Diễn Đàn Chia Sẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Chia SẻĐăng Nhập

Trang chia sẻ tài liệu, kiến thức, thủ thuật... và mọi thứ bạn cần

Khi đàn ông im lặng là họ đang suy nghĩ, khi đàn bà im lặng là họ đang suy diễn

description10 bài hát bị cấm trên toàn thế giới vì quá bi thương, ghê rợn Empty10 bài hát bị cấm trên toàn thế giới vì quá bi thương, ghê rợn

more_horiz
Có gì bí ẩn đằng sau những bài hát khiến nhiều người tìm đến cái chết, liệu âm nhạc có thể đáng sợ đến cỡ nào?

Cũng như nhiều loại hình văn hoá, nghệ thuật khác âm nhạc cũng là thứ muôn hình vạn trạng. Ta thường biết đến khả năng "chữa lành" của âm nhạc, với nhiều người âm nhạc là động lực, là thứ truyền cảm hứng cho cuộc sống. Nhưng, cũng có không ít bài hát chứa đựng nhiều câu chuyện tang thương phía sau, truyền tải tới thế giới những thông điệp tiêu cực.

Thế giới có danh sách 10 bài hát bị cấm lan truyền rộng rãi (hay còn gọi là thập đại cấm khúc) do nhiều người sau khi nghe những ca khúc này chỉ cảm thấy ám ảnh, tiếc nuối và đau thương. Không chỉ dừng lại ở những cảm xúc tiêu cực, một số bài hát còn bị cho là "thủ phạm" gây nên nhiều sự ra đi đầy tiếc nuối của những khán giả nghe phải nó.

Vậy, thập đại cấm khúc có gì mà khiến cả nền âm nhạc đều phải dè chừng? Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện ẩn sau những ca khúc được gọi là "ám ảnh kinh hoàng" này. Nếu bạn đang có 1 trái tim nhạy cảm, chúng tôi khuyên đừng nên tìm kiếm và nghe các bài hát này.


Gloomy Sunday - Ca khúc bị nguyền rủa là "chủ nhật buồn" của chính tác giả khiến hàng loạt khán giả nghe nhạc tự tử​

Được nhạc sĩ người Hungary - Rezso Seress, sáng tác vào năm 1933 với nỗi lòng của một nghệ sĩ vừa mới thất tình. Ban đầu, ca khúc bị nhiều hãng đĩa từ chối phát hành nhưng chỉ vài năm sau đó, điệu khúc buồn này được một hãng đĩa chấp nhận và trở thành một hit lớn tại châu Âu.

Sau khi ca khúc này nổi tiếng không lâu, tin tức một vài người "tự sát" hay ra đi trong khi nghe Gloomy Sunday bắt đầu râm ran. Tại Berlin, một chàng trai sau khi nghe bài hát đã nói với bạn bè của mình rằng anh bị ca khúc ám ảnh, đến nỗi trầm cảm và rồi dùng súng tự sát.

Chỉ vài ngày sau cũng tại Đức, một cô gái treo cổ tự tử và ngay dưới chân là phổ nhạc ca khúc Gloomy Sunday, nhiều khán giả khác tại Anh, Mỹ cũng đã tự sát với cái chết liên quan đến ca khúc này. Và chính tác giả cũng không thoát khỏi số kiếp khi ông cũng bị sáng tác của mình ám ảnh đến nỗi tự sát.

Dần dà, Gloomy Sunday bị nhiều quốc gia cấm phát hành và trở thành một trong những ca khúc "chết chóc" nổi tiếng nhất. Mặc cho sự ám ảnh về tâm lý nặng nề, thì nhiều người vẫn rất tò mò tìm kiếm bản nhạc này trôi nổi trên internet để nghe một lần cho biết. Giai điệu sầu thương của nó chính là lý do khiến rất nhiều khán giả trầm cảm trở nên bi quan sau khi nghe phải bài hát này.


Đôi Mắt Thứ 13 - "lời nguyền đến từ ác quỷ"​

Theo quan niệm xưa của người phương Tây, số 13 là con số không may mắn. Như thứ 6 ngày 13 thường được đưa vào nhiều bộ phim kinh dị, những câu chuyện chết chóc, nguyền rủa hay được gán với con số này. Cũng bởi vậy, bài hát Đôi Mắt Thứ 13 được nhiều người lan truyền như một lời mời của quỷ Satan gửi đến dương thế.

Ban đầu, Đôi Mắt Thứ 13 được cho là có nguồn gốc từ các bộ lạc nguyên thủy châu Phi. Đây là một bản nhạc cổ xưa và bí mật. Đầu thế kỷ XX, tương truyền có một bộ lạc tên Cameroon đã tự tử tập thể, lý do được cho là họ đã chết sau khi nghe bài hát này. Bản nhạc sau đó đã bị cấm phát hành và tất cả các bản nhạc phổ đều đã bị mang đi tiêu huỷ.

Nhưng vào thập niên 90, một nhạc sĩ nổi tiếng đã bí mật tìm ra nhạc phổ của bản nhạc kinh dị này. Và điều dị thường đã xảy ra, sau khi phục lại bản gốc, người nhạc sĩ ấy đã hát và nghe liên tục trong nhiều giờ. Sau đó vị nhạc sĩ đã đốt cháy quang phổ trong tay, tự cào rách hai bàn tay mình và nhảy từ cửa sổ để tự vẫn.

Hiện nay, bản nhạc gốc của Đôi Mắt Thứ 13 dường như đã biến mất, chỉ còn những câu chuyện được lưu truyền để nhiều người tò mò chuyện kì bí sẽ tìm đến. Không ai biết chính xác bản nhạc ấy ám ảnh ra sao, nhưng câu chuyện của nó chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải khiếp sợ.


Khúc Ca Sám Hối, "lời chuộc tội gửi đến thiên đường" nhưng khiến hàng ngàn người phải tự tử​

Được viết bởi một nhà soạn nhạc người Mỹ với mục đích như một lời chuộc tội cho quyết định về cái chết của ông, một bài sám hối tưởng chừng bình thường trong tôn giáo nhưng đã dẫn đến hàng ngàn vụ tự tử sau đó.

Với nhiều người, khi nghe Khúc Ca Sám Hối, họ đã thấy cái chết không còn khủng khiếp nữa. Bài hát như truyền đến thông điệp cái chết chính là một sự giải thoát, khi mà con người được giải thoát sớm khỏi nhân sinh đau khổ thì họ sẽ được vươn đến thiên đường lý tưởng, giải phóng chính mình. Do đó, bài hát còn có tên là Ác Ma Khúc.

Chính vì thông điệp đằng sau sáng tác và giai điệu của bài hát quá bi thương nên Khúc Ca Sám Hối đã bị cấm trên toàn cầu và hoàn toàn bị tiêu huỷ. Những người tò mò muốn tìm hiểu chỉ có thể đọc được một vài đoạn lời không hoàn chỉnh được lưu truyền mà thôi.


Suicide Is Painless, được gọi là sự lựa chọn cuối của tác giả, một "cái chết không đau đớn"​

Đây là một sáng tác của dàn nhạc The Mash của Anh, nó là bài hát chủ đề cho bộ phim truyền hình dài tập M*A*S*H được phát sóng từ năm 1972 đến 1983. Ban đầu, bài hát nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ giai điệu thoải mái nhẹ nhàng.

Nhưng, một bản cover lại của ca khúc đã được tung ra. Chính bản cover này biến ca khúc của The Mash thành một bài hát quá đáng sợ và âm u nên bị liệt vào danh sách 10 ca khúc cấm.

Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện truyền miệng lại kể rằng, cả bài hát Suicide Is Painless đều mang theo mùi vị của cái chết, mỗi một ca từ đều có ý nghĩa xúi giục người nghe tự sát. Ca khúc này mang theo tất cả tình cảm và suy nghĩ trước khi chết của tác giả, để nói với mọi người rằng tự sát không hề đau đớn.

Dù ý nghĩa bài hát có là gì, thì cuối cùng chính sự trầm cảm đến từ ca khúc Suicide Is Painless cũng sẽ khiến cho ca khúc này bị hạn chế lưu truyền rộng rãi.


Em Bé Cõng Búp Bê​

Một ca khúc đến từ Trung Quốc, Em Bé Cõng Búp Bê ban đầu là một ca khúc thiếu nhi nổi tiếng, từng được đưa vào sách giáo khoa cho trẻ.

Sau này, bài hát bị chuyển thể thành phiên bản chết chóc đẫm máu trên nền nhạc từ một bộ phim hoạt hình Nhật Bản có tên Đó Chỉ Là Câu Chuyện Cổ Tích. Bài hát với giai điệu ám ảnh được lan truyền rộng rãi, gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều người.

Đi cùng với sự nổi tiếng, câu chuyện đằng sau Em Bé Cõng Búp Bê đã bị thêu dệt nên rất nhiều phiên bản và phiên bản nào cũng ẩn chứa những câu chuyện kinh dị đằng sau, biến Em Bé Cõng Búp Bê từ một ca khúc thiếu nhi bị liệt vào danh sách thập đại cấm khúc trứ danh.


Giá Y, chuyện tình buồn của một thiếu nữ được thêu dệt trong tà áo cưới đẫm máu​



Trôi nổi trên internet từ những năm 2005, Giá Y nhận được sự chú ý của nhiều khán giả nghe nhạc do giai điệu đặc biệt buồn bã, ca từ đến giọng hát đều vô cùng thê lương, ngột ngạt. Ca khúc cũng trở thành nỗi ám ảnh khi nhiều người sau khi nghe xong đã quyết định tự tử, từ đó, Giá Y bị liệt vào danh sách thập đại cấm khúc.

Xoay quanh bài hát này, rất nhiều tin đồn đã thêu dệt nên bối cảnh sáng tác của Giá Y. Trong 2 phiên bản về bức di thư của một cô gái bị người yêu phụ tình, gia đình ruồng bỏ và sau cùng không thể vượt qua những đau khổ này mà cô đã tự kết liễu cuộc đời mình, để lại cái kết buồn là nổi tiếng nhất.

Với phiên bản nào, hình ảnh của người con gái trong đó cũng đều rất đáng thương và ám ảnh. Một cô gái ám ảnh với chữ tình và sự trinh nguyên, tự kết liễu mình đối lập hình ảnh với một chiếc váy cưới đỏ. Chiếc váy cưới ấy cũng có thể là do máu của cô thấm đẫm mà thành, chính sự thê lương đến từ câu chuyện của Giá Y, mà ca khúc này trở thành một trong những bài hát "tiễn đưa" rất nhiều người.


Không Ai Nghe Thấy​

Không Ai Nghe Thấy có nội dung kể về chú hề đáng thương, bị ngã khỏi sân khấu khi đang biểu diễn nhưng khán giả lại bật cười. Dù đau đớn nhưng người xem cứ thế khen chú diễn tốt, chẳng ai xót thương hay an ủi chú hề.

Nỗi thê lương chứa đựng trong bài hát chẳng mấy ai có thể hiểu được, bởi vì ai cũng mặc định rằng chú hề dù khóc cũng phải mỉm cười. Cũng chính vì ca khúc quá nặng tâm lý, với phần ca từ ẩn chứa nhiều nỗi niềm đến tuyệt vọng, nên nó không dành cho những người bị trầm cảm.

Không Ai Nghe Thấy khiến nhiều khán giả nghe nhạc cảm thấy áp lực và buồn phiền, chính vì mang lại nhiều cảm xúc tiêu cực nên ca khúc đã bị liệt vào danh sách 10 bài hát bị cấm của thế giới.


Anh Ta Không Biết​

Được sáng tác bởi một nữ nhạc sĩ mang trong mình căn bệnh trầm cảm, Anh Ta Không Biết với giai điệu đầy u tối, tuyệt vọng khiến nhiều người sợ hãi và càng thêm ám ảnh hơn khi biết sau khi sáng tác bài hát này, chính Thẩm Kha - tác giả ca khúc đã tự sát.

Lo sợ ca khúc này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến khán giả, Anh Ta Không Biết sau đó đã bị liệt vào "thập đại cấm khúc". Bẵng đi ít lâu, tác giả Thẩm Kha trở lại và chia sẻ rằng cô thực sự đã tự tử khi sáng tác ca khúc, rất may là được cứu chữa kịp thời.


A Faker​

Là một ca khúc do nhóm nhạc Hopscotch, Trung Quốc sáng tác và biểu diễn. Nội dung bài hát chủ yếu truyền tải sự thù hận. Là nỗi hận được đè nén tận sâu trong tâm can sau đó bùng phát mạnh mẽ, ngoài ra A Faker còn thể hiện sự chán ghét thế giới. Bên cạnh đó, giai điệu cũng như âm sắc của bài hát này còn rất uể oải và khiến người nghe suy sụp.

Dù bài hát có thông điệp tệ hại nhưng lại không quá đáng sợ như nhiều bài hát khác trong thập đại cấm khúc. Phần nhạc biến tấu đi ít nhiều khiến nhiều người chỉ cảm thấy đây như một bộ phim kinh dị 3 xu, không đủ gây ám ảnh. Nhưng vì lyrics không mang ý nghĩa tích cực, nên A Faker vẫn bị liệt vào danh sách những bài hát không nên nghe.

____________________
WEBSITE: 5Phut.me
FACEBOOK: 5 Minutes
YOUTUBE:  5 Minutes Channel
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply