Với một doanh nghiệp thì việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Nếu bạn đang cần tìm hiểu về các quy định mới về quy định mới xử phạt chậm nộp thuế, quy định tạm nộp thuế TNDN thì hãy tham khảo ngay bài viết tại atslegal.vn nhé!
Quy định mới xử phạt chậm nộp thuế
Cụ thể, Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 5/12/2020 tới đây có quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập của cả năm. Nếu nộp thiếu thì sẽ bị tính tiền chậm nộp trên số thuế nộp thiếu.
Trong khi đó, quy định 91 trước đây thì cho phép DN tạm nộp loại thuế này của cả 4 quý, tức là cả năm là tháng 1 năm sau. Đến lúc này mà số thuế DN chưa tạm nộp chưa đủ 80% số thuế phải đóng thì sẽ bị tính tiền chậm nộp.
Năm 2021 mới áp dụng quy định tạm nộp thuế TNDN
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Nghị định 91 cho phép DN hạn tạm nộp tới tháng 1 năm sau , do vậy có không ít DN đã lợi dụng quy định này, không thực hiện việc tạm nộp thuế hàng quý mà để dồn đến tháng 1 năm sau mới nộp thuế vào ngân sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ cân đối ngân sách hàng năm. Do vậy, việc quy định 3 quý phải tạm nộp 75% là để tránh tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng thuế. Dù nghị định có hiệu lực từ 5/12 năm nay, nhưng quy định này chưa áp dụng cho năm nay, mà áp dụng từ năm 2021 trở đi.
Bà Lê Thị Duyên Hải – Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế – Tổng cục Thuế – nói: “Năm nay Nghị định 126 ban hành và có hiệu lực từ ngày 5/12 cho nên các DN có hạn nộp vào ngày cuối của tháng 10 là là quý 3 cũng chưa chịu sự điều chỉnh của NĐ 126. Các DN năm nay biến động về thuế TNDN không chịu tác động của NĐ 126, sang năm 2021 mới chịu sự tác động của nghị định này.”
Trả lời về việc DN có nguy cơ bị tính tiền chậm nộp nếu như kết quả sản xuất kinh doanh của quý 4 tốt hơn 3 quí còn lại, mà số tiền tạm đóng từ tháng 10 lại không đủ 75% số thuế phải nộp của cả năm, đại diện Tổng cục thuế cho biết: Nghị định 91 và 126 đều quy định DN phải tạm nộp thuế hàng quí, dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm và số thuế đã quyết toán của năm trước.
Đối với trường hợp các DN có kết quả tăng bất thường về sản xuất kinh doanh trong quý 4, mà doanh nghiệp không dự kiến được trước, đại diện Tổng cục Thuế cho rằng đây không phải là trường hợp phổ biến. Ngoài ra, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành NĐ 41 hoãn giãn nộp thuế cho DN.
Trong năm tới, nếu tình hình dịch bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, kinh doanh thì ngành thuế sẽ tiếp tục đề xuất các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho DN. Các chuyên gia cho rằng, việc quy định tạm nộp thuế TNDN cũng đã có từ trước, DN cần cân đối kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình để tạm nộp thuế vào ngân sách.
Tuy nhiên, trong trường hợp DN gặp khó khăn về thiên tai, bệnh dịch đặc biệt như hiện nay thì các chính sách cũng cần linh hoạt, có sự điều chỉnh phù hợp để kịp thời hỗ trợ DN, khuyến khích DN hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Cập nhật các tin tức về luật mới nhất
Khi có bất kỳ thắc mắc hay quan tâm các vấn đề về luật.
Bạn có thể tham khảo thêm tại atslegal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Nếu bạn đang cần tìm hiểu về các quy định mới về quy định mới xử phạt chậm nộp thuế, quy định tạm nộp thuế TNDN thì hãy tham khảo ngay bài viết tại atslegal.vn nhé!
Quy định mới xử phạt chậm nộp thuế
Cụ thể, Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 5/12/2020 tới đây có quy định tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập của cả năm. Nếu nộp thiếu thì sẽ bị tính tiền chậm nộp trên số thuế nộp thiếu.
Trong khi đó, quy định 91 trước đây thì cho phép DN tạm nộp loại thuế này của cả 4 quý, tức là cả năm là tháng 1 năm sau. Đến lúc này mà số thuế DN chưa tạm nộp chưa đủ 80% số thuế phải đóng thì sẽ bị tính tiền chậm nộp.
Năm 2021 mới áp dụng quy định tạm nộp thuế TNDN
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Nghị định 91 cho phép DN hạn tạm nộp tới tháng 1 năm sau , do vậy có không ít DN đã lợi dụng quy định này, không thực hiện việc tạm nộp thuế hàng quý mà để dồn đến tháng 1 năm sau mới nộp thuế vào ngân sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ cân đối ngân sách hàng năm. Do vậy, việc quy định 3 quý phải tạm nộp 75% là để tránh tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng thuế. Dù nghị định có hiệu lực từ 5/12 năm nay, nhưng quy định này chưa áp dụng cho năm nay, mà áp dụng từ năm 2021 trở đi.
Bà Lê Thị Duyên Hải – Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế – Tổng cục Thuế – nói: “Năm nay Nghị định 126 ban hành và có hiệu lực từ ngày 5/12 cho nên các DN có hạn nộp vào ngày cuối của tháng 10 là là quý 3 cũng chưa chịu sự điều chỉnh của NĐ 126. Các DN năm nay biến động về thuế TNDN không chịu tác động của NĐ 126, sang năm 2021 mới chịu sự tác động của nghị định này.”
Trả lời về việc DN có nguy cơ bị tính tiền chậm nộp nếu như kết quả sản xuất kinh doanh của quý 4 tốt hơn 3 quí còn lại, mà số tiền tạm đóng từ tháng 10 lại không đủ 75% số thuế phải nộp của cả năm, đại diện Tổng cục thuế cho biết: Nghị định 91 và 126 đều quy định DN phải tạm nộp thuế hàng quí, dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm và số thuế đã quyết toán của năm trước.
Đối với trường hợp các DN có kết quả tăng bất thường về sản xuất kinh doanh trong quý 4, mà doanh nghiệp không dự kiến được trước, đại diện Tổng cục Thuế cho rằng đây không phải là trường hợp phổ biến. Ngoài ra, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành NĐ 41 hoãn giãn nộp thuế cho DN.
Trong năm tới, nếu tình hình dịch bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, kinh doanh thì ngành thuế sẽ tiếp tục đề xuất các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho DN. Các chuyên gia cho rằng, việc quy định tạm nộp thuế TNDN cũng đã có từ trước, DN cần cân đối kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình để tạm nộp thuế vào ngân sách.
Tuy nhiên, trong trường hợp DN gặp khó khăn về thiên tai, bệnh dịch đặc biệt như hiện nay thì các chính sách cũng cần linh hoạt, có sự điều chỉnh phù hợp để kịp thời hỗ trợ DN, khuyến khích DN hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Cập nhật các tin tức về luật mới nhất
Khi có bất kỳ thắc mắc hay quan tâm các vấn đề về luật.
Bạn có thể tham khảo thêm tại atslegal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!