[url=attachments/a-jpg.3375/][/url]
Lời nói đầu
Kể từ khi tốt nghiệp tiểu học cho đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, các bài giảng đều đã "chữ thầy trả thầy", nhưng riêng có một bài mà tôi không bao giờ quên, thậm chí có thể nói bài học đó đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời tôi, cho đến tận bây giờ nó vẫn hiện rõ trong trí óc:
"Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!"
Điều đó không có nghĩa là ngay từ nhỏ, ta đã muốn làm một vĩ nhân, nhưng qua đó tôi đã rút ra được một điều:
"Nếu bản thân chúng ta không biết coi trọng chính mình, khẳng định sự tồn tại của mình, thì làm sao ta có thể yêu cầu người khác khẳng định ta?"
Hồi học cấp hai, sau khi nghe giảng xong chương "Sinh lý", thầy giáo nói: "Hãy thử nghĩ xem, chúng ta mới hạnh phúc làm sao! Chúng ta đã cạnh tranh cùng với bao nhiêu kẻ khác để được bố mẹ sinh ra và tại sao không phải là người khác mà lại chính là chúng ta? Trước khi chào đời, chúng ta đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh lớn và giành thắng lợi! Vì vậy dù chúng ta có đẹp, hay xấu, có thông minh, hay đần độn, thậm chí có bị tàn phế, thì đó vẫn là một niềm hạnh phúc".
"Sự tồn tại của chúng ta là duy nhất, trên thế giới này không thể tìm ra một người thứ hai giống hệt ta!"
Lên cấp ba, tôi có đọc cuốn sách "Ni Thái Ngữ lục", nội dung đa phần rất khó chấp nhận, nhưng có một vài câu khiến tôi rất cảm động:
"Đời người là một dòng chảy ô hợp, muốn làm lắng đọng dòng chảy này mà không làm mất đi sự thuần khiết trong sạch, con người tất phải trở thành biển lớn!"
Cuốn sách đó cũng nêu: "Con người là cái mà ta cần phải vượt lên. Bạn đã làm gì để vượt lên con người đó chưa?". Tác giả đã dùng giọng điệu rất mạnh mẽ khi khẳng định: "Nếu không phải là dân du mục, thì chính là bầy cừu!"
Từ đó trong tôi bắt đầu hình thành nên ý tưởng "Khẳng định chính mình", thử vượt lên trên rất nhiều nhược điểm từ trước tới nay của mình, và hy vọng mình sẽ vượt lên "mình của ngày hôm qua". Tôi rất thích một câu trong "Lễ ký" :
"Nếu như mỗi ngày đều có cái mới, thì mỗi ngày đều sẽ mới, và ngày mai cũng sẽ mới".
Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ - Đó chẳng phải là triết lý của Mạnh Tử sao?
Học đại học năm thứ nhất, tôi được đọc quyển "Từ thoại dân gian" của Vương Quốc Duy, trong đó có đoạn: "Phàm là những người làm việc lớn, đều phải trải qua ba giai đoạn: Gió tây buốt giá thổi rụng lá cây, một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời..".
Tôi ngẫm suy về ba giai đoạn đó, đọc nghiền ngẫm từng từ và cảm nhận sâu sắc cảm giác cô độc quạnh hiu khi đối diện với con đường heo hút "một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời" và một tấm lòng "quên mình vì người khác"; khi xác định giai đoạn khởi phát của cuộc đời, trước tiên phải biết "khẳng định chính mình"!
Sau này ra nước ngoài, tình cờ tôi đọc được một bài báo, trong đó có viết: "Người thành công chưa chắc đã có tài năng vượt trội, mà thường là có một khí chất đặc biệt hơn người – Đó chính là anh ta không tin mình không thể không thành công, và biết hận bản thân khi mình không thành công. Chính sự phẫn nộ đó đã hóa thành sức mạnh, giúp anh ta thành công!"
Câu nói có sức mạnh nhất trong bài báo đó là: "Cái khí chất phải có của một vĩ nhân, chính là tự nhận thấy mình trở nên vĩ đại!"
Một hôm, tôi đến thăm quan một nhà thờ Hồi giáo, khi mọi người làm lễ, một vị đứng ở trên cao hô lớn. Tôi hỏi phiên dịch, ông ta đang hô to câu gì vậy, cậu phiên dịch nói:
"Thành công hãy đến mau! Thành công hãy đến mau!"
Tôi bỗng thấy vô cùng xúc động: Thành công không phải là cứ chờ đợi là sẽ có, thành công cũng không dựa vào cơ duyên, thành công chính là cái đích mà ta cần đi tới.
Đã đi đến hơn nửa cuộc đời, tôi không nghĩ rằng mình đã thành công, nhưng tôi luôn đi tìm kiếm một cái Tôi thành công hơn ngày hôm qua. Tôi cũng không cho rằng mình có tài năng hơn người, nhưng tôi không tin thành quả của nỗ lực lại thua kém người khác. Tôi luôn luôn tâm niệm câu nói:
"Mỗi chúng ta nên biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!
Trước khi được người khác khẳng định, ta phải tự khẳng định mình trước đã!"
Lời nói đầu
Kể từ khi tốt nghiệp tiểu học cho đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, các bài giảng đều đã "chữ thầy trả thầy", nhưng riêng có một bài mà tôi không bao giờ quên, thậm chí có thể nói bài học đó đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời tôi, cho đến tận bây giờ nó vẫn hiện rõ trong trí óc:
"Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!"
Điều đó không có nghĩa là ngay từ nhỏ, ta đã muốn làm một vĩ nhân, nhưng qua đó tôi đã rút ra được một điều:
"Nếu bản thân chúng ta không biết coi trọng chính mình, khẳng định sự tồn tại của mình, thì làm sao ta có thể yêu cầu người khác khẳng định ta?"
Hồi học cấp hai, sau khi nghe giảng xong chương "Sinh lý", thầy giáo nói: "Hãy thử nghĩ xem, chúng ta mới hạnh phúc làm sao! Chúng ta đã cạnh tranh cùng với bao nhiêu kẻ khác để được bố mẹ sinh ra và tại sao không phải là người khác mà lại chính là chúng ta? Trước khi chào đời, chúng ta đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh lớn và giành thắng lợi! Vì vậy dù chúng ta có đẹp, hay xấu, có thông minh, hay đần độn, thậm chí có bị tàn phế, thì đó vẫn là một niềm hạnh phúc".
"Sự tồn tại của chúng ta là duy nhất, trên thế giới này không thể tìm ra một người thứ hai giống hệt ta!"
Lên cấp ba, tôi có đọc cuốn sách "Ni Thái Ngữ lục", nội dung đa phần rất khó chấp nhận, nhưng có một vài câu khiến tôi rất cảm động:
"Đời người là một dòng chảy ô hợp, muốn làm lắng đọng dòng chảy này mà không làm mất đi sự thuần khiết trong sạch, con người tất phải trở thành biển lớn!"
Cuốn sách đó cũng nêu: "Con người là cái mà ta cần phải vượt lên. Bạn đã làm gì để vượt lên con người đó chưa?". Tác giả đã dùng giọng điệu rất mạnh mẽ khi khẳng định: "Nếu không phải là dân du mục, thì chính là bầy cừu!"
Từ đó trong tôi bắt đầu hình thành nên ý tưởng "Khẳng định chính mình", thử vượt lên trên rất nhiều nhược điểm từ trước tới nay của mình, và hy vọng mình sẽ vượt lên "mình của ngày hôm qua". Tôi rất thích một câu trong "Lễ ký" :
"Nếu như mỗi ngày đều có cái mới, thì mỗi ngày đều sẽ mới, và ngày mai cũng sẽ mới".
Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ - Đó chẳng phải là triết lý của Mạnh Tử sao?
Học đại học năm thứ nhất, tôi được đọc quyển "Từ thoại dân gian" của Vương Quốc Duy, trong đó có đoạn: "Phàm là những người làm việc lớn, đều phải trải qua ba giai đoạn: Gió tây buốt giá thổi rụng lá cây, một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời..".
Tôi ngẫm suy về ba giai đoạn đó, đọc nghiền ngẫm từng từ và cảm nhận sâu sắc cảm giác cô độc quạnh hiu khi đối diện với con đường heo hút "một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời" và một tấm lòng "quên mình vì người khác"; khi xác định giai đoạn khởi phát của cuộc đời, trước tiên phải biết "khẳng định chính mình"!
Sau này ra nước ngoài, tình cờ tôi đọc được một bài báo, trong đó có viết: "Người thành công chưa chắc đã có tài năng vượt trội, mà thường là có một khí chất đặc biệt hơn người – Đó chính là anh ta không tin mình không thể không thành công, và biết hận bản thân khi mình không thành công. Chính sự phẫn nộ đó đã hóa thành sức mạnh, giúp anh ta thành công!"
Câu nói có sức mạnh nhất trong bài báo đó là: "Cái khí chất phải có của một vĩ nhân, chính là tự nhận thấy mình trở nên vĩ đại!"
Một hôm, tôi đến thăm quan một nhà thờ Hồi giáo, khi mọi người làm lễ, một vị đứng ở trên cao hô lớn. Tôi hỏi phiên dịch, ông ta đang hô to câu gì vậy, cậu phiên dịch nói:
"Thành công hãy đến mau! Thành công hãy đến mau!"
Tôi bỗng thấy vô cùng xúc động: Thành công không phải là cứ chờ đợi là sẽ có, thành công cũng không dựa vào cơ duyên, thành công chính là cái đích mà ta cần đi tới.
Đã đi đến hơn nửa cuộc đời, tôi không nghĩ rằng mình đã thành công, nhưng tôi luôn đi tìm kiếm một cái Tôi thành công hơn ngày hôm qua. Tôi cũng không cho rằng mình có tài năng hơn người, nhưng tôi không tin thành quả của nỗ lực lại thua kém người khác. Tôi luôn luôn tâm niệm câu nói:
"Mỗi chúng ta nên biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!
Trước khi được người khác khẳng định, ta phải tự khẳng định mình trước đã!"