Và nấu thức ăn sống trong lò vi sóng có an toàn không?
Có thể bạn khoái món thịt thăn nướng, rau nướng lò, hoặc cá hồi nướng lát, tất cả những món đó đều cần một cái lò nướng. Nhưng khi bạn đang vội hoặc đói meo, nhiều khi bạn sẽ chuyển sang một phương pháp nấu ăn nhanh hơn, cứu tinh của việc nấu nướng: lò vi sóng.
Lò vi sóng cứu đói chúng ta chỉ trong vài giây. Nhưng chính xác thì làm thế nào nó nấu chín thức ăn nhanh hơn lò nướng được?
Hoá ra là hai cỗ máy làm bếp này vận hành bằng hai phương pháp làm nóng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng khác nhau thế nào.
Lò nướng dựa trên sự dẫn nhiệt, theo đó các cuộn dây trực tiếp làm nóng không khí trong lò. Lượng nhiệt trong không khí được truyền sang thức ăn của bạn cho đến khi thức ăn đạt tới nhiệt độ tương tự – một quá trình chế biến ngon miệng nhưng chậm chạp.
Trái lại, lò vi sóng phát ra một loại bức xạ điện từ gọi là vi sóng thông qua buồng nấu. Thay vì làm nóng không khí trong lò vi sóng, những vi sóng này sẽ đi thẳng một mạch từ lớp kim loại bên trong thiết bị đến tiếp xúc trực tiếp với các phân tử trong thức ăn. Thức ăn được làm nóng nhanh hay chậm phụ thuộc vào tính chất điện môi của nó, các điện tích trên một phân tử sẵn có xác định cách phản ứng của nguyên tử đó ở các tần số điện từ.
Phân tử nước nhạy cảm nhất với sóng điện từ vì nước lưỡng cực, một đầu cực dương và một đầu cực âm phân biệt. Khi tiếp xúc với vi sóng, phân tử nước trở nên hoạt động và bắt đầu dao động, tạo ra năng lượng nhiệt làm chín thức ăn.
Tần số phổ biến nhất được dùng trong lò vi sóng (2,45 GHz) cũng có thể được hấp thụ bởi chất béo, đường và muối ở một mức độ nào đó. Nhưng nước mới là tác nhân chính. Chất rắn không có nước hầu như không hấp thu vi sóng.
Một điểm khác biệt nữa giữa lò nướng và lò vi sóng là lò nướng làm nóng đồng đều. Cả lò nướng sẽ có cùng một nhiệt độ, và lượng nhiệt được truyền đồng đều đến toàn bộ hoặc một phần thức ăn đang nấu. Còn sóng điện từ phản xạ xung quanh bên trong lò vi sóng cuối cùng sẽ va vào thức ăn, nhưng không đồng đều. Hiện tượng đó tạo ra điểm nóng và điểm nguội. Đó là lúc bàn xoay, một tính năng được thấy ở nhiều lò vi sóng, phát huy tác dụng, để bổ sung vào một số “xung động”. Đó là một nỗ lực để giúp vi sóng phân bố đồng đều hơn khắp thức ăn.
Ngay cả khi có bàn xoay, vi sóng vẫn làm chín thức ăn không đều (hãy nhớ lại món lasagna nướng vi sóng với phần rìa chín hết và phần ruột nguội lạnh). Điều này xảy ra vì sóng điện từ nhanh chóng khuấy động và làm nóng bên ngoài thức ăn, nhưng vi sóng thâm nhập vào thức ăn chỉ khoảng 1 cm. Và thời gian nấu ăn ngắn thường không đủ để truyền lượng nhiệt từ các phân tử dao động vào phần ruột thức ăn.
Dừng lại để khuấy thức ăn có thể giúp chuyển phần ruột nguội ra bên ngoài, tại đó nó có thể hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Khuấy cũng sẽ đổi chổ các phân tử đã nấu vào phần ruột để tránh bị quá chín.
Nếu bạn hỏi một nhà khoa học thực phẩm, thì việc nấu ăn chỉ hoàn thành khi phần ruột đã chín hoàn toàn. Vì đó không phải là thế mạnh của lò vi sóng, nên chúng chỉ phù hợp nhất với thức ăn đã nấu chín xong xuôi rồi. Lượng nhiệt đồng đều của lò nướng thông thường vẫn đáng tin cậy hơn trong việc loại bỏ mầm bệnh từ những nguyên liệu như thịt sống. Bếp và lò nướng vẫn là lựa chọn an toàn nhất khi nguyên liệu chưa qua sơ chế.
Có thể bạn khoái món thịt thăn nướng, rau nướng lò, hoặc cá hồi nướng lát, tất cả những món đó đều cần một cái lò nướng. Nhưng khi bạn đang vội hoặc đói meo, nhiều khi bạn sẽ chuyển sang một phương pháp nấu ăn nhanh hơn, cứu tinh của việc nấu nướng: lò vi sóng.
Lò vi sóng cứu đói chúng ta chỉ trong vài giây. Nhưng chính xác thì làm thế nào nó nấu chín thức ăn nhanh hơn lò nướng được?
Hoá ra là hai cỗ máy làm bếp này vận hành bằng hai phương pháp làm nóng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng khác nhau thế nào.
Lò nướng dựa trên sự dẫn nhiệt, theo đó các cuộn dây trực tiếp làm nóng không khí trong lò. Lượng nhiệt trong không khí được truyền sang thức ăn của bạn cho đến khi thức ăn đạt tới nhiệt độ tương tự – một quá trình chế biến ngon miệng nhưng chậm chạp.
Trái lại, lò vi sóng phát ra một loại bức xạ điện từ gọi là vi sóng thông qua buồng nấu. Thay vì làm nóng không khí trong lò vi sóng, những vi sóng này sẽ đi thẳng một mạch từ lớp kim loại bên trong thiết bị đến tiếp xúc trực tiếp với các phân tử trong thức ăn. Thức ăn được làm nóng nhanh hay chậm phụ thuộc vào tính chất điện môi của nó, các điện tích trên một phân tử sẵn có xác định cách phản ứng của nguyên tử đó ở các tần số điện từ.
Phân tử nước nhạy cảm nhất với sóng điện từ vì nước lưỡng cực, một đầu cực dương và một đầu cực âm phân biệt. Khi tiếp xúc với vi sóng, phân tử nước trở nên hoạt động và bắt đầu dao động, tạo ra năng lượng nhiệt làm chín thức ăn.
Tần số phổ biến nhất được dùng trong lò vi sóng (2,45 GHz) cũng có thể được hấp thụ bởi chất béo, đường và muối ở một mức độ nào đó. Nhưng nước mới là tác nhân chính. Chất rắn không có nước hầu như không hấp thu vi sóng.
Một điểm khác biệt nữa giữa lò nướng và lò vi sóng là lò nướng làm nóng đồng đều. Cả lò nướng sẽ có cùng một nhiệt độ, và lượng nhiệt được truyền đồng đều đến toàn bộ hoặc một phần thức ăn đang nấu. Còn sóng điện từ phản xạ xung quanh bên trong lò vi sóng cuối cùng sẽ va vào thức ăn, nhưng không đồng đều. Hiện tượng đó tạo ra điểm nóng và điểm nguội. Đó là lúc bàn xoay, một tính năng được thấy ở nhiều lò vi sóng, phát huy tác dụng, để bổ sung vào một số “xung động”. Đó là một nỗ lực để giúp vi sóng phân bố đồng đều hơn khắp thức ăn.
Ngay cả khi có bàn xoay, vi sóng vẫn làm chín thức ăn không đều (hãy nhớ lại món lasagna nướng vi sóng với phần rìa chín hết và phần ruột nguội lạnh). Điều này xảy ra vì sóng điện từ nhanh chóng khuấy động và làm nóng bên ngoài thức ăn, nhưng vi sóng thâm nhập vào thức ăn chỉ khoảng 1 cm. Và thời gian nấu ăn ngắn thường không đủ để truyền lượng nhiệt từ các phân tử dao động vào phần ruột thức ăn.
Dừng lại để khuấy thức ăn có thể giúp chuyển phần ruột nguội ra bên ngoài, tại đó nó có thể hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Khuấy cũng sẽ đổi chổ các phân tử đã nấu vào phần ruột để tránh bị quá chín.
Nếu bạn hỏi một nhà khoa học thực phẩm, thì việc nấu ăn chỉ hoàn thành khi phần ruột đã chín hoàn toàn. Vì đó không phải là thế mạnh của lò vi sóng, nên chúng chỉ phù hợp nhất với thức ăn đã nấu chín xong xuôi rồi. Lượng nhiệt đồng đều của lò nướng thông thường vẫn đáng tin cậy hơn trong việc loại bỏ mầm bệnh từ những nguyên liệu như thịt sống. Bếp và lò nướng vẫn là lựa chọn an toàn nhất khi nguyên liệu chưa qua sơ chế.