Có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao d.ương v.ật của nam giới không có xương, trong khi một số động vật linh trưởng có họ hàng gần nhất với chúng ta như tinh tinh và bonobo (tinh tinh lùn) đều có xương d.ương v.ật, còn được gọi là bacula.

Vì sao 'cái ấy' của nam giới không có xương? 1606281



Để tìm hiểu tại sao một số loài linh trưởng có đặc tính này trong khi những loài khác thì không, các nhà nghiên cứu bắt đầu từ lịch sử tiến hóa của xương thông qua thời gian. Từ 145 triệu năm đến khoảng 95 triệu năm trước, xương d.ương v.ật đầu tiên bắt đầu tiến hóa. Điều đó có nghĩa, xương d.ương v.ật đã có mặt ở tổ tiên chung gần nhất của tất cả các loài linh trưởng và động vật ăn thịt.

‘Biểu tượng' thất truyền

Tại sao một số hậu duệ của chúng, như con người chúng ta, lại mất xương d.ương v.ật? Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Royal Society của Mỹ, điều này có thể là kết quả của sự khác biệt trong các hoạt động giao phối. Trong các loài linh trưởng, sự hiện diện của một xương d.ương v.ật tương có liên quan chặt chẽ với việc tăng thời gian d.ương v.ật thâm nhập vào âm đạo khi giao hợp. Thời gian ‘làm ch.uyện ấy' lâu hơn thường xảy ra ở các loài có thông lệ đa thê - các con đực thường giao phối với nhiều con cái như tinh tinh và bonobo. Tất nhiên, con người không làm thế.

Hệ thống này tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt để thụ tinh và một cách để những con đực giảm sự tiếp cận của con cái với bạn tình khác là dành thêm nhiều thời gian làm ch.uyện ấy với con cái. Các xương d.ương v.ật tạo điều kiện cho con đực duy trì được thời gian giao phối lâu và thường xuyên. Nếu không có xương d.ương v.ật, chúng không thể làm ch.uyện ấy hàng ngày được.

Còn con người, dường như xã hội văn minh, chế độ một vợ một chồng và công việc đã lấy mất đi mất vài thứ quý giá mà tổ tiên đã truyền lại cho chúng ta.

James Nguyen

Nguồn VnReview