Mức độ nặng của bỏng được xác định bởi:
- Độ sâu của vết bỏng (độ 1 – 4).
- Kích thước vết bỏng.
- Nguyên nhân gây bỏng( nhiệt độ, điện, hoá chất, phóng xạ, ma sát)
- Phần cơ thể bị bỏng.
- Tuổi và sức khoẻ của người bị bỏng.
- Một số chấn thương khác.
Bỏng nhẹ:
Bỏng nhẹ thường là bỏng độ 1 và có thể chữa trị tại nhà. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình chữa bỏng rất quan trọng. Bất cứ vết bỏng nhẹ đều do nguyên nhân chủ quan gây ra, cần được chuyên gia y tế đánh giá. Những người có nguy cơ cao khi bị bỏng nhẹ cần nói chuyện với chuyên gia y tế của họ để phòng ngừa biến chứng.
Bỏng vừa
Những vết bỏng được coi là bỏng vừa bao gồm:Bỏng độ 2 che phủ 15 – 20% cơ thể người lớn hoặc 10 – 20% cơ thể trẻ em.
Bỏng độ 3 che phủ 2 – 10% cơ thể
Bỏng độ 2, độ 3 ở trẻ nhỏ và người già. Bỏng thường xảy ra ở nhóm người này vì họ dễ mất dịch cơ thể và nhiễm trùng. Khi một đứa trẻ bị bỏng vừa, đến gặp bác sĩ là rất quan trọng.Bác sĩ sẽ xử lý vết bỏng và đánh giá mức độ bỏng. Trẻ em cần được bảo vệ trước những tình huống này khi bỏng xảy ra.
Bỏng gây tổn thương ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại biên. Bỏng độ 2 hay độ 3, thậm chí bỏng nhẹ ở mặt, tai, mí mắt, tay chân, vùng háng, trên khớp nghiêm trọng hơn vì nhiều lý do, chẳng hạn như tăng nguy cơ nhiễm trùng, những biến chứng do sẹo. Sẹo gây ra nhiều vấn đề ở các khu vực này. Cơ thể chữa bỏng bằng cách kéo da từ những vùng xung quanh đến nơi bị bỏng.
Mô sẹo hình thành làm thay đổi hình dạng, chức năng của vùng bị bỏng. Ví dụ, một vết bỏng nặng ở tay có thể ảnh hưởng đến chức năng của các ngón tay, làm giảm khả năng sử dụng tay của con người. Sẹo ở mặt gây biến dạng mặt đòi hỏi phải phẫu thuật thẩm mỹ để sửa lại. Vùng bỏng lớn có thể phải phẫu thuật ghép da.
Tất cả các loại bỏng vừa đều phải đến gặp chuyên gia y tế. Nhiều vết bỏng loại này có thể chữa trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Nhiễm trùng thường có liên quan với bỏng vừa. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng. Một số bỏng vừa cần đến bệnh viện và được chăm sóc chuyên môn.
Bỏng nặng:
Tất cả vết bỏng nặng cần được đánh giá của chuyên gia y tế để xử lý và đề phòng biến chứng. Bỏng nặng gồm có:
Bỏng độ 2 che phủ hơn 20% cơ thể.
Bỏng độ 3 che phủ hơn 10% cơ thể.
Bỏng độ 4.
Bỏng điện gây bỏng da.
Bỏng hoá chất gây ra bỏng sâu.
Bỏng là biến chứng của tổn thương do khói hít vào.
Bỏng cùng với các tổn thương khác như gãy xương.
Bỏng ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch ngoại biên
Bỏng quanh ngực hoặc chi
Bỏng dính đến mặt, tay chân hoặc vùng háng.
Bỏng dính đến các khớp trọng yếu
Bỏng độ 1:
Bỏng độ 1 là vết bỏng đỏ nhẹ ở lớp trên cùng của da, như rám nắng nhẹ. Da bị bỏng có thể đau, sưng nhẹ. Bỏng có thể khiến bệnh nhân sốt nhẹ.
Bỏng độ 1 thường chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày, thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.
Bỏng độ 2:
Bỏng độ 2 gây tổn thương da do nhiệt, phóng xạ, hoá chất, điện, ma sát. Bỏng này còn gọi là bỏng dày khu trú. Có 2 dạng bỏng độ 2 được xác định bởi độ sâu của bỏng.
Bỏng dày khu trú ở bề mặt gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ 2 và thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Da xung quanh vết bỏng trắng khi ấn rồi trở lại đỏ. Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 h.
Bỏng dày sâu: gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Chúng thường do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau, gây nhạy cảm với áp lực. Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến bỏng loại này.
Phải mất vài ngày trước khi các triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng khi vết bỏng ở ngoài da hoặc sâu.
Xử lý bỏng độ 2 đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng . Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.
Bỏng độ 3:
Bỏng nặng nhất gây đau, liên quan đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, CO gây độc và một số tác động độc khác có thể xảy ra nếu khói hít vào kèm theo bỏng.
Chữa bỏng bằng đông y
Vỏ xoan chữa bỏng?
Vỏ cây xoan chữa được bỏng là cây xoan nhừ, còn gọi là xoan trà, xoan rừng hay lát xoan, ở Sa Pa gọi là cây nếnh, Lạng Sơn gọi cây mắc miễu, miền Nam gọi là cây xuyên cóc.
Nước sắc đặc của vỏ cây xoan nhừ khi bôi lên vết bỏng tạo ra một màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám chặt hơn so với màng Colodion, Fibrin à làm khô các vết thương bỏng, không bị nhiễm khuẩn tại chỗ, không có mùi hôi thối, làm giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Các vết bỏng rộng thì tự biểu mô hóa dưới lớp màng. Đối với bỏng độ 2: Bỏng trung bì nông thì sau 8-12 ngày màng bắt đầu bong. Đối với các vết thương bỏng trung bì sâu hơn thì sau 10-20 ngày màng mới bong ra.
Bài thuốc chữa bỏng: Vỏ xoan nhừ tươi 6.000 gam, sắc kiệt với nước, cô đặc lại thành cao khoảng 1.000 ml, trung hòa bằng Natricarbonate cho pH = 7 (trung tính) để bôi khỏi xót. Có thể chế thành dạng bột. Rửa sạch vết bỏng, cắt lọc các nốt phồng rộp và thượng bì đã hoại tử, lau cho sạch, thấm khô cho vô khuẩn, rắc bột hoặc bôi cao lên kín vết thương. Không nên dùng cho vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm khuẩn xuất tiết nhiều và có mủ.
Chữa bỏng bằng củ nghệ
Nghệ vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thông kinh, tiêu mủ, lên da non. Với những trường hợp bỏng nhẹ thông thường, dùng bài thuốc bằng nghệ sau đây:
Bài 1: Lá chè tươi 100 g, nghệ 50 g. Đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt. Dùng một tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải màn sạch che vết bỏng lại.
Trong những ngày sau, cần bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ sau 2-3 ngày, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.
Bài 2: Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ. Nghệ giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng, quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần.Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch quệt thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.
Theo Thuocbietduoc
- Độ sâu của vết bỏng (độ 1 – 4).
- Kích thước vết bỏng.
- Nguyên nhân gây bỏng( nhiệt độ, điện, hoá chất, phóng xạ, ma sát)
- Phần cơ thể bị bỏng.
- Tuổi và sức khoẻ của người bị bỏng.
- Một số chấn thương khác.
Bỏng nhẹ:
Bỏng nhẹ thường là bỏng độ 1 và có thể chữa trị tại nhà. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình chữa bỏng rất quan trọng. Bất cứ vết bỏng nhẹ đều do nguyên nhân chủ quan gây ra, cần được chuyên gia y tế đánh giá. Những người có nguy cơ cao khi bị bỏng nhẹ cần nói chuyện với chuyên gia y tế của họ để phòng ngừa biến chứng.
Bỏng vừa
Những vết bỏng được coi là bỏng vừa bao gồm:Bỏng độ 2 che phủ 15 – 20% cơ thể người lớn hoặc 10 – 20% cơ thể trẻ em.
Bỏng độ 3 che phủ 2 – 10% cơ thể
Bỏng độ 2, độ 3 ở trẻ nhỏ và người già. Bỏng thường xảy ra ở nhóm người này vì họ dễ mất dịch cơ thể và nhiễm trùng. Khi một đứa trẻ bị bỏng vừa, đến gặp bác sĩ là rất quan trọng.Bác sĩ sẽ xử lý vết bỏng và đánh giá mức độ bỏng. Trẻ em cần được bảo vệ trước những tình huống này khi bỏng xảy ra.
Bỏng gây tổn thương ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại biên. Bỏng độ 2 hay độ 3, thậm chí bỏng nhẹ ở mặt, tai, mí mắt, tay chân, vùng háng, trên khớp nghiêm trọng hơn vì nhiều lý do, chẳng hạn như tăng nguy cơ nhiễm trùng, những biến chứng do sẹo. Sẹo gây ra nhiều vấn đề ở các khu vực này. Cơ thể chữa bỏng bằng cách kéo da từ những vùng xung quanh đến nơi bị bỏng.
Mô sẹo hình thành làm thay đổi hình dạng, chức năng của vùng bị bỏng. Ví dụ, một vết bỏng nặng ở tay có thể ảnh hưởng đến chức năng của các ngón tay, làm giảm khả năng sử dụng tay của con người. Sẹo ở mặt gây biến dạng mặt đòi hỏi phải phẫu thuật thẩm mỹ để sửa lại. Vùng bỏng lớn có thể phải phẫu thuật ghép da.
Tất cả các loại bỏng vừa đều phải đến gặp chuyên gia y tế. Nhiều vết bỏng loại này có thể chữa trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Nhiễm trùng thường có liên quan với bỏng vừa. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng. Một số bỏng vừa cần đến bệnh viện và được chăm sóc chuyên môn.
Bỏng nặng:
Tất cả vết bỏng nặng cần được đánh giá của chuyên gia y tế để xử lý và đề phòng biến chứng. Bỏng nặng gồm có:
Bỏng độ 2 che phủ hơn 20% cơ thể.
Bỏng độ 3 che phủ hơn 10% cơ thể.
Bỏng độ 4.
Bỏng điện gây bỏng da.
Bỏng hoá chất gây ra bỏng sâu.
Bỏng là biến chứng của tổn thương do khói hít vào.
Bỏng cùng với các tổn thương khác như gãy xương.
Bỏng ở những người có bệnh như đái tháo đường, bệnh mạch ngoại biên
Bỏng quanh ngực hoặc chi
Bỏng dính đến mặt, tay chân hoặc vùng háng.
Bỏng dính đến các khớp trọng yếu
Bỏng độ 1:
Bỏng độ 1 là vết bỏng đỏ nhẹ ở lớp trên cùng của da, như rám nắng nhẹ. Da bị bỏng có thể đau, sưng nhẹ. Bỏng có thể khiến bệnh nhân sốt nhẹ.
Bỏng độ 1 thường chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày, thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.
Bỏng độ 2:
Bỏng độ 2 gây tổn thương da do nhiệt, phóng xạ, hoá chất, điện, ma sát. Bỏng này còn gọi là bỏng dày khu trú. Có 2 dạng bỏng độ 2 được xác định bởi độ sâu của bỏng.
Bỏng dày khu trú ở bề mặt gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ 2 và thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Da xung quanh vết bỏng trắng khi ấn rồi trở lại đỏ. Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 h.
Bỏng dày sâu: gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Chúng thường do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau, gây nhạy cảm với áp lực. Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến bỏng loại này.
Phải mất vài ngày trước khi các triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng khi vết bỏng ở ngoài da hoặc sâu.
Xử lý bỏng độ 2 đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng . Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.
Bỏng độ 3:
Bỏng nặng nhất gây đau, liên quan đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, CO gây độc và một số tác động độc khác có thể xảy ra nếu khói hít vào kèm theo bỏng.
Chữa bỏng bằng đông y
Vỏ xoan chữa bỏng?
Vỏ cây xoan chữa được bỏng là cây xoan nhừ, còn gọi là xoan trà, xoan rừng hay lát xoan, ở Sa Pa gọi là cây nếnh, Lạng Sơn gọi cây mắc miễu, miền Nam gọi là cây xuyên cóc.
Nước sắc đặc của vỏ cây xoan nhừ khi bôi lên vết bỏng tạo ra một màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám chặt hơn so với màng Colodion, Fibrin à làm khô các vết thương bỏng, không bị nhiễm khuẩn tại chỗ, không có mùi hôi thối, làm giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Các vết bỏng rộng thì tự biểu mô hóa dưới lớp màng. Đối với bỏng độ 2: Bỏng trung bì nông thì sau 8-12 ngày màng bắt đầu bong. Đối với các vết thương bỏng trung bì sâu hơn thì sau 10-20 ngày màng mới bong ra.
Bài thuốc chữa bỏng: Vỏ xoan nhừ tươi 6.000 gam, sắc kiệt với nước, cô đặc lại thành cao khoảng 1.000 ml, trung hòa bằng Natricarbonate cho pH = 7 (trung tính) để bôi khỏi xót. Có thể chế thành dạng bột. Rửa sạch vết bỏng, cắt lọc các nốt phồng rộp và thượng bì đã hoại tử, lau cho sạch, thấm khô cho vô khuẩn, rắc bột hoặc bôi cao lên kín vết thương. Không nên dùng cho vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm khuẩn xuất tiết nhiều và có mủ.
Chữa bỏng bằng củ nghệ
Nghệ vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thông kinh, tiêu mủ, lên da non. Với những trường hợp bỏng nhẹ thông thường, dùng bài thuốc bằng nghệ sau đây:
Bài 1: Lá chè tươi 100 g, nghệ 50 g. Đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt. Dùng một tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải màn sạch che vết bỏng lại.
Trong những ngày sau, cần bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ sau 2-3 ngày, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.
Bài 2: Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ. Nghệ giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng, quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần.Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch quệt thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.
Theo Thuocbietduoc