Đôi khi, giặt áo thun đúng cách giúp ta để tiết kiệm nhiều tiền mua áo mới. Hay có những chiếc áo chúng ta thật “ưng ý” và muốn giữ thật lâu, vì rõ ràng đi mua lại sẽ không còn hàng. Sau đây Shop Bờm sẽ hướng dẫn mọi người tất tần tật cách giặt áo thun đúng cách nhé!

1. Cách giặt áo thun mới mua​

Áo mới mua, mặc định hiểu làm áo mới sản xuất (không phải hàng cũ đã để lâu trong cửa hàng). Như vậy thường áo thun mới mua ai cũng tâm lý muốn giặt ngay để nhanh khô còn mặc cho “sướng”, thậm chí nhiều bạn còn mặc luôn khỏi giặt. Điều này là hoàn toàn không tốt.

Một chiếc áo thun mới nên giặt lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, vì áo thun vừa ra lò từ xưởng may áo thun sẽ có chứa nhiều bụi bặm và chất bẩn. Do đó cần phải giặt lần đầu trước khi mặc.

Nhưng cũng hết sức lưu ý, vì có thể lần đầu giặt cũng là lần cuối giặt áo đấy. Đối với áo thun trơn (không có in hình) thì có cách giặt hoàn toàn khác với các loại áo thun có in hình.

Giặt áo thun trắng mới mua​

Áo thun trắng đặc biệt khó giữ được độ “trắng” như lúc ban đầu sau một thời gian sử dụng. Khi mới mua một chiếc áo thun trắng nên giặt lần đầu với nước ấm (chỉ nước ấm, ko có xà phòng, chất giặt tẩy). Vò nhẹ với nước ấm sẽ giúp áo thun trắng ra các bụi bẩn. Sau đó phơi vắt khô và phơi áo.


Giặt áo thun mới mua có in hình​

Các mẫu áo thun có in hình vừa xuất xưởng thì cần xử lý khác. Thường thì các chi tiết mực in sẽ chưa khô hoàn toàn (dù bạn sờ vào thấy khô), nên để chắc ăn, bạn treo áo lên móc để thêm khoảng 5~7 trong điều kiện khô thoáng. Sau đó hẵn đi giặt lần đầu, nhưng lưu ý hãy sử dụng chỉ nước lạnh, và vò nhẹ. Nước lạnh sẽ ko làm mực in ra màu, giúp nó bám màu tốt hơn.


2. Cách giặt áo thun không bị nhăn​

Ở đây có 1 chút lưu ý, khi giặt thì kiểu gì cũng phải vo áo, kiểu gì lúc đó cũng phải làm nhăn vải hay khi bỏ máy giặt cũng vậy, vải cũng sẽ bị nhăn. Nhưng nghệ thuật của việc giặt áo thun không bị nhăn nằm ở cách giặt và phơi áo.


Muốn hạn chế việc nhăn áo thì tốt hơn hết hãy ngâm áo 15’ với bột giặt rồi vò bằng tay. Sau đó đừng vắt áo, hãy vớt nhẹ và nhúng xả vài nước, sau đó phơi ngang áo (tương tự cách phơi áo mới mua ở trên)


Lưu ý: một số chất liệu thun rất dễ nhăn, tốt hơn hết giặt xong phải ủi lại.

3. 2 cách giặt áo thun không ra màu phổ biến​

Cách 1: Sử dụng dung dịch nước pha loãng với muối, giấm ăn hoặc chanh tươi.

Ngâm áo thun mới mua với dung dịch trên trong khoảng 1 đến 2 giờ, sau đó xả lại với nước sạch và phơi khô. Cực kì đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Cách 2: Màu áo càng đậm, càng dễ bị ra màu, hãy phân loại màu áo và sử dụng lượng hóa chất giặt tẩy thích hợp.

Các màu áo đậm, nổi bật như xanh bích, đỏ tươi, đen, xanh đen, xanh lá mạ, tím..v.v khả năng ra màu cao hơn các màu nhạt như vàng, trắng, hồng nhạt. Do đó hãy phân loại màu sắc quần áo và giặt riêng với lượng bột giặt phù hợp. Sử dụng nước giặt pha loãng đối với các áo có màu sắc đậm.

Đương nhiên tùy vào chất lượng của áo. Nhưng nếu là lần đầu, chúng ta nên cẩn thận và giặt đúng phương pháp.

Mẹo nhỏ: không nên phơi áo dưới nắng gắt, nắng gắt là tác nhân làm áo bị mờ màu theo thời gian. Thêm nữa, hãy lộn mặt trong của áo ra khi phơi áo, chỉ 1 động tác nhỏ thôi nhưng lại giúp áo bền màu hơn theo năm tháng.

4. Giặt áo thun đúng cách quyết định 50% độ bền đẹp của áo​

Người ta nói của bền tại người quả không sai, áo thun của bạn dù có là loại bình dân giá rẻ cho đến loại hàng hiệu đắt tiền, thì cũng sẽ nhanh chóng cũ kĩ vì không biết bảo quản đúng cách.

Chất liệu làm nên áo thun quyết định 50% độ bền của áo, và còn lại là cách bạn giặt, bảo quản, sử dụng sẽ là 50% còn lại. Hãy tham khảo thêm cách giặt áo giúp không bị xù lông và không bị giãn dưới đây nhé.5. Cách giặt áo thun không bị xù lông

Áo thun sử dụng đa phần sử dụng chất liệu vải mềm mịn, co giãn và thường không quá dày. Do đó để tránh bị xù lông, khi giặt cần tránh sử dụng bàn chải chà trực tiếp lên bề mặt vải.

Muốn chất bẩn dễ ra, hãy ngâm áo khoảng 15~20’ với nước giặt để cho chất bẩn mềm ra, sau đó chỉ cần vò tay là chất bẩn sẽ dễ dàng bật ra.

*Mẹo: nước ấm sẽ giúp giặt dễ sạch áo hơn. Nhưng hãy cẩn thận, áo dễ ra màu + nước ấm là thôi xong luôn.

5. Cách giặt áo thun không bị giãn​


Mọi loại áo thun có một đặc điểm chung là thành phần chứa nhiều sợi cotton, đặc tính thấm hút nước tốt và có độ co giãn nhẹ. Tuy nhiên chất liệu áo thun rất đa dạng, có nhiều loại sợi khác nhau kết hợp tạo nên chất liệu ( vd: sợi poli, sợi sandex.vv.) nhằm tạo nên đặc tính khác nhau cho vải.

Do đó dù là chất liệu gì, thì cũng nên cẩn thận. Nếu giặt bằng máy thì đa phần sau khi giặt nước đã được máy giặt vắt khô, áo chỉ còn hơi ẩm ẩm, nên phơi treo móc bình thường cũng không làm áo bị giãn.

Nếu giặt bằng tay và vắt tay, thì nước còn đọng nhiều trong vải. Hãy phơi ngang, đừng treo móc vì sức nặng cũng nước sẽ kéo áo giãn.

Trên đây là những cách mà Nam Long Fashion giúp cho bạn giặt và bảo quản áo thun đúng cách. Hãy áp dụng ngay những cách này vào việc giặt áo, nó sẽ giúp áo thun của bạn luôn mới và bền đẹp theo thời gian.

*Áo thun form rộng tay lỡ sản xuất bởi xưởng may chúng tôi sử dụng thun TC30 (65% cotton và 35% poly) với tiêu chuẩn vải dày dặn, bề mặt vải xử lý cắt lông kĩ lưởng cho cảm giác mềm mịn dễ chịu. Chất liệu này giúp các sản phẩm áo thun từ xưởng chúng tôi có độ bền tương đối cao, không bị giãn và dễ ủi phẳng.