Sau chấn thương có thể gây song thị tại sao?
Chấn thương làm tổn thương não, các nhóm cơ vận nhãn, dây thần kinh sẽ gây song thị. Các chấn thương vùng mặt thường thấy là gãy xương hốc mặt, kẹt cơ vào chỗ gãy xương, chấn thương khe bướm phối hợp tổn thương dây thần kinh số 3, dây thần kinh số 4, dây thần kinh số 6 và dây thần kinh số 5 nhánh 1.
Gãy khối xương mắt gây:
- Tụ máu ngoài màng cứng.
- Gãy mỏm xương đá (Có tổn thương dây thần kinh số 5 nhánh 1)
- Rò động mạch cảnh xoang hang.
Va đạp gây tổn thương não, xuất huyết não gây ảnh hưởng dây thần kinh thị giác, vận nhãn.
Trong các trường hợp gẫy, rạn xương, chấn thương phần mềm đều có thể làm tổn thương dây thần kinh vận nhãn đi qua gây ra chứng song thị.
Triệu chứng song thị do chấn thương.
Để giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về triệu chứng của song thị là khi nhìn một vật thành 2 hình. Song thị có thể xảy ra với một mắt hoặc cả hai mắt. Khi não bộ nhận một lúc cùng 2 hình ảnh, não luôn cố gắng phân biệt hình ảnh thật và ảnh ảo và cố gắng loại bỏ hình ảo nên thường kèm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Nếu bị liệt dây thần kinh số 3 thì người bệnh bị lác ngoài kèm theo chứng sụp mí. Những triệu chứng này xuất hiện sau va đập mà trước đó bệnh nhân không mắc phải.
Cách chữa trị song thị sau chấn thương.
Chữa trị theo tây y: Điều trị ổn định chấn thương sau đó phục hồi thần kinh bị ảnh hưởng. Chủ yếu dùng các vitamin nhóm B, các hỗn hợp bổ thần kinh, an thần, tăng tuần hoàn não. Những trường hợp tổn thương nhẹ sẽ hiệu quả, nhưng những trường hợp chấn thương gây tổn thương nặng thì không khắc phục được chứng song thị. Cho nên nhiều người sau khi ra viện, vết thương lành, đi lại bình thường nhưng vẫn bị song thị.
Chữa trị theo đông y: Dùng các vị thuốc hoạt huyết khứ ứ tiêu viêm để điều trị ổn định các chấn thương sau đó dùng bổ huyết, dưỡng huyết, thông kinh lạc để điều trị song thị.Trong trường hợp chấn thương nặng cần phối hợp châm cứu để tăng hiệu quả điều trị.
Chấn thương làm tổn thương não, các nhóm cơ vận nhãn, dây thần kinh sẽ gây song thị. Các chấn thương vùng mặt thường thấy là gãy xương hốc mặt, kẹt cơ vào chỗ gãy xương, chấn thương khe bướm phối hợp tổn thương dây thần kinh số 3, dây thần kinh số 4, dây thần kinh số 6 và dây thần kinh số 5 nhánh 1.
Gãy khối xương mắt gây:
- Tụ máu ngoài màng cứng.
- Gãy mỏm xương đá (Có tổn thương dây thần kinh số 5 nhánh 1)
- Rò động mạch cảnh xoang hang.
Va đạp gây tổn thương não, xuất huyết não gây ảnh hưởng dây thần kinh thị giác, vận nhãn.
Trong các trường hợp gẫy, rạn xương, chấn thương phần mềm đều có thể làm tổn thương dây thần kinh vận nhãn đi qua gây ra chứng song thị.
Triệu chứng song thị do chấn thương.
Để giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về triệu chứng của song thị là khi nhìn một vật thành 2 hình. Song thị có thể xảy ra với một mắt hoặc cả hai mắt. Khi não bộ nhận một lúc cùng 2 hình ảnh, não luôn cố gắng phân biệt hình ảnh thật và ảnh ảo và cố gắng loại bỏ hình ảo nên thường kèm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Nếu bị liệt dây thần kinh số 3 thì người bệnh bị lác ngoài kèm theo chứng sụp mí. Những triệu chứng này xuất hiện sau va đập mà trước đó bệnh nhân không mắc phải.
Cách chữa trị song thị sau chấn thương.
Chữa trị theo tây y: Điều trị ổn định chấn thương sau đó phục hồi thần kinh bị ảnh hưởng. Chủ yếu dùng các vitamin nhóm B, các hỗn hợp bổ thần kinh, an thần, tăng tuần hoàn não. Những trường hợp tổn thương nhẹ sẽ hiệu quả, nhưng những trường hợp chấn thương gây tổn thương nặng thì không khắc phục được chứng song thị. Cho nên nhiều người sau khi ra viện, vết thương lành, đi lại bình thường nhưng vẫn bị song thị.
Chữa trị theo đông y: Dùng các vị thuốc hoạt huyết khứ ứ tiêu viêm để điều trị ổn định các chấn thương sau đó dùng bổ huyết, dưỡng huyết, thông kinh lạc để điều trị song thị.Trong trường hợp chấn thương nặng cần phối hợp châm cứu để tăng hiệu quả điều trị.