Tên Sách: Những Người Ra Đi Khỏi Omelas
Tác giả: Ursula Le Guin
Nếu là A. R. M. Y hẳn đã biết MV Spring Day được lấy ý tưởng từ truyện ngắn The Ones Who Walk Away From Omelas. Bài viết này sẽ phục vụ nhu cầu tìm kiếm và giúp các cậu hiểu về MV cũng như câu truyện BTS kể trong Sring Day một cách khách quan nhất. Với những mô tả mơ hồ và sống động có chủ ý, người kể chuyện mô tả một lễ hội mùa hè ở thành phố Omelas không tưởng, sự thịnh vượng của họ phụ thuộc vào sự khốn khổ vĩnh viễn của một đứa trẻ.
***
Những tiếng chuông vang lên khiến đàn chim bay tuốt lên cao, Lễ hội Mùa hè đã đến với thành phố Omelas, và ánh sáng tràn ngập trên bờ biển. Cờ bay phấp phới trên dây chão của những con tàu trong bến cảng. Trên đường, giữa những ngôi nhà mái đỏ và tường sơn, giữa những khu vườn đầy rêu cũ kĩ và dưới những hàng cây cao lớn, qua những công trình kì vĩ, đoàn diễu hành bước đi. Có vài người lớn trông thật chỉnh tề và lịch sự: Những người lớn tuổi mặc áo choàng dài màu xám hoặc hoa cà, những người thợ lành nghề tĩnh lặng, những người phụ nữ hòa nhã bế con, vừa đi vừa tán gẫu. Trên con phố khác, nhạc điệu vang lên dồn dập, với tiếng trống cồng lấp lánh, mọi người nhảy múa, cuộc diễu hành giờ trở thành bữa tiệc nhảy. Lũ trẻ tất bật nô đùa, giọng chúng cao vút như lũ chim nhạn bay ngang qua bầu trời, át đi cả tiếng nhạc và tiếng người ta hát hò. Tất cả đoàn diễu hành sẽ tiến tới bờ bắc của thành phố, trên đồng cỏ phì nhiêu gọi là Green Fields, các chàng trai, cô gái, trần trụi giữa không gian tươi sáng, chân và mắt cá chân lấm bùn, những cánh tay dài và uyển chuyển, huấn luyện chú ngựa ngang bướng của mình trước cuộc đua. Những chú ngựa không có yên cương gì cả ngoài một cái dây thòng lọng buộc cổ. Bờm của chúng được tết với những dải cờ vàng, xanh, bạc. Chúng phổng mũi, nhảy dựng lên và huênh hoang, vênh váo với nhau; chúng khoái chí tột độ, và chúng cũng trở thành loài vật duy nhất công nhận mấy nghi lễ của chúng ta như thể đó là của chúng vậy. Xa về phía tây bắc, những ngọn núi đứng sừng sững bao lấy một nửa thành phố Omelas trên vũng vịnh xinh đẹp. Không khí buổi sớm trong lành đến độ tuyết trắng trên đỉnh Eighteen Peaks bừng lên ánh sáng vàng trắng xuyên qua hàng dặm ánh dương tràn ngập không gian, dưới bầu trời xanh biếc. Thi thoảng mới có chút gió làm cho mấy cái băng rôn ghi dấu cuộc đua đột nhiên rung rinh lên. Trong cái tĩnh lặng của đồng cỏ xanh rì bao la, ta có thể nghe thấy tiếng nhạc quanh co qua những con phố, xa gần ghé vào, một vị ngọt dịu của không khí rung rinh tập trung lại rồi vỡ òa trong tiếng chuông vui mừng leng keng.
Vui quá! Làm sao kể hết niềm vui này? Làm sao mới miêu tả hết được công dân của thành phố Omelas?
Các bạn thấy đấy, họ chẳng phải là những người giản dị gì cho lắm, dù họ đang hạnh phúc. Nhưng họ không còn nhắc gì nhiều đến những mĩ từ vui tươi ấy nữa. Mọi nụ cười đều đã trở thành dĩ vãng. Miêu tả như vậy là để các bạn đưa những phỏng đoán chắc chắn hơn. Miêu tả như vậy là để các bạn mường tượng ra được cái cảnh Nhà Vua, cưỡi trên con ngựa lộng lẫy, xung quanh là đám kị sĩ cao quý, hoặc có thể là trong một cái kiệu bằng vàng khiêng bởi những tên nô lệ khỏe mạnh. Nhưng thật ra chẳng có vị vua nào cả. Họ không sử dụng vũ lực hay nô lệ. Họ không phải lũ man rợ. Tôi không rõ về luật pháp hay những quy định trong cái xã hội của họ. Nhưng tôi ngờ ngợ rằng chúng ít đến kì lạ. Họ không đi theo chế độ quân chủ hay chiếm hữu nô lệ, vì thế mà họ chẳng cần giao dịch chứng khoán, yết thị, cảnh sát ngầm hay bom để làm gì cả. Nhưng tôi cần phải nhắc lại là họ chẳng hề đơn giản, chẳng phải là những con chim ngoan đạo, hay những kẻ quý tộc man rợ, cũng chẳng phải những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng nhạt nhẽo. Họ không phức tạp hơn chúng ta. Vấn đề là chúng ta có một thói quen xấu, được khuyến khích bởi những kẻ thông thái dởm và những kẻ hay xuyên tạc, đó là xem hạnh phúc như thứ gì đó khá là ngu ngốc. Chỉ đau đớn mới là hiểu biết, chỉ độc ác mới là thú vị. Ấy là sự phản bội của người nghệ sĩ: Từ chối thừa nhận cái ác tầm thường, cái buồn chán kinh khủng của nỗi đau. Không đánh bại được thì đành chấp nhận thôi. Đau thì đành lặp đi lặp lại nỗi đau ấy. Nhưng tán tụng nỗi tuyệt vọng là lên án hy vọng, níu chặt lấy bạo lực là đánh mất tất cả. Chúng ta đã gần như mất tất cả; không còn có thể diễn tả một người hạnh phúc là như thế nào, hay tổ chức buổi lễ kỉ niệm niềm hân hoan nào nữa. Tôi biết phải kể cho các bạn nghe về những công dân của thành phố Omelas ra sao đây? Họ chẳng phải những đứa trẻ ngây thơ và hạnh phúc – cho dù, thực ra, mấy đứa con của họ thì có, hạnh phúc ấy. Họ là những người lớn trưởng thành, thông thái và tràn đầy nhiệt huyết, sống mà không hề khốn khổ hay bất hạnh. Kì diệu làm sao! Nhưng mà tôi ước mình có thể tả rõ hơn. Ước gì tôi thuyết phục được tất cả các bạn.
Omelas, qua con mắt của tôi, thì trông như một thành phố trong câu truyện cổ tích, rất lâu và rất xa về trước, từ ngày xửa ngày xưa kia. Các bạn có thể hình dung nó là một cuộc đấu thầu sẽ tăng giá tùy thời điểm, bởi chắc chắn tôi không thể nào làm vừa lòng tất cả. Lấy công nghệ làm ví dụ thì sao nhỉ? Tôi nghĩ là chẳng có cái xe nào trên phố hay trực thăng trên bầu trời; suy ra từ việc người dân Omelas là những công dân hạnh phúc. Hạnh phúc dựa trên cơ sở phân biệt được cái gì cần thiết, cái gì vừa không cần thiết vừa không có hại, và cái gì có hại. Tuy nhiên, khi ở giữa phạm trù – của cái không cần thiết và không có hại, của tiện nghi, sang trọng, sung túc.. -- Họ hoàn toàn có được máy sưởi, tàu điện ngầm, máy giặt, và bất kì thiết bị tuyệt diệu nào thậm chí chưa được phát minh ra tại thời điểm đó, những nguồn sáng lơ lửng, năng lượng không dùng chất đốt, phương thuốc chữa bệnh cảm lạnh. Hoặc họ chẳng có cái nào trong số đó: Cũng chẳng sao cả. Như bạn thích. Tôi thích nghĩ là mọi người từ các thị trấn trên khắp bờ biển đến với Omelas trong suốt những ngày cuối trước Lễ hội, trên những đoàn tàu hỏa và những chiếc xe điện hai tầng, và tôi cũng thích cái ý nghĩ rằng nhà ga Omelas chính là tòa nhà đẹp đẽ nhất trong thành phố dù nó trông bình thường hơn cả cái chợ Nông sản tráng lệ. Nhưng, ngay cả khi được cấp tàu, tôi e rằng Omelas cho đến bây giờ vẫn khiến một vài người trong các bạn nghĩ nó thật lố bịch và giả tạo. Cười cợt, kêu la, phô trương, vênh váo.. Nếu thế thật thì làm ơn thêm cả một cuộc trác táng nữa. Nếu được như thế, đừng lưỡng lự mà hãy cứ thêm vào đi. Tuy nhiên, cho dù đó là ý niệm đầu tiên trong đầu tôi, đừng mường tượng ra những thánh điện nơi mà có các thầy tu và nữ tu khỏa thân xinh đẹp đang ngây ngất và sẵn lòng giao cấu với đàn ông hay phụ nữ, người tình, kẻ qua đường, bất kì kẻ nào thèm muốn được hợp nhất với dòng máu thánh thần chảy trong huyết quản. Nhưng thật đấy, không nên có thánh điện ở Omelas để làm gì cả – nhất là mấy cái thánh điện có con người. Tín ngưỡng thì có, nhưng giáo sĩ thì không. Đương nhiên là mấy người khỏa thân chỉ cần đi lang thang, hiến dâng bản thân như miếng bánh souffles thần thánh cho những kẻ nghèo túng đói khát và sự thỏa mãn xác thịt vô ngần. Để họ tham gia đoàn diễu hành đi nào. Để tiếng lục lạc lấn át đi tiếng giao cấu, và để khát khao vinh quang tuyên chiến trước tiếng cồng, và (không quan trọng cho lắm) để con cháu của những lễ nghi hoan lạc này được yêu thương chăm sóc bởi tất cả mọi người đi thôi. Có một điều tôi biết đó là, ở Omelas, không có tội lỗi nào cả. Nhưng còn điều gì khác nữa chăng? Ban đầu tôi còn nghĩ ở đây không có ma túy nhưng như vậy thì thật là quá khắt khe. Đối với những người ưa thích, hương thơm ngọt ngào mờ nhạt dai dẳng của drooz có thể tỏa ra khắp thành phố, drooz, trước hết sẽ khiến tay chân và đầu óc trở nên lâng lâng khó tả, sau đó là vài giờ chìm đắm trong mê man bạc nhược, và cuối cùng là những ảo ảnh tuyệt vời về hầu hết những điều kì bí trong Vũ trụ, cũng như là những kích thích khoái cảm nhục dục đến bất ngờ; và nó không gây nghiện. Với những người có sở thích khiêm tốn hơn thì hẳn phải nói đến bia. Còn gì nữa? Còn gì thuộc về thành phố hạnh phúc này nữa? Cảm giác chiến thắng và sự tán tụng lòng can đảm, tất nhiên rồi.
Nhưng cũng như việc không có giáo sĩ, hãy làm điều này mà không có những chiến binh. Niềm vui từ việc giết chóc thì không đúng đắn cho lắm; không đúng chút nào; nó thật tầm thường và đáng sợ. Sự bằng lòng hào phóng vô hạn, chiến thắng hào hùng không đến từ việc chống giặc ngoại xâm mà là tìm thấy sự đồng điệu trong những tâm hồn ngay thẳng và tốt đẹp nhất của mọi người từ khắp muôn nơi và từ mùa hè huy hoàng của thế giới; đấy chính là điều làm cho trái tim người dân Omelas như vỡ òa ra vì xúc động; và cái chiến thắng mà họ vinh danh chính là cuộc sống. Tôi không nghĩ là nhiều người trong số họ cần dùng đến drooz .
Đoàn diễu hành giờ hẳn đã đi đến Green Fields. Mùi thức ăn thơm nức mũi bay thẳng ra từ những căn lều xanh đỏ của các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm. Khuôn mặt mấy đứa bé dính nếp đáng yêu; bộ râu ngả màu hoa râm của người đàn ông dính đầy vụn bánh bột nhồi. Những người trẻ tuổi cưỡi ngựa và bắt đầu tập trung tại vạch xuất phát của trường đua. Một người phụ nữ già, mập mạp, nhỏ thó, vui cười, mê mẩn mấy bông hoa trong cái giỏ, một người đàn ông trẻ tuổi cao ráo, cài hoa lên mái đầu sáng bóng. Một đứa trẻ chừng chín mười tuổi ngồi ngoài rìa, một mình, thổi cây sáo gỗ. Mọi người dừng lại lắng nghe, và rồi họ mỉm cười, nhưng họ không nói một điều gì với nó, vì nó chưa bao giờ ngừng thổi và cũng vì nó chưa bao giờ nhìn họ, đôi mắt sẫm màu của nó hoàn toàn chìm đắm vào giai điệu ngọt ngào, mong manh, kì diệu.
Nó thổi xong bản nhạc, hai tay cầm sáo từ từ hạ xuống.
Hình như sự im lặng kín đáo này là một dấu hiệu, tiếng kèn trumpet vang lên cùng lúc từ gian hàng gần vạch xuất phát: Khẩn thiết, u sầu và nhức óc. Mấy con ngựa đứng dựng cả lên trên đôi chân mảnh khảnh, và vài con khác hí vang đáp lại. Với phong thái điềm đạm, những người trẻ tuổi vuốt ve, làm dịu lũ ngựa và thì thầm với chúng rằng: "Yên lặng nào, yên lặng nào, vậy mới là người đẹp, là niềm hy vọng của ta chứ.." Họ bắt đầu xếp hàng ở vạch xuất phát. Đám đông trải khắp trường đua tựa như những bông hoa trên bãi cỏ vậy. Lễ hội Mùa hè vừa mới bắt đầu.
Các bạn có tin không? Các bạn có ưng thuận lễ hội, thành phố và niềm hân hoan? Không ư? Vậy thì để tôi kể cho các bạn về một thứ khác nữa.
Trong một căn hầm nọ, nằm bên dưới một trong những tòa nhà công cộng xinh đẹp của thành phố Omelas, hoặc cũng có thể là trong một hầm rượu của một ngôi nhà riêng rộng rãi nào đó, có một căn phòng. Có một cánh cửa khóa và không có cửa sổ. Một tia sáng nhỏ mờ nhạt hắt vào qua khe nứt trên mấy tấm ván cũ kĩ từ cái cửa sổ đầy mạng nhện nào đó ngang qua căn hầm. Trong góc phòng, có một cặp cây lau sàn, cứng đơ, vón cục lại và bốc mùi hôi thối, bên cạnh là chiếc xô han gỉ. Sàn bẩn thỉu và ẩm ướt, một căn hầm bẩn thì thường như vậy. Căn phòng dài khoảng ba bước và rộng khoảng hai: Một cái tủ đựng chổi hoặc một cái kho đựng dụng cụ không sử dụng nữa. Trong phòng, một đứa bé đang ngồi. Có thể là trai, cũng có thể là gái. Nó trông như mới sáu, nhưng thực ra đã gần lên mười. Nó bị thiểu năng. Có thể nó bẩm sinh đã như vậy, cũng có thể là do nó đã trở nên ngây dại vì sợ hãi, suy dinh dưỡng, và bị bỏ mặc ở đó. Nó ngoáy mũi và thỉnh thoảng mơ hồ lần mò ngón chân và cả nơi để đi tiểu, vì nó ngồi xổm trong cái góc xa nhất so với cái xô và hai cây chổi kia. Nó sợ mấy cây chổi lắm. Nó thấy chúng thật ghê tởm. Nó nhắm mắt, nhưng vẫn biết được hai cái chổi đang đứng ở đó; và cửa thì khóa; và sẽ chẳng có ai đến cả. Cánh cửa luôn khóa; và chẳng một ai thèm ngó ngàng đến; trừ một vài lần – lúc mà đứa bé chẳng nhận biết được không gian hay thời gian – một vài lần cái cửa kêu lạch cạch thật khủng khiếp và mở ra, và có một hoặc vài người, ở ngoài đó. Một trong số đó có thể sẽ vào và đá đứa bé để nó đứng dậy. Những người khác chưa từng lại gần, nhưng cố nhìn nó cho bằng được với ánh mắt sợ hãi và kinh tởm. Cái tô đựng thức ăn và bình đựng nước nhanh chóng được đổ đầy, cửa lại khóa và những ánh mắt kia cũng theo đó mà biến mất. Mọi người đến trước cánh cửa chưa từng nói một từ, nhưng đứa trẻ, nó đâu đã sống cả đời trong phòng chứa dụng cụ, và vẫn nhớ nhung ánh dương, vẫn nhớ nhung giọng nói của mẹ nó, đôi khi nó nói "Cháu sẽ ngoan mà.", "Làm ơn cho cháu ra ngoài, cháu sẽ ngoan ngoãn mà!" Nhưng họ chưa bao giờ đáp lại nó. Đứa trẻ từng hét lên tuyệt vọng cầu xin giúp đỡ và gào khóc rất nhiều trong đêm, nhưng giờ nó chỉ còn có thể rên rỉ "ê a, ê a," và càng dần, nó càng trở nên ít nói hẳn. Nó gầy đến độ chân không có nổi chút bắp thịt nào, bụng nó phình cả ra, nó sống nhờ bữa ăn gồm nửa bát ngô và chút mỡ mỗi ngày. Nó trần truồng. Bụng và đùi nó thì đầy những vết lở loét đang mưng mủ, vì đã ngồi trên phân của chính mình ngày này qua ngày khác.
Tất cả mọi người, những công dân của Omelas, đều biết đến sự tồn tại của nó. Một số có đến căn hầm để nhìn nó, một số khác thì chỉ đơn thuần là biết có nó ở đấy. Tất cả họ đều biết rằng nó phải ở đó. Một số biết tại sao lại phải như thế, số khác thì không, nhưng ai ai cũng hiểu rằng hạnh phúc mà họ đang có, thành phố xinh đẹp của họ, tình bạn khăng khít của họ, sức khỏe của con cháu họ, trí thông minh của những học giả, kĩ nghệ của những người thợ, thậm chí là sự bội thu của mùa màng, hay mưa thuận gió hòa quanh năm, tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào nỗi thống khổ bất hạnh cùng cực của đứa trẻ.
Trẻ con thường được biết điều này khi chúng ở độ tuổi khoảng tám đến mười hai, bất cứ khi nào chúng hiểu chuyện; và hầu hết những người đến để nhìn đứa trẻ đều còn trẻ, dù cũng có vài người lớn mới đến, hoặc trở lại, chỉ để nhìn thấy đứa bé. Và cho dù vấn đề có được giải thích đi giải thích lại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những khán giả trẻ tuổi này đều bị sốc và phát ốm lên được khi tận mắt chứng kiến. Họ thấy ghê tởm, và họ đã nghĩ bản thân mình thì cao quý hơn nhiều. Họ phẫn nộ, cảm thấy bị xúc phạm và bất lực, mặc cho mọi lời thanh minh. Họ muốn làm gì đó cho đứa trẻ. Nhưng họ lại chẳng thể làm gì cả. Nếu đứa bé được đưa ra ánh sáng, được đưa khỏi cái nơi đê hèn tồi tệ kia, nếu nó được tắm rửa, được chăm bẵm và dỗ dành, thì thật là tốt, thật sự đấy. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vào lúc đó, tất cả sự phồn thịnh, đẹp đẽ và vui tươi của Omelas sẽ héo úa và tan biến ngay tức khắc. Đó là điều kiện. Mọi cuộc sống tốt đẹp và duyên dáng của Omelas đổi lấy đứa bé đơn độc kia, sửa lại một chút: Vứt bỏ niềm hạnh phúc của hàng ngàn con người để trao cơ hội hạnh phúc cho một người: Điều đó thực sự sẽ khiến người ta thấy tội lỗi mà giam mình trong những bức tường đấy.
Những điều khoản thật khắc nghiệt và độc đoán, thậm chí còn chẳng phải từ ngữ tốt lành gì để nói được cho bọn trẻ con.
Thường thì những người trẻ tuổi sẽ về nhà, một là khóc lóc thương cảm, hai là giận đến nỗi không thể khóc được sau khi thấy đứa trẻ và đối mặt với nghịch lí tồi tệ này. Họ sẽ nghiền ngẫm trong vài tuần, thậm chí là vài năm. Nhưng thời gian qua đi họ sẽ dần nhận ra rằng kể cả khi đứa bé được giải thoát, nó cũng chẳng được lợi lộc gì hơn từ sự tự do của mình: Niềm vui mơ hồ về sự nồng hậu và thức ăn, không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng cũng chẳng khá hơn là bao. Nó quá ngu ngơ và khù khờ để biết thế nào là niềm hạnh phúc thực sự. Nó đã quá chìm đắm vào nỗi sợ để có thể thoát ra. Những thói quen của nó đã trở nên quá lạc hậu để có thể tiếp nhận bất kì phương thức điều trị nhân đạo nào nữa. Thật sự thì, sau một khoảng thời gian dài như vậy, nó hẳn sẽ rất khốn khổ nếu không có những bức tường xung quanh che chở, và khi bóng tối tràn đầy đôi mắt, nó lại luẩn quẩn trên đống phân của chính mình. Nước mắt của mọi người trước bất công cay đắng rồi cũng khô cạn khi họ bắt đầu nhận ra sự công bằng nghiệt ngã của hiện thực, và dần tiếp nhận nó. Đó đúng là nước mắt và sự giận dữ của họ, cố gắng tỏ ra rộng lượng và chấp nhận rằng họ bất lực, những điều mà có khi chính là khơi nguồn của những cuộc đời huy hoàng. Đó không phải là thứ hạnh phúc nhạt nhẽo và vô trách nhiệm. Họ hiểu rõ rằng, họ, cũng giống như đứa trẻ kia, đều mất tự do. Họ cũng có lòng trắc ẩn chứ. Chính sự tồn tại của đứa trẻ và việc họ biết về nó, là điều khiến cho những công trình diễm lệ, thứ âm nhạc chua chát, khoa học thâm thúy trở thành hiện thực. Vì đứa trẻ nên họ mới dịu dàng với lũ trẻ con. Họ biết thừa nếu không có đứa trẻ kém may mắn ấy rên khóc trong bóng tối, thì một đứa khác, có thể là đứa thổi sáo, sẽ không thể chơi được điệu nhạc vui tươi khi những tay đua ngựa trẻ tuổi đứng xếp hàng dài thật đẹp cho cuộc đua dưới ánh dương của buổi sáng mùa hè đầu tiên.
Giờ thì, các bạn có tin họ không? Họ cũng chẳng đáng tin cậy hơn nhỉ? Nhưng còn một điều nữa tôi phải nói, điều này khá là lạ thường.
Có đôi khi, mấy cậu trai cô gái vị thành niên không về nhà mà khóc hay tức giận, không hề, thật ra còn chẳng về cơ. Đôi lần, một người đàn ông hoặc phụ nữ lớn tuổi hơn, trở nên im lặng trong một hoặc hai ngày, sau đó bỏ nhà đi. Những người này bỏ ra phố, rảo bước một mình. Họ cứ đi, đi mãi, đi khỏi thành phố Omelas, bước qua những cánh cổng đẹp đẽ kia. Họ tiếp tục rảo bước qua những nông trại của Omelas. Họ đi một mình, dù gái hay trai, đàn ông hay đàn bà. Đêm xuống; những kẻ bộ hành phải đi xuống những con đường làng, giữa những ngôi nhà có cửa sổ sơn vàng, hòa mình vào bóng tối trên những cánh đồng. Mỗi người đi một ngả riêng biệt, đi về hướng tây bắc, tiến thẳng về phía những ngọn núi. Họ tiếp tục đi. Rời khỏi Omelas, họ đi tuốt về phía bóng đêm và không bao giờ trở lại nữa. Nơi họ đến là nơi thậm chí còn khó hình dung hơn nhiều so với thành phố hạnh phúc kia. Không ngôn từ nào có thể diễn tả được. Hoặc cũng có thể là nó không tồn tại. Nhưng dường như họ biết bản thân mình đang đi đâu, những người ra đi khỏi Omelas.
Tác giả: Ursula Le Guin
Nếu là A. R. M. Y hẳn đã biết MV Spring Day được lấy ý tưởng từ truyện ngắn The Ones Who Walk Away From Omelas. Bài viết này sẽ phục vụ nhu cầu tìm kiếm và giúp các cậu hiểu về MV cũng như câu truyện BTS kể trong Sring Day một cách khách quan nhất. Với những mô tả mơ hồ và sống động có chủ ý, người kể chuyện mô tả một lễ hội mùa hè ở thành phố Omelas không tưởng, sự thịnh vượng của họ phụ thuộc vào sự khốn khổ vĩnh viễn của một đứa trẻ.
***
Những tiếng chuông vang lên khiến đàn chim bay tuốt lên cao, Lễ hội Mùa hè đã đến với thành phố Omelas, và ánh sáng tràn ngập trên bờ biển. Cờ bay phấp phới trên dây chão của những con tàu trong bến cảng. Trên đường, giữa những ngôi nhà mái đỏ và tường sơn, giữa những khu vườn đầy rêu cũ kĩ và dưới những hàng cây cao lớn, qua những công trình kì vĩ, đoàn diễu hành bước đi. Có vài người lớn trông thật chỉnh tề và lịch sự: Những người lớn tuổi mặc áo choàng dài màu xám hoặc hoa cà, những người thợ lành nghề tĩnh lặng, những người phụ nữ hòa nhã bế con, vừa đi vừa tán gẫu. Trên con phố khác, nhạc điệu vang lên dồn dập, với tiếng trống cồng lấp lánh, mọi người nhảy múa, cuộc diễu hành giờ trở thành bữa tiệc nhảy. Lũ trẻ tất bật nô đùa, giọng chúng cao vút như lũ chim nhạn bay ngang qua bầu trời, át đi cả tiếng nhạc và tiếng người ta hát hò. Tất cả đoàn diễu hành sẽ tiến tới bờ bắc của thành phố, trên đồng cỏ phì nhiêu gọi là Green Fields, các chàng trai, cô gái, trần trụi giữa không gian tươi sáng, chân và mắt cá chân lấm bùn, những cánh tay dài và uyển chuyển, huấn luyện chú ngựa ngang bướng của mình trước cuộc đua. Những chú ngựa không có yên cương gì cả ngoài một cái dây thòng lọng buộc cổ. Bờm của chúng được tết với những dải cờ vàng, xanh, bạc. Chúng phổng mũi, nhảy dựng lên và huênh hoang, vênh váo với nhau; chúng khoái chí tột độ, và chúng cũng trở thành loài vật duy nhất công nhận mấy nghi lễ của chúng ta như thể đó là của chúng vậy. Xa về phía tây bắc, những ngọn núi đứng sừng sững bao lấy một nửa thành phố Omelas trên vũng vịnh xinh đẹp. Không khí buổi sớm trong lành đến độ tuyết trắng trên đỉnh Eighteen Peaks bừng lên ánh sáng vàng trắng xuyên qua hàng dặm ánh dương tràn ngập không gian, dưới bầu trời xanh biếc. Thi thoảng mới có chút gió làm cho mấy cái băng rôn ghi dấu cuộc đua đột nhiên rung rinh lên. Trong cái tĩnh lặng của đồng cỏ xanh rì bao la, ta có thể nghe thấy tiếng nhạc quanh co qua những con phố, xa gần ghé vào, một vị ngọt dịu của không khí rung rinh tập trung lại rồi vỡ òa trong tiếng chuông vui mừng leng keng.
Vui quá! Làm sao kể hết niềm vui này? Làm sao mới miêu tả hết được công dân của thành phố Omelas?
Các bạn thấy đấy, họ chẳng phải là những người giản dị gì cho lắm, dù họ đang hạnh phúc. Nhưng họ không còn nhắc gì nhiều đến những mĩ từ vui tươi ấy nữa. Mọi nụ cười đều đã trở thành dĩ vãng. Miêu tả như vậy là để các bạn đưa những phỏng đoán chắc chắn hơn. Miêu tả như vậy là để các bạn mường tượng ra được cái cảnh Nhà Vua, cưỡi trên con ngựa lộng lẫy, xung quanh là đám kị sĩ cao quý, hoặc có thể là trong một cái kiệu bằng vàng khiêng bởi những tên nô lệ khỏe mạnh. Nhưng thật ra chẳng có vị vua nào cả. Họ không sử dụng vũ lực hay nô lệ. Họ không phải lũ man rợ. Tôi không rõ về luật pháp hay những quy định trong cái xã hội của họ. Nhưng tôi ngờ ngợ rằng chúng ít đến kì lạ. Họ không đi theo chế độ quân chủ hay chiếm hữu nô lệ, vì thế mà họ chẳng cần giao dịch chứng khoán, yết thị, cảnh sát ngầm hay bom để làm gì cả. Nhưng tôi cần phải nhắc lại là họ chẳng hề đơn giản, chẳng phải là những con chim ngoan đạo, hay những kẻ quý tộc man rợ, cũng chẳng phải những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng nhạt nhẽo. Họ không phức tạp hơn chúng ta. Vấn đề là chúng ta có một thói quen xấu, được khuyến khích bởi những kẻ thông thái dởm và những kẻ hay xuyên tạc, đó là xem hạnh phúc như thứ gì đó khá là ngu ngốc. Chỉ đau đớn mới là hiểu biết, chỉ độc ác mới là thú vị. Ấy là sự phản bội của người nghệ sĩ: Từ chối thừa nhận cái ác tầm thường, cái buồn chán kinh khủng của nỗi đau. Không đánh bại được thì đành chấp nhận thôi. Đau thì đành lặp đi lặp lại nỗi đau ấy. Nhưng tán tụng nỗi tuyệt vọng là lên án hy vọng, níu chặt lấy bạo lực là đánh mất tất cả. Chúng ta đã gần như mất tất cả; không còn có thể diễn tả một người hạnh phúc là như thế nào, hay tổ chức buổi lễ kỉ niệm niềm hân hoan nào nữa. Tôi biết phải kể cho các bạn nghe về những công dân của thành phố Omelas ra sao đây? Họ chẳng phải những đứa trẻ ngây thơ và hạnh phúc – cho dù, thực ra, mấy đứa con của họ thì có, hạnh phúc ấy. Họ là những người lớn trưởng thành, thông thái và tràn đầy nhiệt huyết, sống mà không hề khốn khổ hay bất hạnh. Kì diệu làm sao! Nhưng mà tôi ước mình có thể tả rõ hơn. Ước gì tôi thuyết phục được tất cả các bạn.
Omelas, qua con mắt của tôi, thì trông như một thành phố trong câu truyện cổ tích, rất lâu và rất xa về trước, từ ngày xửa ngày xưa kia. Các bạn có thể hình dung nó là một cuộc đấu thầu sẽ tăng giá tùy thời điểm, bởi chắc chắn tôi không thể nào làm vừa lòng tất cả. Lấy công nghệ làm ví dụ thì sao nhỉ? Tôi nghĩ là chẳng có cái xe nào trên phố hay trực thăng trên bầu trời; suy ra từ việc người dân Omelas là những công dân hạnh phúc. Hạnh phúc dựa trên cơ sở phân biệt được cái gì cần thiết, cái gì vừa không cần thiết vừa không có hại, và cái gì có hại. Tuy nhiên, khi ở giữa phạm trù – của cái không cần thiết và không có hại, của tiện nghi, sang trọng, sung túc.. -- Họ hoàn toàn có được máy sưởi, tàu điện ngầm, máy giặt, và bất kì thiết bị tuyệt diệu nào thậm chí chưa được phát minh ra tại thời điểm đó, những nguồn sáng lơ lửng, năng lượng không dùng chất đốt, phương thuốc chữa bệnh cảm lạnh. Hoặc họ chẳng có cái nào trong số đó: Cũng chẳng sao cả. Như bạn thích. Tôi thích nghĩ là mọi người từ các thị trấn trên khắp bờ biển đến với Omelas trong suốt những ngày cuối trước Lễ hội, trên những đoàn tàu hỏa và những chiếc xe điện hai tầng, và tôi cũng thích cái ý nghĩ rằng nhà ga Omelas chính là tòa nhà đẹp đẽ nhất trong thành phố dù nó trông bình thường hơn cả cái chợ Nông sản tráng lệ. Nhưng, ngay cả khi được cấp tàu, tôi e rằng Omelas cho đến bây giờ vẫn khiến một vài người trong các bạn nghĩ nó thật lố bịch và giả tạo. Cười cợt, kêu la, phô trương, vênh váo.. Nếu thế thật thì làm ơn thêm cả một cuộc trác táng nữa. Nếu được như thế, đừng lưỡng lự mà hãy cứ thêm vào đi. Tuy nhiên, cho dù đó là ý niệm đầu tiên trong đầu tôi, đừng mường tượng ra những thánh điện nơi mà có các thầy tu và nữ tu khỏa thân xinh đẹp đang ngây ngất và sẵn lòng giao cấu với đàn ông hay phụ nữ, người tình, kẻ qua đường, bất kì kẻ nào thèm muốn được hợp nhất với dòng máu thánh thần chảy trong huyết quản. Nhưng thật đấy, không nên có thánh điện ở Omelas để làm gì cả – nhất là mấy cái thánh điện có con người. Tín ngưỡng thì có, nhưng giáo sĩ thì không. Đương nhiên là mấy người khỏa thân chỉ cần đi lang thang, hiến dâng bản thân như miếng bánh souffles thần thánh cho những kẻ nghèo túng đói khát và sự thỏa mãn xác thịt vô ngần. Để họ tham gia đoàn diễu hành đi nào. Để tiếng lục lạc lấn át đi tiếng giao cấu, và để khát khao vinh quang tuyên chiến trước tiếng cồng, và (không quan trọng cho lắm) để con cháu của những lễ nghi hoan lạc này được yêu thương chăm sóc bởi tất cả mọi người đi thôi. Có một điều tôi biết đó là, ở Omelas, không có tội lỗi nào cả. Nhưng còn điều gì khác nữa chăng? Ban đầu tôi còn nghĩ ở đây không có ma túy nhưng như vậy thì thật là quá khắt khe. Đối với những người ưa thích, hương thơm ngọt ngào mờ nhạt dai dẳng của drooz có thể tỏa ra khắp thành phố, drooz, trước hết sẽ khiến tay chân và đầu óc trở nên lâng lâng khó tả, sau đó là vài giờ chìm đắm trong mê man bạc nhược, và cuối cùng là những ảo ảnh tuyệt vời về hầu hết những điều kì bí trong Vũ trụ, cũng như là những kích thích khoái cảm nhục dục đến bất ngờ; và nó không gây nghiện. Với những người có sở thích khiêm tốn hơn thì hẳn phải nói đến bia. Còn gì nữa? Còn gì thuộc về thành phố hạnh phúc này nữa? Cảm giác chiến thắng và sự tán tụng lòng can đảm, tất nhiên rồi.
Nhưng cũng như việc không có giáo sĩ, hãy làm điều này mà không có những chiến binh. Niềm vui từ việc giết chóc thì không đúng đắn cho lắm; không đúng chút nào; nó thật tầm thường và đáng sợ. Sự bằng lòng hào phóng vô hạn, chiến thắng hào hùng không đến từ việc chống giặc ngoại xâm mà là tìm thấy sự đồng điệu trong những tâm hồn ngay thẳng và tốt đẹp nhất của mọi người từ khắp muôn nơi và từ mùa hè huy hoàng của thế giới; đấy chính là điều làm cho trái tim người dân Omelas như vỡ òa ra vì xúc động; và cái chiến thắng mà họ vinh danh chính là cuộc sống. Tôi không nghĩ là nhiều người trong số họ cần dùng đến drooz .
Đoàn diễu hành giờ hẳn đã đi đến Green Fields. Mùi thức ăn thơm nức mũi bay thẳng ra từ những căn lều xanh đỏ của các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm. Khuôn mặt mấy đứa bé dính nếp đáng yêu; bộ râu ngả màu hoa râm của người đàn ông dính đầy vụn bánh bột nhồi. Những người trẻ tuổi cưỡi ngựa và bắt đầu tập trung tại vạch xuất phát của trường đua. Một người phụ nữ già, mập mạp, nhỏ thó, vui cười, mê mẩn mấy bông hoa trong cái giỏ, một người đàn ông trẻ tuổi cao ráo, cài hoa lên mái đầu sáng bóng. Một đứa trẻ chừng chín mười tuổi ngồi ngoài rìa, một mình, thổi cây sáo gỗ. Mọi người dừng lại lắng nghe, và rồi họ mỉm cười, nhưng họ không nói một điều gì với nó, vì nó chưa bao giờ ngừng thổi và cũng vì nó chưa bao giờ nhìn họ, đôi mắt sẫm màu của nó hoàn toàn chìm đắm vào giai điệu ngọt ngào, mong manh, kì diệu.
Nó thổi xong bản nhạc, hai tay cầm sáo từ từ hạ xuống.
Hình như sự im lặng kín đáo này là một dấu hiệu, tiếng kèn trumpet vang lên cùng lúc từ gian hàng gần vạch xuất phát: Khẩn thiết, u sầu và nhức óc. Mấy con ngựa đứng dựng cả lên trên đôi chân mảnh khảnh, và vài con khác hí vang đáp lại. Với phong thái điềm đạm, những người trẻ tuổi vuốt ve, làm dịu lũ ngựa và thì thầm với chúng rằng: "Yên lặng nào, yên lặng nào, vậy mới là người đẹp, là niềm hy vọng của ta chứ.." Họ bắt đầu xếp hàng ở vạch xuất phát. Đám đông trải khắp trường đua tựa như những bông hoa trên bãi cỏ vậy. Lễ hội Mùa hè vừa mới bắt đầu.
Các bạn có tin không? Các bạn có ưng thuận lễ hội, thành phố và niềm hân hoan? Không ư? Vậy thì để tôi kể cho các bạn về một thứ khác nữa.
Trong một căn hầm nọ, nằm bên dưới một trong những tòa nhà công cộng xinh đẹp của thành phố Omelas, hoặc cũng có thể là trong một hầm rượu của một ngôi nhà riêng rộng rãi nào đó, có một căn phòng. Có một cánh cửa khóa và không có cửa sổ. Một tia sáng nhỏ mờ nhạt hắt vào qua khe nứt trên mấy tấm ván cũ kĩ từ cái cửa sổ đầy mạng nhện nào đó ngang qua căn hầm. Trong góc phòng, có một cặp cây lau sàn, cứng đơ, vón cục lại và bốc mùi hôi thối, bên cạnh là chiếc xô han gỉ. Sàn bẩn thỉu và ẩm ướt, một căn hầm bẩn thì thường như vậy. Căn phòng dài khoảng ba bước và rộng khoảng hai: Một cái tủ đựng chổi hoặc một cái kho đựng dụng cụ không sử dụng nữa. Trong phòng, một đứa bé đang ngồi. Có thể là trai, cũng có thể là gái. Nó trông như mới sáu, nhưng thực ra đã gần lên mười. Nó bị thiểu năng. Có thể nó bẩm sinh đã như vậy, cũng có thể là do nó đã trở nên ngây dại vì sợ hãi, suy dinh dưỡng, và bị bỏ mặc ở đó. Nó ngoáy mũi và thỉnh thoảng mơ hồ lần mò ngón chân và cả nơi để đi tiểu, vì nó ngồi xổm trong cái góc xa nhất so với cái xô và hai cây chổi kia. Nó sợ mấy cây chổi lắm. Nó thấy chúng thật ghê tởm. Nó nhắm mắt, nhưng vẫn biết được hai cái chổi đang đứng ở đó; và cửa thì khóa; và sẽ chẳng có ai đến cả. Cánh cửa luôn khóa; và chẳng một ai thèm ngó ngàng đến; trừ một vài lần – lúc mà đứa bé chẳng nhận biết được không gian hay thời gian – một vài lần cái cửa kêu lạch cạch thật khủng khiếp và mở ra, và có một hoặc vài người, ở ngoài đó. Một trong số đó có thể sẽ vào và đá đứa bé để nó đứng dậy. Những người khác chưa từng lại gần, nhưng cố nhìn nó cho bằng được với ánh mắt sợ hãi và kinh tởm. Cái tô đựng thức ăn và bình đựng nước nhanh chóng được đổ đầy, cửa lại khóa và những ánh mắt kia cũng theo đó mà biến mất. Mọi người đến trước cánh cửa chưa từng nói một từ, nhưng đứa trẻ, nó đâu đã sống cả đời trong phòng chứa dụng cụ, và vẫn nhớ nhung ánh dương, vẫn nhớ nhung giọng nói của mẹ nó, đôi khi nó nói "Cháu sẽ ngoan mà.", "Làm ơn cho cháu ra ngoài, cháu sẽ ngoan ngoãn mà!" Nhưng họ chưa bao giờ đáp lại nó. Đứa trẻ từng hét lên tuyệt vọng cầu xin giúp đỡ và gào khóc rất nhiều trong đêm, nhưng giờ nó chỉ còn có thể rên rỉ "ê a, ê a," và càng dần, nó càng trở nên ít nói hẳn. Nó gầy đến độ chân không có nổi chút bắp thịt nào, bụng nó phình cả ra, nó sống nhờ bữa ăn gồm nửa bát ngô và chút mỡ mỗi ngày. Nó trần truồng. Bụng và đùi nó thì đầy những vết lở loét đang mưng mủ, vì đã ngồi trên phân của chính mình ngày này qua ngày khác.
Tất cả mọi người, những công dân của Omelas, đều biết đến sự tồn tại của nó. Một số có đến căn hầm để nhìn nó, một số khác thì chỉ đơn thuần là biết có nó ở đấy. Tất cả họ đều biết rằng nó phải ở đó. Một số biết tại sao lại phải như thế, số khác thì không, nhưng ai ai cũng hiểu rằng hạnh phúc mà họ đang có, thành phố xinh đẹp của họ, tình bạn khăng khít của họ, sức khỏe của con cháu họ, trí thông minh của những học giả, kĩ nghệ của những người thợ, thậm chí là sự bội thu của mùa màng, hay mưa thuận gió hòa quanh năm, tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào nỗi thống khổ bất hạnh cùng cực của đứa trẻ.
Trẻ con thường được biết điều này khi chúng ở độ tuổi khoảng tám đến mười hai, bất cứ khi nào chúng hiểu chuyện; và hầu hết những người đến để nhìn đứa trẻ đều còn trẻ, dù cũng có vài người lớn mới đến, hoặc trở lại, chỉ để nhìn thấy đứa bé. Và cho dù vấn đề có được giải thích đi giải thích lại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những khán giả trẻ tuổi này đều bị sốc và phát ốm lên được khi tận mắt chứng kiến. Họ thấy ghê tởm, và họ đã nghĩ bản thân mình thì cao quý hơn nhiều. Họ phẫn nộ, cảm thấy bị xúc phạm và bất lực, mặc cho mọi lời thanh minh. Họ muốn làm gì đó cho đứa trẻ. Nhưng họ lại chẳng thể làm gì cả. Nếu đứa bé được đưa ra ánh sáng, được đưa khỏi cái nơi đê hèn tồi tệ kia, nếu nó được tắm rửa, được chăm bẵm và dỗ dành, thì thật là tốt, thật sự đấy. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vào lúc đó, tất cả sự phồn thịnh, đẹp đẽ và vui tươi của Omelas sẽ héo úa và tan biến ngay tức khắc. Đó là điều kiện. Mọi cuộc sống tốt đẹp và duyên dáng của Omelas đổi lấy đứa bé đơn độc kia, sửa lại một chút: Vứt bỏ niềm hạnh phúc của hàng ngàn con người để trao cơ hội hạnh phúc cho một người: Điều đó thực sự sẽ khiến người ta thấy tội lỗi mà giam mình trong những bức tường đấy.
Những điều khoản thật khắc nghiệt và độc đoán, thậm chí còn chẳng phải từ ngữ tốt lành gì để nói được cho bọn trẻ con.
Thường thì những người trẻ tuổi sẽ về nhà, một là khóc lóc thương cảm, hai là giận đến nỗi không thể khóc được sau khi thấy đứa trẻ và đối mặt với nghịch lí tồi tệ này. Họ sẽ nghiền ngẫm trong vài tuần, thậm chí là vài năm. Nhưng thời gian qua đi họ sẽ dần nhận ra rằng kể cả khi đứa bé được giải thoát, nó cũng chẳng được lợi lộc gì hơn từ sự tự do của mình: Niềm vui mơ hồ về sự nồng hậu và thức ăn, không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng cũng chẳng khá hơn là bao. Nó quá ngu ngơ và khù khờ để biết thế nào là niềm hạnh phúc thực sự. Nó đã quá chìm đắm vào nỗi sợ để có thể thoát ra. Những thói quen của nó đã trở nên quá lạc hậu để có thể tiếp nhận bất kì phương thức điều trị nhân đạo nào nữa. Thật sự thì, sau một khoảng thời gian dài như vậy, nó hẳn sẽ rất khốn khổ nếu không có những bức tường xung quanh che chở, và khi bóng tối tràn đầy đôi mắt, nó lại luẩn quẩn trên đống phân của chính mình. Nước mắt của mọi người trước bất công cay đắng rồi cũng khô cạn khi họ bắt đầu nhận ra sự công bằng nghiệt ngã của hiện thực, và dần tiếp nhận nó. Đó đúng là nước mắt và sự giận dữ của họ, cố gắng tỏ ra rộng lượng và chấp nhận rằng họ bất lực, những điều mà có khi chính là khơi nguồn của những cuộc đời huy hoàng. Đó không phải là thứ hạnh phúc nhạt nhẽo và vô trách nhiệm. Họ hiểu rõ rằng, họ, cũng giống như đứa trẻ kia, đều mất tự do. Họ cũng có lòng trắc ẩn chứ. Chính sự tồn tại của đứa trẻ và việc họ biết về nó, là điều khiến cho những công trình diễm lệ, thứ âm nhạc chua chát, khoa học thâm thúy trở thành hiện thực. Vì đứa trẻ nên họ mới dịu dàng với lũ trẻ con. Họ biết thừa nếu không có đứa trẻ kém may mắn ấy rên khóc trong bóng tối, thì một đứa khác, có thể là đứa thổi sáo, sẽ không thể chơi được điệu nhạc vui tươi khi những tay đua ngựa trẻ tuổi đứng xếp hàng dài thật đẹp cho cuộc đua dưới ánh dương của buổi sáng mùa hè đầu tiên.
Giờ thì, các bạn có tin họ không? Họ cũng chẳng đáng tin cậy hơn nhỉ? Nhưng còn một điều nữa tôi phải nói, điều này khá là lạ thường.
Có đôi khi, mấy cậu trai cô gái vị thành niên không về nhà mà khóc hay tức giận, không hề, thật ra còn chẳng về cơ. Đôi lần, một người đàn ông hoặc phụ nữ lớn tuổi hơn, trở nên im lặng trong một hoặc hai ngày, sau đó bỏ nhà đi. Những người này bỏ ra phố, rảo bước một mình. Họ cứ đi, đi mãi, đi khỏi thành phố Omelas, bước qua những cánh cổng đẹp đẽ kia. Họ tiếp tục rảo bước qua những nông trại của Omelas. Họ đi một mình, dù gái hay trai, đàn ông hay đàn bà. Đêm xuống; những kẻ bộ hành phải đi xuống những con đường làng, giữa những ngôi nhà có cửa sổ sơn vàng, hòa mình vào bóng tối trên những cánh đồng. Mỗi người đi một ngả riêng biệt, đi về hướng tây bắc, tiến thẳng về phía những ngọn núi. Họ tiếp tục đi. Rời khỏi Omelas, họ đi tuốt về phía bóng đêm và không bao giờ trở lại nữa. Nơi họ đến là nơi thậm chí còn khó hình dung hơn nhiều so với thành phố hạnh phúc kia. Không ngôn từ nào có thể diễn tả được. Hoặc cũng có thể là nó không tồn tại. Nhưng dường như họ biết bản thân mình đang đi đâu, những người ra đi khỏi Omelas.