Nếu bạn đang cần sắm một chiếc TV mới dòng cao cấp trong năm nay, chắc chắn bạn sẽ cần tìm hiểu về TV LED 4K và TV OLED 4K, vì đây là 2 dòng sản phẩm chính sẽ phục vụ người dùng đòi hỏi chất lượng hình ảnh khắt khe nhất.
Còn nhớ chiếc tivi CRT thời kì đầu sử dụng nguyên lí phóng chùm điện tử để tạo màu sắc. Chính vì hệ thống đèn huỳnh quang đã khiến kích thước của chiếc tivi CRT trở nên quá lớn.
Thế hệ tiếp sau CRT là LCD ra đời, khắc phục trực tiếp điểm yếu là kích thước lớn của CRT. Màn hình LCD bản chất là một tấm nền điểm ảnh tinh thể lỏng. Tuy nhiên tấm màn này không thể tự phát sáng nên đòi hỏi phải có thêm một lớp đèn nền phía sau. Giải quyết kích thước nhưng TV LCD lại thua CRT về độ tương phản, hạn chế góc nhìn và nhiều lỗi chết điểm ảnh.
Tivi Plasma thì ứng dụng trở lại một phần nguyên lí phản xạ ánh sáng của CRT. TV Plasma cho màu sắc tốt, tương phản cũng tốt và giải quyết vấn đề của LCD về góc nhìn. Nhưng nó lại quá hao tốn điện năng, lỗi lưu ảnh, tỏa nhiệt cao và thiết kế cồng kềnh.
Và một công nghệ cải tiến để đối phó ""tạm thời"" mang tên LED đã xuất hiện. Theo đó, công nghệ LED vẫn sử dụng lại nền tảng LCD trước đó, nhưng đèn nền chiếu sáng phía sau được thay bằng hệ thống đèn LED cho phép tiết kiệm điện, kích thước màn hình cũng được thiết kế mỏng gọn hơn. Nhưng LED vẫn có một điểm yếu đã kéo dài từ thế hệ ban đầu là CRT đến tận LED, đó chính là sự phụ thuộc vào một hệ thống đèn nền để phát sáng điểm ảnh.
Vì vậy, công nghệ tấm nền OLED được các nhà nghiên cứu cho ra đời để khắc phục yếu điểm này. OLED là viết tắt của Organic light emitting diode, tạm dịch là ""các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng"", một màn hình OLED bao gồm một lớp vật liệu hữu cơ với chủ yếu là cacbon nằm giữa hai điện cực anot và catot sẽ tự động phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua, chính vì thế nó không cần tới đèn nền chiếu sáng. Có thể nói, TV OLED là một bước đột phá hoàn toàn so với TV CRT, Plasma, LCD hay LED vì các công nghệ trước đây đều cần đến đèn nền chiếu sáng.
Cũng nhờ công nghệ ""điểm ảnh tự phát sáng"", TV OLED có khả năng thể hiện màu đen đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối, độ tương phản, thời gian đáp ứng và góc nhìn của màn hình là cực kì cao. Nếu như TV LED luôn cho màu đen ""nhờ nhờ"", hơi xám thì với TV OLED màu đen gần như vô hạn, mang đến khả năng tái hiện các màu sắc khác cũng nổi bật, rực rỡ và trung thực hơn rất nhiều.
OLED còn là công nghệ duy nhất phù hợp với các dòng TV cong do sử dụng các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng có khả năng loại bỏ hoàn toàn hiện tượng hở sáng ở các cạnh TV cong, giúp màu sắc đồng nhất tuyệt đối, không còn hiện tượng rò rỉ ánh sáng.
Rõ ràng sau LED, công nghệ OLED rất có thể sẽ là đích đến tiếp theo của các nhà sản xuất TV. Còn bạn có nghĩ vậy không?
Còn nhớ chiếc tivi CRT thời kì đầu sử dụng nguyên lí phóng chùm điện tử để tạo màu sắc. Chính vì hệ thống đèn huỳnh quang đã khiến kích thước của chiếc tivi CRT trở nên quá lớn.
Thế hệ tiếp sau CRT là LCD ra đời, khắc phục trực tiếp điểm yếu là kích thước lớn của CRT. Màn hình LCD bản chất là một tấm nền điểm ảnh tinh thể lỏng. Tuy nhiên tấm màn này không thể tự phát sáng nên đòi hỏi phải có thêm một lớp đèn nền phía sau. Giải quyết kích thước nhưng TV LCD lại thua CRT về độ tương phản, hạn chế góc nhìn và nhiều lỗi chết điểm ảnh.
Tivi Plasma thì ứng dụng trở lại một phần nguyên lí phản xạ ánh sáng của CRT. TV Plasma cho màu sắc tốt, tương phản cũng tốt và giải quyết vấn đề của LCD về góc nhìn. Nhưng nó lại quá hao tốn điện năng, lỗi lưu ảnh, tỏa nhiệt cao và thiết kế cồng kềnh.
Và một công nghệ cải tiến để đối phó ""tạm thời"" mang tên LED đã xuất hiện. Theo đó, công nghệ LED vẫn sử dụng lại nền tảng LCD trước đó, nhưng đèn nền chiếu sáng phía sau được thay bằng hệ thống đèn LED cho phép tiết kiệm điện, kích thước màn hình cũng được thiết kế mỏng gọn hơn. Nhưng LED vẫn có một điểm yếu đã kéo dài từ thế hệ ban đầu là CRT đến tận LED, đó chính là sự phụ thuộc vào một hệ thống đèn nền để phát sáng điểm ảnh.
Vì vậy, công nghệ tấm nền OLED được các nhà nghiên cứu cho ra đời để khắc phục yếu điểm này. OLED là viết tắt của Organic light emitting diode, tạm dịch là ""các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng"", một màn hình OLED bao gồm một lớp vật liệu hữu cơ với chủ yếu là cacbon nằm giữa hai điện cực anot và catot sẽ tự động phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua, chính vì thế nó không cần tới đèn nền chiếu sáng. Có thể nói, TV OLED là một bước đột phá hoàn toàn so với TV CRT, Plasma, LCD hay LED vì các công nghệ trước đây đều cần đến đèn nền chiếu sáng.
Cũng nhờ công nghệ ""điểm ảnh tự phát sáng"", TV OLED có khả năng thể hiện màu đen đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối, độ tương phản, thời gian đáp ứng và góc nhìn của màn hình là cực kì cao. Nếu như TV LED luôn cho màu đen ""nhờ nhờ"", hơi xám thì với TV OLED màu đen gần như vô hạn, mang đến khả năng tái hiện các màu sắc khác cũng nổi bật, rực rỡ và trung thực hơn rất nhiều.
OLED còn là công nghệ duy nhất phù hợp với các dòng TV cong do sử dụng các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng có khả năng loại bỏ hoàn toàn hiện tượng hở sáng ở các cạnh TV cong, giúp màu sắc đồng nhất tuyệt đối, không còn hiện tượng rò rỉ ánh sáng.
Rõ ràng sau LED, công nghệ OLED rất có thể sẽ là đích đến tiếp theo của các nhà sản xuất TV. Còn bạn có nghĩ vậy không?