Mề đay là căn bệnh ở ngoài da, khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ độ tuổi nào. Theo thống kê khoa học thì có khoảng đến 15 – 20% dân số trên thế giới có thể bị mắc căn bệnh này trong đời, kể cả đối với mẹ sau sinh. Biết được nguyên nhân nổi mề đay sau sinh và cách khắc phục sẽ giúp mẹ hạn chế được những hệ lụy đến sức khỏe của mẹ và bé.
Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh bị nổi mề đay thường do những nguyên nhân sau đây gây ra:
Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:
Sau sinh, cơ thể thường gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, từ đó cơ thể mẹ tăng nguy cơ bị dị ứng với các dị nguyên có trong không khí và môi trường xung quanh.
Do chế độ ăn uống:
Một số mẹ có thể bị nhạy cảm hoặc dị ứng với đồ ăn, thực phẩm có trong bữa ăn cũng có thể gây dị ứng và mề đay. Hoặc mẹ giữ chế độ ăn kiêng cữ quá mức kết hợp với chăm sóc con sẽ vô tình tạo áp lực và căng thẳng khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất có thể gây hiện tượng nổi mề đay.
Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Do chức năng gan bị rối loạn:
mẹ sau sinh không có chế độ dinh dưỡng khoa học và điều độ, kết hợp với mất máu sau sinh hoặc sử dụng nhiều thuốc kết hợp có thể khiến chức năng gan của mẹ bị ảnh hưởng nhiều. Từ đó độc tố không được đào thải hết có thể hình thành nên những mảng dị ứng trên da chính là mề đay.
Do dị ứng thuốc:
Đây là tình trạng hay gặp ở mẹ sau sinh mổ do mẹ phải sử dụng thuốc mê trong quá trình sinh nở và duy trì sử dụng thuốc giảm đau sau khoảng 1 tuần sau sinh. Kết hợp với thuốc chống viêm sau sinh cũng gây phản ứng mề đay trên da.
Do không vệ sinh sạch sẽ:
Theo quan niệm dân gian, mẹ thường cần phải ở cữ trong thời gian sau sinh như hạn chế tắm gội, mặc đồ kín, ấm, hơ than và hạn chế tiếp xúc bên ngoài. Quan niệm này có thể khiến cơ thể mẹ ra nhiều mồ hôi và bị bí tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy và mề đay.
Điều trị nổi mề đay sau sinh ở mẹ cần phải đặt biệt chú ý. Những ảnh hưởng sau đó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Theo đó, mẹ có thể khắc phục bằng những phương pháp sau đây:
Giải quyết bằng thuốc Tây
Đây là cách giải quyết không được các bác sĩ khuyến khích bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ và chất lượng của sữa mẹ nuôi con. Tuy nhiên, nếu tình trạng mề đay quá nặng thì mẹ thực sự cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để có sự chỉ định, kê đơn từ bác sĩ. Khi uống thuốc, mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng, loại thuốc đúng theo chỉ định để đảm bảo an toàn và hiệu quả!
Mẹo dân gian chữa mề đay
Sử dụng thuốc tây có thể giảm thiểu mề đay nhưng chỉ trong thời gian ngắn và có thể để lại nhiều tác dụng phụ, không thể dùng lâu dài. Do đó, mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa mề đay sau đây:
Sử dụng lá kinh giới:Lá kinh giới có chứa nhiều tinh dầu nóng nên giúp làm ấm cơ thể mẹ từ đó kiểm soát nhanh các triệu chứng mề đay và đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ có thể chuẩn bị lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, phơi khô rồi cho lên chảo rang cùng muối hột. Sau đó mẹ cho vào một chiếc khăn mỏng để lên vùng da nổi mề đay chườm là được.
Sử dụng mướp đắng:Bài thuốc từ mướp đắng có tác dụng giải độc và loại bỏ yếu tố mề đay và làm mát cơ thể. Mẹ có thể chuẩn bị một ít mướp đắng, thái nhỏ và nấu trong nồi khoảng 10 phút. Mẹ cho thêm ít muối và đợi nguội thì lấy phần mướp để đắp lên hoặc rửa vùng da nổi mề đay.
Bên cạnh những phương pháp chữa mề đay trên thì mẹ sau sinh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ mau chóng hồi phục và có được nguồn sữa dồi dào cho bé yêu. Ngoài chế độ ăn thật khoa học và đa dạng thì việc bổ sung viên uống sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh là điều cần thiết.
Bệnh mề đay mẩn ngứa sau sinh tuy không nguy hiểm nhưng gây bức bối khó chịu cho người mẹ, nó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống cũng như thẩm mỹ của mẹ, do đó khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng của bệnh thì nên đến các bệnh viện uy tín để kịp thời chữa trị.
Nguyên nhân khiến mẹ bị nổi mề đay sau sinh
Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh bị nổi mề đay thường do những nguyên nhân sau đây gây ra:
Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:
Sau sinh, cơ thể thường gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, từ đó cơ thể mẹ tăng nguy cơ bị dị ứng với các dị nguyên có trong không khí và môi trường xung quanh.
Do chế độ ăn uống:
Một số mẹ có thể bị nhạy cảm hoặc dị ứng với đồ ăn, thực phẩm có trong bữa ăn cũng có thể gây dị ứng và mề đay. Hoặc mẹ giữ chế độ ăn kiêng cữ quá mức kết hợp với chăm sóc con sẽ vô tình tạo áp lực và căng thẳng khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất có thể gây hiện tượng nổi mề đay.
Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Do chức năng gan bị rối loạn:
mẹ sau sinh không có chế độ dinh dưỡng khoa học và điều độ, kết hợp với mất máu sau sinh hoặc sử dụng nhiều thuốc kết hợp có thể khiến chức năng gan của mẹ bị ảnh hưởng nhiều. Từ đó độc tố không được đào thải hết có thể hình thành nên những mảng dị ứng trên da chính là mề đay.
Do dị ứng thuốc:
Đây là tình trạng hay gặp ở mẹ sau sinh mổ do mẹ phải sử dụng thuốc mê trong quá trình sinh nở và duy trì sử dụng thuốc giảm đau sau khoảng 1 tuần sau sinh. Kết hợp với thuốc chống viêm sau sinh cũng gây phản ứng mề đay trên da.
Do không vệ sinh sạch sẽ:
Theo quan niệm dân gian, mẹ thường cần phải ở cữ trong thời gian sau sinh như hạn chế tắm gội, mặc đồ kín, ấm, hơ than và hạn chế tiếp xúc bên ngoài. Quan niệm này có thể khiến cơ thể mẹ ra nhiều mồ hôi và bị bí tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy và mề đay.
Mẹ bị nổi mề đay thì làm thế nào để tốt cho cả mẹ lẫn bé?
Điều trị nổi mề đay sau sinh ở mẹ cần phải đặt biệt chú ý. Những ảnh hưởng sau đó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Theo đó, mẹ có thể khắc phục bằng những phương pháp sau đây:
Giải quyết bằng thuốc Tây
Đây là cách giải quyết không được các bác sĩ khuyến khích bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ và chất lượng của sữa mẹ nuôi con. Tuy nhiên, nếu tình trạng mề đay quá nặng thì mẹ thực sự cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để có sự chỉ định, kê đơn từ bác sĩ. Khi uống thuốc, mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng, loại thuốc đúng theo chỉ định để đảm bảo an toàn và hiệu quả!
Mẹo dân gian chữa mề đay
Sử dụng thuốc tây có thể giảm thiểu mề đay nhưng chỉ trong thời gian ngắn và có thể để lại nhiều tác dụng phụ, không thể dùng lâu dài. Do đó, mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa mề đay sau đây:
Sử dụng lá kinh giới:Lá kinh giới có chứa nhiều tinh dầu nóng nên giúp làm ấm cơ thể mẹ từ đó kiểm soát nhanh các triệu chứng mề đay và đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ có thể chuẩn bị lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, phơi khô rồi cho lên chảo rang cùng muối hột. Sau đó mẹ cho vào một chiếc khăn mỏng để lên vùng da nổi mề đay chườm là được.
Sử dụng mướp đắng:Bài thuốc từ mướp đắng có tác dụng giải độc và loại bỏ yếu tố mề đay và làm mát cơ thể. Mẹ có thể chuẩn bị một ít mướp đắng, thái nhỏ và nấu trong nồi khoảng 10 phút. Mẹ cho thêm ít muối và đợi nguội thì lấy phần mướp để đắp lên hoặc rửa vùng da nổi mề đay.
Bên cạnh những phương pháp chữa mề đay trên thì mẹ sau sinh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ mau chóng hồi phục và có được nguồn sữa dồi dào cho bé yêu. Ngoài chế độ ăn thật khoa học và đa dạng thì việc bổ sung viên uống sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh là điều cần thiết.
Bệnh mề đay mẩn ngứa sau sinh tuy không nguy hiểm nhưng gây bức bối khó chịu cho người mẹ, nó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống cũng như thẩm mỹ của mẹ, do đó khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng của bệnh thì nên đến các bệnh viện uy tín để kịp thời chữa trị.