Bạn đang không biết học toeic bắt đầu từ đâu, bắt đầu học toeic như thế nào hay bắt đầu học toeic nên học sách nào. Hay luyện nghe TOEIC nên bắt đầu học như thế nào.
Hiện nay, thi TOEIC đã trở thành một thuật ngữ rất quen thuộc đối với sinh viên,người đi làm và cả học sinh. Hầu hết các công ty hiện nay đều yêu cầu chứng chỉ TOEIC trong hồ sơ xin việc. Một số trường đại học cũng đã yêu cầu chứng chỉ TOEIC ở thang điểm nhất định để xét tốt nghiệp. TOEIC là gì? TOEIC – Test Of English for International Communication - là chương trình thi cấp chứng chỉ nhằm đánh giá khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường Anh ngữ quốc tế. Năm 1979, theo đặt hàng của Bộ Công Nghiệp và Ngoại Thương Nhật Bản, ETS (Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ) đã thiết kế nên Chương trình TOEIC và đến ngày nay, chương trình đã được sử dụng rộng rãi như một điều kiện cần cho nhân sự thời đại mới.
Tất cả các bài thi TOEIC đều tập trung vào 2 kỹ năng chính là Listening và Reading, cấu trúc bài thi gồm 7 phần (4 phần đầu là kĩ năng nghe và 3 phần cuối là kỹ năng đọc). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn cách học nghe tiếng anh hiệu quả dành cho người mới bắt đầu học TOEIC.
Kỹ năng nghe (listening skill) là một trong những kỹ năng cần thời gian đầu tư lâu dài, bởi tốc độ nói chuyện của tiếng Anh thường nhanh hơn tiếng Việt, và người bản ngữ cũng thưỡng thường xuyên nối âm hoặc nuối âm khi nói, chứ không phải tròn vành rõ từng chữ như khi đọc từng từ riêng rẽ.
Khi bắt đầu ôn luyện TOEIC bạn cần nghiên cứu kĩ lưỡng cấu trúc đề thi để có chiến lược, chiến thuật ôn thi hợp lý, hiệu quả. Mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào. Rất nhiều thí sinh đã mắc sai lầm khi chỉ ôn tập phần thi mà họ yêu thích và dành quá nhiều thời gian cho phần thi đó.
- Để học nghe hiệu quả bạn cần phải nghe tiếng anh thật nhiều : Chính là phải nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, nghe bất kỳ lúc nào. Như đã nói, một ngôn ngữ tiếp xúc với chúng ta qua tai đầu tiên. Bạn cần phải nghe hàng ngày, nghe xong và nhắc lại. Hãy tìm những chương trình phát thanh ở VOA hoặc BBC thu lại và nghe mọi lúc để quen dần với ngữ điệu và âm sắc. Thời gian đầu bạn có thể không hiểu nhiều về những thứ bạn nghe được nhưng dần dần mọi thứ sẽ tốt lên.
- Học có chọn lọc và học vừa sức: Với đặc điểm là người mới bắt đầu hãy học với giáo trình có chọn lọc và vừa sức đối với mình. Không nên bắt đầu quá nhanh với các bài quá khó. Đơn giản và nhanh nhất là bước thật chậm nhưng thật chắc với các bài tiếng Anh từ dễ – trung bình – khó.
- Chú trọng vào phần phát âm (phát âm đúng và đủ từng thành tố âm cấu tạo nên từ; đánh trọng âm của từ; không bỏ âm đuôi của từ; dùng nối âm; nói có nhịp điệu và ngữ điệu): Nếu bạn biết viết một từ nhưng lại phát âm hoặc nhấn trọng âm sai của từ thì đó quả là một khó khăn lớn trong việc nghe của bạn. Bạn không thể nghe được nếu như bạn không phát âm đúng. Do đó, điều tiên quyết đầu tiên để có thể cải thiện kỹ năng nghe chính là rèn phát âm chuẩn.
- Hơn nữa, trong đề thi đôi khi một câu hỏi sẽ cố gắng để đánh lừa bạn bằng cách sử dụng một từ có phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác có thể đánh lạc hướng bạn. Vì vậy, ngoài việc phát âm tốt, bạn còn cần phải nắm chắc vốn từ vựng phong phú về các chủ đề thường xuất hiện trong TOEIC.
- Nếu như khả năng nghe của bạn chỉ mới ở trình độ bắt đầu, bạn nên chọn các bài nghe ngắn dài 1 – 2 phút. Khi đã quen rồi thì mới chọn những bài 3 – 5 phút. Hãy lựa chọn những bài nghe mà bạn cảm thấy có hứng thú nhất để không thấy chán nản sởm bỏ cuộc. Và đặc biệt, bạn nên chọn những bài nghe có “script” học có phụ đề để đối chiếu và học hỏi. Mới bắt đầu thì bạn nên nghe nhiều lần. Lần thứ nhất bạn nghe tổng quát, phác thảo trong đầu, dự đoán về ngữ cảnh thông qua hình vẽ, câu hỏi để biết bài nghe nói về chủ đề nào. Lần thứ hai bạn hãy ghi ra những từ khóa quan trọng trong bài nghe đó. Lần thứ 3, bạn hãy so sánh những gì bạn viết với “script”, tra từ điển những từ mà bạn không biết. Cuối cùng, bạn nghe lại toàn bộ nội dung bài nói để sửa những từ bạn phát âm sai.
Hãy lựa chọn cho mình phương pháp học tập và đặt mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn ôn luyện TOEIC. Học là cả một quá trình và đừng tìm cách “đốt cháy giai đoạn”.
BKTOEIC chúc các bạn sẽ thành công với những phương pháp học tập mà chúng tôi vừa đưa ra.
Nguồn: bktoeic.com/lam-the-nao-de-nghe-toeic-hieu-qua-cho-nguoi-moi-bat-dau-hoc-toeic
Hiện nay, thi TOEIC đã trở thành một thuật ngữ rất quen thuộc đối với sinh viên,người đi làm và cả học sinh. Hầu hết các công ty hiện nay đều yêu cầu chứng chỉ TOEIC trong hồ sơ xin việc. Một số trường đại học cũng đã yêu cầu chứng chỉ TOEIC ở thang điểm nhất định để xét tốt nghiệp. TOEIC là gì? TOEIC – Test Of English for International Communication - là chương trình thi cấp chứng chỉ nhằm đánh giá khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường Anh ngữ quốc tế. Năm 1979, theo đặt hàng của Bộ Công Nghiệp và Ngoại Thương Nhật Bản, ETS (Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ) đã thiết kế nên Chương trình TOEIC và đến ngày nay, chương trình đã được sử dụng rộng rãi như một điều kiện cần cho nhân sự thời đại mới.
Tất cả các bài thi TOEIC đều tập trung vào 2 kỹ năng chính là Listening và Reading, cấu trúc bài thi gồm 7 phần (4 phần đầu là kĩ năng nghe và 3 phần cuối là kỹ năng đọc). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn cách học nghe tiếng anh hiệu quả dành cho người mới bắt đầu học TOEIC.
Kỹ năng nghe (listening skill) là một trong những kỹ năng cần thời gian đầu tư lâu dài, bởi tốc độ nói chuyện của tiếng Anh thường nhanh hơn tiếng Việt, và người bản ngữ cũng thưỡng thường xuyên nối âm hoặc nuối âm khi nói, chứ không phải tròn vành rõ từng chữ như khi đọc từng từ riêng rẽ.
Khi bắt đầu ôn luyện TOEIC bạn cần nghiên cứu kĩ lưỡng cấu trúc đề thi để có chiến lược, chiến thuật ôn thi hợp lý, hiệu quả. Mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào. Rất nhiều thí sinh đã mắc sai lầm khi chỉ ôn tập phần thi mà họ yêu thích và dành quá nhiều thời gian cho phần thi đó.
- Để học nghe hiệu quả bạn cần phải nghe tiếng anh thật nhiều : Chính là phải nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, nghe bất kỳ lúc nào. Như đã nói, một ngôn ngữ tiếp xúc với chúng ta qua tai đầu tiên. Bạn cần phải nghe hàng ngày, nghe xong và nhắc lại. Hãy tìm những chương trình phát thanh ở VOA hoặc BBC thu lại và nghe mọi lúc để quen dần với ngữ điệu và âm sắc. Thời gian đầu bạn có thể không hiểu nhiều về những thứ bạn nghe được nhưng dần dần mọi thứ sẽ tốt lên.
- Học có chọn lọc và học vừa sức: Với đặc điểm là người mới bắt đầu hãy học với giáo trình có chọn lọc và vừa sức đối với mình. Không nên bắt đầu quá nhanh với các bài quá khó. Đơn giản và nhanh nhất là bước thật chậm nhưng thật chắc với các bài tiếng Anh từ dễ – trung bình – khó.
- Chú trọng vào phần phát âm (phát âm đúng và đủ từng thành tố âm cấu tạo nên từ; đánh trọng âm của từ; không bỏ âm đuôi của từ; dùng nối âm; nói có nhịp điệu và ngữ điệu): Nếu bạn biết viết một từ nhưng lại phát âm hoặc nhấn trọng âm sai của từ thì đó quả là một khó khăn lớn trong việc nghe của bạn. Bạn không thể nghe được nếu như bạn không phát âm đúng. Do đó, điều tiên quyết đầu tiên để có thể cải thiện kỹ năng nghe chính là rèn phát âm chuẩn.
- Hơn nữa, trong đề thi đôi khi một câu hỏi sẽ cố gắng để đánh lừa bạn bằng cách sử dụng một từ có phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác có thể đánh lạc hướng bạn. Vì vậy, ngoài việc phát âm tốt, bạn còn cần phải nắm chắc vốn từ vựng phong phú về các chủ đề thường xuất hiện trong TOEIC.
- Nếu như khả năng nghe của bạn chỉ mới ở trình độ bắt đầu, bạn nên chọn các bài nghe ngắn dài 1 – 2 phút. Khi đã quen rồi thì mới chọn những bài 3 – 5 phút. Hãy lựa chọn những bài nghe mà bạn cảm thấy có hứng thú nhất để không thấy chán nản sởm bỏ cuộc. Và đặc biệt, bạn nên chọn những bài nghe có “script” học có phụ đề để đối chiếu và học hỏi. Mới bắt đầu thì bạn nên nghe nhiều lần. Lần thứ nhất bạn nghe tổng quát, phác thảo trong đầu, dự đoán về ngữ cảnh thông qua hình vẽ, câu hỏi để biết bài nghe nói về chủ đề nào. Lần thứ hai bạn hãy ghi ra những từ khóa quan trọng trong bài nghe đó. Lần thứ 3, bạn hãy so sánh những gì bạn viết với “script”, tra từ điển những từ mà bạn không biết. Cuối cùng, bạn nghe lại toàn bộ nội dung bài nói để sửa những từ bạn phát âm sai.
Hãy lựa chọn cho mình phương pháp học tập và đặt mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn ôn luyện TOEIC. Học là cả một quá trình và đừng tìm cách “đốt cháy giai đoạn”.
BKTOEIC chúc các bạn sẽ thành công với những phương pháp học tập mà chúng tôi vừa đưa ra.
Nguồn: bktoeic.com/lam-the-nao-de-nghe-toeic-hieu-qua-cho-nguoi-moi-bat-dau-hoc-toeic