, gió nồm mát rượi thổi vào trơn da láng thịt, cô Thụy Chi cùng anh là cậu Đình Hưng đứng sau lưng hầu ông hoàng. Ông hoàng Ứng Duy ngồi trên chiếc ghế gỗ lớn kê ở giữa đình, xung quanh bày mấy chậu cây xanh, trên bàn đá là vài đĩa điểm tâm ngọt mà thanh mát: chè sen, bánh đậu xanh, nước dưa hấu mát lạnh,… Ông hoàng nhìn hai người một nam một nữ đứng hai bên, hơi cúi đầu, mắt nhìn xuống đất tránh nhìn trực diện vào bề trên mà bất kính, Ứng Duy khoát tay:
- Bây giờ ta là đi nghỉ mát chứ không phải ở trong cung, hai em cứ ngồi xuống ăn cùng ta cho vui, đừng giữ kẽ quá.
Cô Chi vẫn chưa dám động đậy, liếc mắt sang nhìn anh trai mình, cậu Hưng chắp hai tay lại cúi đầu mà đáp.
- Thưa ông hoàng, chúng em ngồi cùng bàn với ông hoàng là phạm thượng, chúng em không dám mô ạ.
Ông hoàng cười hiền, nụ cười đầy vẻ thân thiện và có phần nhí nhảnh, có gì đó đúng với lứa tuổi thanh niên mười bảy của ngài hơn là vẻ đạo mạo mỗi lúc thiết triều. Ngài một mình trên ngôi cao, ngoài mặt nhân nhượng bọn quan Tây, trong lòng lại ngổn ngang những toan tính thoát khỏi sự kiểm soát của bọn chúng, lại trăm phương nghìn kế suy tính cách cải thiện đời sống của dân chúng, ông hoàng nhiều lúc cảm thấy cô đơn và lạc lõng trên cái ghế rồng bao người ao ước. Mấy khi được thoát ra khỏi cái Tử Cấm thành ngột ngạt, cho dù chỉ là để ông Chánh sứ lơ là, thì một phần nào đó Ứng Duy cũng muốn tâm hồn mình thanh thản. Ông hoàng không muốn người xung quanh câu nệ nên một mặt khuyên nhủ, một mặt như ra lệnh với anh em con ông quan Thượng thư họ Hồ.
- Ta bảo hai em ngồi thì hai em cứ ngồi, đây là bên ngoài, ta cho hai em theo hầu là xem hai em như bạn bè mà đối xử.
- Dạ, rứa thì chúng em xin nghe theo ông hoàng.
Cậu Hưng cùng cô Chi lúc này mới dè dặt kéo ghế cách xa mép bàn hơn một chút, mới dám ghé xuống ngồi. Đây là lần đầu tiên cô Chi được gặp ông hoàng ở khoảng cách gần như vậy. Trước đây, lúc cha ôm bệnh không thể lên triều, ông hoàng có đích thân ghé thăm một lần, nhưng là phận nữ nhi, Thụy Chi chỉ dám nấp ở buồng trong hé mắt ra nhìn, chỉ có cha mẹ và anh Hưng đứng ra tiếp đón. Thụy Chi chỉ nhìn được cái bóng lưng cao lớn cùng tà áo màu tím sẫm với họa tiết rồng được thêu bằng chỉ bạc, cứ ánh lên theo mỗi bước chân của ngài. Giờ đây ở gần, Thụy Chi như tò mò mà rụt rè lén lút nhìn ông hoàng kĩ hơn một chút. Ông hoàng rất đẹp trai, có lẽ thừa hưởng những nét đẹp của bà Hiền phi mẹ của ngài, chỉ mới liếc nhìn ngài một chút, trái tim thiếu nữ cứ thế mà run lên nhè nhẹ. Có lẽ ông hoàng cũng cảm nhận được ánh nhìn mơ hồ mà nóng rực đó, ngài khẽ ngửng đầu lên, bốn mắt chạm nhau, khi cháy bỏng như lửa đỏ, lúc dịu dàng như suối trong, lại đột ngột như chớp, lại e ấp như hoa, ông hoàng bỗng cảm thấy mình say. Một bát nước hoa quả cũng có thể khiến mình say, một đôi trong veo cũng có thể khiến mình ngơ ngẩn. Đôi mi dài cong vút của giai nhân khẽ lay động rồi cụp xuống, che đi ánh nhìn ngại ngùng mà mong đợi khiến ông hoàng như bừng tỉnh cơn mê. Trời nắng rát, nhưng ông hoàng thấy lòng mình mát lạnh, một dòng nước ngọt cứ thế len qua. Ứng Duy khẽ ho khan, bối rối bắt chuyện với cậu Hưng, hỏi han mấy thứ vặt vãnh, rồi nghe cậu kể về bãi Cửa Vang. Biển Cửa Vang đẹp. Vẻ đẹp đơn sơ mà mộc mạc. Nước ở đây rất trong, cũng rất xanh, là xanh theo kiểu thẫm mà trong, như nước chắt ra từ cây hoa đậu biếc. Cát vàng mà hơi trắng, lại mịn êm như nhung, bước chân trần lên mà cảm nhận, bước từng bước lại tưởng mình đang bồng bềnh trôi, như cái suy nghĩ của ông hoàng trẻ cũng đang vi vu ở một nơi xa nào đó.
Ngày thứ hai sau khi đến tòa Thừa Lương, ông Thượng thư Hồ Đắc Kỳ ở trong phòng ông hoàng, đứng cúi đầu báo một vài việc nhỏ trong kinh. Ông hoàng xử lý ít công chuyện vụn vặt, vì mang tiếng đi nghỉ mát nên ông Chánh sứ cứ lấy cớ rầy rà ngăn cản quan viên trong triều hỏi ý ông hoàng, mọi sự để Thừa tướng lo liệu, nhưng là dưới sự giám sát của tòa Khâm. Phải thừa cơ mới lén lút thông truyền được với ông hoàng đôi ba việc. Ứng Duy cho dù giận cũng phải làm vui, ngài biết cái thế mình chưa đọ lại được bọn chúng. Cha ngài là ông cựu hoàng Vĩnh Thành cũng vì vội vã chống lại chúng mà bị đưa đi đày. Nghĩ đến cha, Ứng Duy lại đau xót, khắc khoải khôn nguôi, thương cha một mà thương dân mình mười. Nào ai lại muốn làm kẻ nô bộc cho người khác. Ông hoàng day day thái dương, bỏ bút qua một bên rồi bảo ông Thượng thư:
- Đây toàn mấy thứ nhỏ nhặt không quan trọng nên bên tòa Khâm mới cho đưa sang, ta có xem cũng chẳng để làm chi. Thôi ông cho gọi em Hưng cùng em Chi theo ta ra ngoài đi dạo một lát.
- Dạ thưa ông hoàng. Tôi cho gọi bọn chúng đến hầu ông hoàng ngay ạ.
Ông Kỳ chắp tay vái chào ông hoàng rồi đi giật lùi ra cửa, lúc này mới giám thẳng lưng đi về phía chỗ ở của hai đứa con. Ông Hồ Đắc Kỳ là người Quảng Nam, nhưng nhậm chức ở kinh thành Huế nên lấy vợ ở đây. Vợ ông là người Huế chính cống, bà lúc nào cũng mặc áo dài, vấn tóc và têm trầu, có lẽ bị ảnh hưởng từ người mẹ của mình nên Thụy Chi vừa nhìn đã biết là tiểu thơ đài các gốc kinh đô. Dáng đi thướt tha, giọng nói mềm mỏng ngọt ngào của chất giọng miền Trung như thấm vào thớ da thớ thịt. Bà Hiền phi cũng gốc miền Trung, có lẽ vì thế mà khiến ông hoàng cảm thấy gần gũi với hai anh em họ Hồ hơn cả. Ông hoàng thích đàm luận thơ ca với cậu Hưng, chỉ dạy thêm cho cậu về tiếng Pháp, ông hoàng nhìn cậu trai trẻ chỉ nhỏ hơn mình một tuổi, búi tóc gọn sau đầu mà lên tiếng:
- Ta bảo em nên cắt tóc ngắn đi, vào trời hè như thế này mới thấy mát mẻ.
- Thưa ông hoàng, cha mẹ em nói cái răng cái tóc là gốc con người, là do cha mẹ ban cho, truyền thống xưa ni của dân mình là nuôi tóc dài…Huống chi… tóc ngắn là theo người Tây…
Ông hoàng bật cười:
- Em nói rứa thì khác chi nói ta.
Cậu Hưng hốt hoảng đứng bật dậy, cô Chi ngồi bên cũng hốt hoảng đứng dậy theo, cả hai quỳ sụp xuống mà mặt tái mét. Cậu Hưng trước giờ điềm tĩnh, lúc này mới nhớ ra là ông hoàng đã cắt bỏ búi tóc của mình từ lâu, biết mình phạm lỗi thì không tránh khỏi run rẩy, sợ thân mình thì ít mà sợ vạ lây em với cha thì nhiều.
- Thưa ông hoàng em không có ý nớ. Em lỡ lời, em chỉ…
- Ta chưa trách phạt, hai em quỳ làm chi?
Ứng Duy đích thân nâng hai người dậy, như có như không chạm vào tay áo Thụy Chi, khiến một mùi hương nhẹ như hoa nhài cứ lay lắt mãi. Ông hoàng gật gù tán thưởng Đắc Hưng, cũng vỗ về an ủi kẻo làm cậu nhỏ sợ mà tưởng mình bị tội. Ông hoàng nhỏ nhẹ bảo hai anh em ngồi xuống mà giải thích.
- Em nói rứa cũng không sai. Ta biết dân mình thù Tây, chính ta cũng ghét Tây đủ đường, chỉ là cái gì đúng cái gì hay thì mình nên học, cái đó cũng không thể nói là mình thuận Tây được.
Đôi mắt Ứng Duy như sáng bừng lên, nhìn về phía chân trời, nơi giao thoa giữa biển và trời. Ông hoàng mơ màng, giọng nói cũng trở nên hào hứng.
- Hai em đọc sách nhiều, chắc cũng biết người Tây có nhiều thứ tiến bộ mà dân ta chưa có. Ta ghét Tây nhưng cũng muốn học theo Tây, họ có đèn điện không cần dầu mà vẫn sáng, họ đi xe đạp hai bánh không ngã mà còn êm hơn xe ngựa ta. Điều mà ta mong mỏi là có một ngày, nước mình cũng lớn mạnh, cũng hiện đại như Tây… Hai em có hiểu ý ta không?
- Thưa, bọn em hiểu ý ông hoàng ạ.
Nắng chiều dần tắt, đổ xuống mặt nước những vệt màu cam sậm, như vẽ nên trong trí óc ông vua trẻ những ước mơ, những hoài bão khắc khoải con tim. Thụy Chi nhìn thấy vệt sáng trong mắt ông hoàng, mặt cô cũng chợt nóng bừng theo.
Đêm tối đen như mực, nhưng lại vô tình làm nổi bật mấy vì sao, khi ẩn khi hiện như đôi mắt sáng trong phân rõ thị phi phải trái. Thụy Chi vẫn mặc áo dài, chưa muốn đi ngủ. Cô đứng trong sân lớn mà nhìn về phía biển trước mặt, thả cho suy nghĩ tự do hòa vào làn nước mát. Đèn trong nhà vẫn thắp sáng, Thụy Chi cứ thế mà ngắm trời đêm, hay chỉ đơn giản là ngắm một không gian tĩnh mịch.
- Khuya rồi mà em làm chi còn chưa ngủ?
Thụy Chi giật nảy mình, vội vã quay người về phía giọng nói mà làm lễ.
- Em kính chào ông hoàng. Thưa em chưa ngủ ạ.
Ứng Duy nhìn người con gái yểu điệu trước mắt, giọng Huế ngọt lại cứ thế mà từ tai chảy vào tim ông hoàng. Ông hoàng bảo Thụy Chi đứng dậy, ngài ngồi trên ghế cao rồi chỉ vào ghế dưới bảo cô ngồi. Thụy Chi rụt rè thưa vâng. Ông hoàng đánh tiếng trước.
- Khuya rồi răng em còn chưa nghỉ? Ta nghe nói con gái thức đêm không tốt.
- Em cảm tạ ông hoàng quan tâm ạ. Em thấy biển ngày thì đẹp mà biển đêm thì yên, nên em muốn ngắm biển đêm một lát.
- Tâm hồn em cũng mộng mơ quá hỉ? – Ông hoàng hiếm khi trêu đùa.
- Làm ông hoàng chê cười ạ. – Thụy Chi bẽn lẽn cúi thấp đầu, không để ông hoàng nhìn thấy mặt. Ứng Duy ra lệnh.
- Ngẩng đầu lên cho ta xem.
Thụy Chi ngẩng lên theo lời ông hoàng. Đây là lần đầu tiên Ứng Duy nhìn kĩ khuôn mặt này đến vậy. Cái nét đẹp tiểu thơ kinh kì vốn không ít, nhưng để cho ra cái vẻ mộng mơ chốn Huế thì chắc chỉ Thụy Chi là người đầu tiên lọt vào mắt ông hoàng. Ứng Duy vừa mới mười bảy, mà ở ngôi thì đã năm năm. Từ thuở mười hai chẳng biết gì, ông hoàng đã vì cha bị đi đày mà mấy ông Chánh sứ tòa Khâm đưa lên ngôi, với hi vọng làm ông vua bù nhìn. Nhưng suốt mấy năm nay, bên ngoài giả vờ buông thả, bên trong lại lo liệu bộn bề, quyết không để thất bại như cha mà khiến cậu trai vừa thành niên đã có một tâm hồn già dặn. Ông hoàng trẻ gồng mình trên ghế rồng mà chống chỏi, cô đơn không kể sao cho thấu, người mà ngài tin tưởng nhất, yêu thương nhất là bà Hiền phi, mẹ thân sinh ra ngài, thì cũng đã vì cha bị bắt mà đau bệnh qua đời. Ngài cô độc trên ngôi cao, chỉ mong có một người hiểu rõ tâm tình. Đêm nay dài hơn đêm qua, mà cũng dài hơn mọi đêm ngài đã từng một mình nằm vắt tay lên trán toan tính, chỉ là đêm nay ngài không còn cô đơn. Thụy Chi chăm chú nghe ông hoàng giãi bày, đôi mắt từ rụt rè e ngại, dần dần dám nhìn thẳng vào ông hoàng, đồng cảm từng lời ngài nói, xót thương từng chuyện ngài đã trải qua. Chàng trai trước mắt Thụy Chi bỗng chốc gần gũi đến lạ, không còn là ngài hoàng ở trên cao nữa, mà như một người anh, một người bạn cần sự sẻ chia, hay hơn nữa là như một người tri kỷ. Thụy Chi biết mình có suy nghĩ như vậy là phạm thượng, là sai trái, chỉ là trái tim cô gái mười lăm cứ thế mà say theo giọng nói trầm buồn lơ lớ miền Bắc và miền Trung của ngài. Chẳng biết ông hoàng ngừng chuyện từ bao giờ, chỉ biết bốn mắt nhìn nhau, giao hòa hiền dịu, chẳng cần nói ra lời cũng thấu hiểu lòng nhau.
(còn tiếp)
- Bây giờ ta là đi nghỉ mát chứ không phải ở trong cung, hai em cứ ngồi xuống ăn cùng ta cho vui, đừng giữ kẽ quá.
Cô Chi vẫn chưa dám động đậy, liếc mắt sang nhìn anh trai mình, cậu Hưng chắp hai tay lại cúi đầu mà đáp.
- Thưa ông hoàng, chúng em ngồi cùng bàn với ông hoàng là phạm thượng, chúng em không dám mô ạ.
Ông hoàng cười hiền, nụ cười đầy vẻ thân thiện và có phần nhí nhảnh, có gì đó đúng với lứa tuổi thanh niên mười bảy của ngài hơn là vẻ đạo mạo mỗi lúc thiết triều. Ngài một mình trên ngôi cao, ngoài mặt nhân nhượng bọn quan Tây, trong lòng lại ngổn ngang những toan tính thoát khỏi sự kiểm soát của bọn chúng, lại trăm phương nghìn kế suy tính cách cải thiện đời sống của dân chúng, ông hoàng nhiều lúc cảm thấy cô đơn và lạc lõng trên cái ghế rồng bao người ao ước. Mấy khi được thoát ra khỏi cái Tử Cấm thành ngột ngạt, cho dù chỉ là để ông Chánh sứ lơ là, thì một phần nào đó Ứng Duy cũng muốn tâm hồn mình thanh thản. Ông hoàng không muốn người xung quanh câu nệ nên một mặt khuyên nhủ, một mặt như ra lệnh với anh em con ông quan Thượng thư họ Hồ.
- Ta bảo hai em ngồi thì hai em cứ ngồi, đây là bên ngoài, ta cho hai em theo hầu là xem hai em như bạn bè mà đối xử.
- Dạ, rứa thì chúng em xin nghe theo ông hoàng.
Cậu Hưng cùng cô Chi lúc này mới dè dặt kéo ghế cách xa mép bàn hơn một chút, mới dám ghé xuống ngồi. Đây là lần đầu tiên cô Chi được gặp ông hoàng ở khoảng cách gần như vậy. Trước đây, lúc cha ôm bệnh không thể lên triều, ông hoàng có đích thân ghé thăm một lần, nhưng là phận nữ nhi, Thụy Chi chỉ dám nấp ở buồng trong hé mắt ra nhìn, chỉ có cha mẹ và anh Hưng đứng ra tiếp đón. Thụy Chi chỉ nhìn được cái bóng lưng cao lớn cùng tà áo màu tím sẫm với họa tiết rồng được thêu bằng chỉ bạc, cứ ánh lên theo mỗi bước chân của ngài. Giờ đây ở gần, Thụy Chi như tò mò mà rụt rè lén lút nhìn ông hoàng kĩ hơn một chút. Ông hoàng rất đẹp trai, có lẽ thừa hưởng những nét đẹp của bà Hiền phi mẹ của ngài, chỉ mới liếc nhìn ngài một chút, trái tim thiếu nữ cứ thế mà run lên nhè nhẹ. Có lẽ ông hoàng cũng cảm nhận được ánh nhìn mơ hồ mà nóng rực đó, ngài khẽ ngửng đầu lên, bốn mắt chạm nhau, khi cháy bỏng như lửa đỏ, lúc dịu dàng như suối trong, lại đột ngột như chớp, lại e ấp như hoa, ông hoàng bỗng cảm thấy mình say. Một bát nước hoa quả cũng có thể khiến mình say, một đôi trong veo cũng có thể khiến mình ngơ ngẩn. Đôi mi dài cong vút của giai nhân khẽ lay động rồi cụp xuống, che đi ánh nhìn ngại ngùng mà mong đợi khiến ông hoàng như bừng tỉnh cơn mê. Trời nắng rát, nhưng ông hoàng thấy lòng mình mát lạnh, một dòng nước ngọt cứ thế len qua. Ứng Duy khẽ ho khan, bối rối bắt chuyện với cậu Hưng, hỏi han mấy thứ vặt vãnh, rồi nghe cậu kể về bãi Cửa Vang. Biển Cửa Vang đẹp. Vẻ đẹp đơn sơ mà mộc mạc. Nước ở đây rất trong, cũng rất xanh, là xanh theo kiểu thẫm mà trong, như nước chắt ra từ cây hoa đậu biếc. Cát vàng mà hơi trắng, lại mịn êm như nhung, bước chân trần lên mà cảm nhận, bước từng bước lại tưởng mình đang bồng bềnh trôi, như cái suy nghĩ của ông hoàng trẻ cũng đang vi vu ở một nơi xa nào đó.
Ngày thứ hai sau khi đến tòa Thừa Lương, ông Thượng thư Hồ Đắc Kỳ ở trong phòng ông hoàng, đứng cúi đầu báo một vài việc nhỏ trong kinh. Ông hoàng xử lý ít công chuyện vụn vặt, vì mang tiếng đi nghỉ mát nên ông Chánh sứ cứ lấy cớ rầy rà ngăn cản quan viên trong triều hỏi ý ông hoàng, mọi sự để Thừa tướng lo liệu, nhưng là dưới sự giám sát của tòa Khâm. Phải thừa cơ mới lén lút thông truyền được với ông hoàng đôi ba việc. Ứng Duy cho dù giận cũng phải làm vui, ngài biết cái thế mình chưa đọ lại được bọn chúng. Cha ngài là ông cựu hoàng Vĩnh Thành cũng vì vội vã chống lại chúng mà bị đưa đi đày. Nghĩ đến cha, Ứng Duy lại đau xót, khắc khoải khôn nguôi, thương cha một mà thương dân mình mười. Nào ai lại muốn làm kẻ nô bộc cho người khác. Ông hoàng day day thái dương, bỏ bút qua một bên rồi bảo ông Thượng thư:
- Đây toàn mấy thứ nhỏ nhặt không quan trọng nên bên tòa Khâm mới cho đưa sang, ta có xem cũng chẳng để làm chi. Thôi ông cho gọi em Hưng cùng em Chi theo ta ra ngoài đi dạo một lát.
- Dạ thưa ông hoàng. Tôi cho gọi bọn chúng đến hầu ông hoàng ngay ạ.
Ông Kỳ chắp tay vái chào ông hoàng rồi đi giật lùi ra cửa, lúc này mới giám thẳng lưng đi về phía chỗ ở của hai đứa con. Ông Hồ Đắc Kỳ là người Quảng Nam, nhưng nhậm chức ở kinh thành Huế nên lấy vợ ở đây. Vợ ông là người Huế chính cống, bà lúc nào cũng mặc áo dài, vấn tóc và têm trầu, có lẽ bị ảnh hưởng từ người mẹ của mình nên Thụy Chi vừa nhìn đã biết là tiểu thơ đài các gốc kinh đô. Dáng đi thướt tha, giọng nói mềm mỏng ngọt ngào của chất giọng miền Trung như thấm vào thớ da thớ thịt. Bà Hiền phi cũng gốc miền Trung, có lẽ vì thế mà khiến ông hoàng cảm thấy gần gũi với hai anh em họ Hồ hơn cả. Ông hoàng thích đàm luận thơ ca với cậu Hưng, chỉ dạy thêm cho cậu về tiếng Pháp, ông hoàng nhìn cậu trai trẻ chỉ nhỏ hơn mình một tuổi, búi tóc gọn sau đầu mà lên tiếng:
- Ta bảo em nên cắt tóc ngắn đi, vào trời hè như thế này mới thấy mát mẻ.
- Thưa ông hoàng, cha mẹ em nói cái răng cái tóc là gốc con người, là do cha mẹ ban cho, truyền thống xưa ni của dân mình là nuôi tóc dài…Huống chi… tóc ngắn là theo người Tây…
Ông hoàng bật cười:
- Em nói rứa thì khác chi nói ta.
Cậu Hưng hốt hoảng đứng bật dậy, cô Chi ngồi bên cũng hốt hoảng đứng dậy theo, cả hai quỳ sụp xuống mà mặt tái mét. Cậu Hưng trước giờ điềm tĩnh, lúc này mới nhớ ra là ông hoàng đã cắt bỏ búi tóc của mình từ lâu, biết mình phạm lỗi thì không tránh khỏi run rẩy, sợ thân mình thì ít mà sợ vạ lây em với cha thì nhiều.
- Thưa ông hoàng em không có ý nớ. Em lỡ lời, em chỉ…
- Ta chưa trách phạt, hai em quỳ làm chi?
Ứng Duy đích thân nâng hai người dậy, như có như không chạm vào tay áo Thụy Chi, khiến một mùi hương nhẹ như hoa nhài cứ lay lắt mãi. Ông hoàng gật gù tán thưởng Đắc Hưng, cũng vỗ về an ủi kẻo làm cậu nhỏ sợ mà tưởng mình bị tội. Ông hoàng nhỏ nhẹ bảo hai anh em ngồi xuống mà giải thích.
- Em nói rứa cũng không sai. Ta biết dân mình thù Tây, chính ta cũng ghét Tây đủ đường, chỉ là cái gì đúng cái gì hay thì mình nên học, cái đó cũng không thể nói là mình thuận Tây được.
Đôi mắt Ứng Duy như sáng bừng lên, nhìn về phía chân trời, nơi giao thoa giữa biển và trời. Ông hoàng mơ màng, giọng nói cũng trở nên hào hứng.
- Hai em đọc sách nhiều, chắc cũng biết người Tây có nhiều thứ tiến bộ mà dân ta chưa có. Ta ghét Tây nhưng cũng muốn học theo Tây, họ có đèn điện không cần dầu mà vẫn sáng, họ đi xe đạp hai bánh không ngã mà còn êm hơn xe ngựa ta. Điều mà ta mong mỏi là có một ngày, nước mình cũng lớn mạnh, cũng hiện đại như Tây… Hai em có hiểu ý ta không?
- Thưa, bọn em hiểu ý ông hoàng ạ.
Nắng chiều dần tắt, đổ xuống mặt nước những vệt màu cam sậm, như vẽ nên trong trí óc ông vua trẻ những ước mơ, những hoài bão khắc khoải con tim. Thụy Chi nhìn thấy vệt sáng trong mắt ông hoàng, mặt cô cũng chợt nóng bừng theo.
Đêm tối đen như mực, nhưng lại vô tình làm nổi bật mấy vì sao, khi ẩn khi hiện như đôi mắt sáng trong phân rõ thị phi phải trái. Thụy Chi vẫn mặc áo dài, chưa muốn đi ngủ. Cô đứng trong sân lớn mà nhìn về phía biển trước mặt, thả cho suy nghĩ tự do hòa vào làn nước mát. Đèn trong nhà vẫn thắp sáng, Thụy Chi cứ thế mà ngắm trời đêm, hay chỉ đơn giản là ngắm một không gian tĩnh mịch.
- Khuya rồi mà em làm chi còn chưa ngủ?
Thụy Chi giật nảy mình, vội vã quay người về phía giọng nói mà làm lễ.
- Em kính chào ông hoàng. Thưa em chưa ngủ ạ.
Ứng Duy nhìn người con gái yểu điệu trước mắt, giọng Huế ngọt lại cứ thế mà từ tai chảy vào tim ông hoàng. Ông hoàng bảo Thụy Chi đứng dậy, ngài ngồi trên ghế cao rồi chỉ vào ghế dưới bảo cô ngồi. Thụy Chi rụt rè thưa vâng. Ông hoàng đánh tiếng trước.
- Khuya rồi răng em còn chưa nghỉ? Ta nghe nói con gái thức đêm không tốt.
- Em cảm tạ ông hoàng quan tâm ạ. Em thấy biển ngày thì đẹp mà biển đêm thì yên, nên em muốn ngắm biển đêm một lát.
- Tâm hồn em cũng mộng mơ quá hỉ? – Ông hoàng hiếm khi trêu đùa.
- Làm ông hoàng chê cười ạ. – Thụy Chi bẽn lẽn cúi thấp đầu, không để ông hoàng nhìn thấy mặt. Ứng Duy ra lệnh.
- Ngẩng đầu lên cho ta xem.
Thụy Chi ngẩng lên theo lời ông hoàng. Đây là lần đầu tiên Ứng Duy nhìn kĩ khuôn mặt này đến vậy. Cái nét đẹp tiểu thơ kinh kì vốn không ít, nhưng để cho ra cái vẻ mộng mơ chốn Huế thì chắc chỉ Thụy Chi là người đầu tiên lọt vào mắt ông hoàng. Ứng Duy vừa mới mười bảy, mà ở ngôi thì đã năm năm. Từ thuở mười hai chẳng biết gì, ông hoàng đã vì cha bị đi đày mà mấy ông Chánh sứ tòa Khâm đưa lên ngôi, với hi vọng làm ông vua bù nhìn. Nhưng suốt mấy năm nay, bên ngoài giả vờ buông thả, bên trong lại lo liệu bộn bề, quyết không để thất bại như cha mà khiến cậu trai vừa thành niên đã có một tâm hồn già dặn. Ông hoàng trẻ gồng mình trên ghế rồng mà chống chỏi, cô đơn không kể sao cho thấu, người mà ngài tin tưởng nhất, yêu thương nhất là bà Hiền phi, mẹ thân sinh ra ngài, thì cũng đã vì cha bị bắt mà đau bệnh qua đời. Ngài cô độc trên ngôi cao, chỉ mong có một người hiểu rõ tâm tình. Đêm nay dài hơn đêm qua, mà cũng dài hơn mọi đêm ngài đã từng một mình nằm vắt tay lên trán toan tính, chỉ là đêm nay ngài không còn cô đơn. Thụy Chi chăm chú nghe ông hoàng giãi bày, đôi mắt từ rụt rè e ngại, dần dần dám nhìn thẳng vào ông hoàng, đồng cảm từng lời ngài nói, xót thương từng chuyện ngài đã trải qua. Chàng trai trước mắt Thụy Chi bỗng chốc gần gũi đến lạ, không còn là ngài hoàng ở trên cao nữa, mà như một người anh, một người bạn cần sự sẻ chia, hay hơn nữa là như một người tri kỷ. Thụy Chi biết mình có suy nghĩ như vậy là phạm thượng, là sai trái, chỉ là trái tim cô gái mười lăm cứ thế mà say theo giọng nói trầm buồn lơ lớ miền Bắc và miền Trung của ngài. Chẳng biết ông hoàng ngừng chuyện từ bao giờ, chỉ biết bốn mắt nhìn nhau, giao hòa hiền dịu, chẳng cần nói ra lời cũng thấu hiểu lòng nhau.
(còn tiếp)