Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hút thuốc, khả năng bị ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) có thể cao hơn tới 52% so với khi bạn không hút thuốc. SCC là dạng ung thư da phổ biến thứ hai và thường xuất hiện trên môi của những người hút thuốc.
Bệnh vẩy nến là tình trạng da tạo ra các mảng ngứa, vẩy đỏ. Các bác sĩ nghĩ rằng mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và hút thuốc là do nicotine trong thuốc lá. Nicotine ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây viêm da và góp phần quan trọng trong sự phát triển của bệnh.
Theo một nghiên cứu khoa học cho biết: phụ nữ hút 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao gấp 2,5 lần so với người không hút thuốc. Đối với đàn ông, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp rưỡi so với những người không hút thuốc.

Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa gây điếc và gây nên gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cuộc đời của những đứa trẻ.
Trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi. Một số triệu chứng thường gặp như cảm lạnh, cúm, ho, có đờm, khó thở, viêm phổi… Nếu thường xuyên sống chung với khói thuốc lá trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn và một số bệnh hô hấp mãn tính.
Mặt khác, các hóa chất độc hại trong thuốc lá gây tổn thương cấu trúc da và các mạch máu xung quanh mắt, miệng gây ra các nếp nhăn. Nguyên nhân là trong quá trình ngậm điếu thuốc, người hút thường phải mím môi và nheo mắt để hút, lâu dần những nếp nhăn sẽ hình thành.
Hầu như 85% của khói thuốc lá là vô hình, khói thuốc lá có thể tồn tại trong phòng tới 2.5 giờ, thậm chí khi đã mở cửa sổ. Các biện pháp thường được thực hiện như hút thuốc lá ngoài cửa sổ hoặc hút thuốc bên cạnh máy quạt, đều không hiệu quả trong việc đuổi khói ra khỏi nhà. Khói thuốc có thể lưu lại trên thảm, đồ nội thất và bức tường, những vật liệu này hấp thụ các chất độc trong khói thuốc lá và dần dần nhả chúng trở lại vào không khí, tạo thêm nguy cơ tiếp xúc lần hai.
Trong không gian kín, ô nhiễm thuốc lá không thể bị loại bỏ khi sử dụng các phương pháp làm sạch thông thường hoặc thông gió. Mặc dù tác động của việc này vẫn chưa rõ ràng, nhưng do trẻ em không thể kiểm soát được hành vi trong lúc chơi đùa ăn uống nên dễ dàng xảy ra trường hơp trẻ em ăn phải thức ăn có nồng độ khói thuốc cao. Ngày nay, trẻ em dành phần lớn thời gian cho những hoạt động trong nhà. Tuy nhiên, trẻ em lại chưa đủ khả năng để nhận biết tác hại của khói thuốc lá đối với cơ thể để tự phòng tránh. Như có đề cập ở trên, trẻ em thở nhanh hơn người lớn, nên lượng độc tố hít phải từ môi trường bên ngoài cũng cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi tiếp xúc với khói thuốc lá, nồng độ cotinine trong trẻ em cao hơn người lớn 70% (cotinine là một chất chuyển hóa của nicotine trong cơ thể, được sử dụng để đánh giá độ phơi nhiễm khói thuốc). Chưa có nghiên cứu về nồng độ các chất độc khác trong trẻ hút thuốc thụ động, nhưng nghiên cứu này cũng đủ đánh một hồi chuông cảnh báo về khả năng ảnh hưởng nặng nề từ khói thuốc lá lên trẻ nhỏ.
Nhiều bằng chứng khoa học liên tục cho thấy nếu trong gia đình có người chồng hút thuốc, ngoài các loại ung thư đường hô hấp, người vợ dễ bị mắc ung thư hơn tới 20% so với những người vợ không phải tiếp xúc với khói thuốc lá bao giờ. Tỉ lệ này gần tương đương với việc người vợ trực tiếp hút thuốc lá, theo báo cáo đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC, trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO).
Thuốc lá là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh ung thư: phổi, vòm họng, miệng, thực quản, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư da.