-GS. Phạm Văn Vĩnh-
Chương 1
Học Ngoại ngữ có khó không ?
Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với chúng tôi là "Học ngoại ngữ khó ơi là khó! Chúng em học mãi mà nó chẳng vào! "
Chúng tôi liền hỏi ngược trở lại : " Thế các em thấy học ngoại ngữ khó à? Nhưng các em đã biết phưong pháp học ngoại ngữ chưa? Các em đã thật sự say mê với ngoại ngữ chưa? ".
Các em không trả lời. Có lẽ các em chưa biết phương pháp học ngoại ngữ thật và cũng có lẽ các em cũng chưa thật say mê với việc học ngoại ngữ. Thế nhưng các em lại thiết tha muốn chúng tôi hướng dẫn giúp các em về Phương pháp tự học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả . Vì lẽ đó , nên mặc dù tuổi cao ( gần 80 tuổi ), sức khoẻ hạn chế, chúng tôi cũng vẫn cùng một số bầu bạn tâm đắc phấn đấu biên tập cuốn sách nhỏ bé này, rút từ kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ liên tục trên nửa thế kỷ qua tại Thủ đô Hà Nội.
Thực tế , từ 1950, trên nửa thế kỷ qua, chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) đã viết gần 20 đầu sách về các loại tiếng Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto ...,và cũng đã liên tục giảng dạy và sử dụng các ngoại ngữ trên tại Thủ đô, nên thể theo yêu cầu, chúng tôi xin phép có ít chút ý kiến mạnh dạn trao đổi cùng các bạn ham thích ngoại ngữ. Ngoài chúng tôi còn có thêm sự tham gia đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, của các nhà giáo nhiệt tình. Vô cùng biết ơn tâm huyết và sự tham gia đóng góp kinh nghiệm , ý kiến của các bạn hữu tâm đắc như : Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Vũ Văn Chuyên ( Nguyên Giáo sư trường Đại học Dược, P.Giám đốc TT.19-5 ), Giáo sư Bùi Phụng ( nguyên GS trường Đại học Quốc gia Hà Nội , tác giả trên 20 cuốn từ điển Anh- Việt , Việt-Anh , sách dạy ngoại ngữ, truyện dịch từ tiếng Anh, P.Giám đốc TT.19-5 . ) Tiến sĩ Nguyễn Hào (Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) Tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Quang, ( Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng-P.Giám đốc TT.19-5 ) Thạc sĩ Phạm Minh Cường (Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, P.Giám đốc TT.19-5 ), Thạc sĩ Đoàn Minh ( Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Tại chức trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, tác giả rất nhiều sách dạy học ngoại ngữ ), Thạc sĩ Nguyễn Hải Nam (tốt nghiệp tại Sydney Australia , P.Giám đốc TT.19-5 ), Nhà giáo Phạm Trung Dũng ( Giám đốc điều hành Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5), Nhà giáo Trương Hữu Nghị (tốt nghiệp Trường Albert Sarraut- P.Giám đốc TT.19-5), Nhà giáo Nguyễn Văn Điện (P.Giám đốc TT.19-5) và nhiều nhà giáo tâm huyết khác .
Không một tác phẩm nào có thể tự coi là vẹn toàn được, nên các đồng nghiệp, các bạn đọc thấy trong cuốn sách này có chỗ nào sai sót, xin bớt chút thời gian chỉ giáo cho chúng tôi, chúng tôi xin kịp thời sửa chữa, bổ sung khi ái bản . Làm sao chúng tôi có thể hoàn chỉnh trước vấn đề rộng lớn này được , nên thiếu sót là điều tất yếu. Chỉ sợ không biết mình dốt ở điểm nào để mà sửa chữa, hoặc chỉ lo không thực sự cầu thị, hoặc lại không biết hổ thẹn trước sai sót của mình mà thôi ! Châu Âu đã có câu : " Ai đã mất tính xấu hổ , kẻ đó không còn đáng là người nữa " ( Quiconque a perdu le sentiment de la honte , ce-lui là n'est plus un homme ) .
Vì vậy , chúng tôi vô cùng biết ơn khi được tiếp thu những ý kiến đóng góp đã , đang , sẽ gửi cho chúng tôi theo địa chỉ :
Phạm Văn Vĩnh
62 Hàng Đậu, Hà nội.
Tel.: (04) 8.250 282.
Email: [url=mailto:profphamvinh@fpt.vn]profphamvinh@fpt.vn[/url].
Một lần nữa , chúng tôi vô cùng hoan nghênh và biết ơn sâu sắc quý vị đã , đang và sẽ đóng góp để cuốn sách nhỏ nhoi này ngày càng thêm hoàn chỉnh . Chính nhờ có sự giúp đỡ của các vị cao minh kể trên và của tập thể giáo viên , giáo vụ TT.19-5 , nên chúng tôi mới mạnh dạn trả lời câu hỏi của các em bằng cuốn sách nhỏ nhoi : " Phương pháp học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả " và khẳng định một lần nữa : " Học ngoại ngữ không khó " . Đúng thế :
Học ngoại ngữ không khó.
Vâng, xin khẳng định lại một lần nữa: " Học ngoại ngữ không khó, chỉ khó khi học không có phương pháp, không quyết tâm hoặc không thực sự đam mê học tập mà thôi ".
Thực vậy, nếu khó thì làm sao Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta lại thông thạo các tiếng Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh ...? Nên nhớ, ngày 12-10-1954, hai ngày sau khi giải phóng Thủ Đô Hà Nội, có cuộc họp báo ở Sơn Tây. Nhiều nhà báo nước ngoài đã được phép phỏng vấn Hồ Chủ Tịch. Khi đó, Người đã ra hiệu cho đồng chí phiên dịch không cần dịch, rồi sau khi nghe phóng viên báo "Sự Thật" (Liên Xô) hỏi, Hồ Chủ Tịch đã trả lời bằng tiếng Nga . Sau đó, Người nói chuyện bằng tiếng ý với phóng viên của tạp chí "Đoàn Kết" (ý). Hồ Chủ Tịch cũng đã nói bằng tiếng Anh với phóng viên báo "Công Nhân" ( Anh ). Người đã trả lời bằng tiếng Pháp cho phóng viên báo " Nhân Đạo" ( L' Humanité ) ( Pháp ) . Người rất giỏi tiếng Pháp. Trước đây, Người đã viết bằng tiếng Pháp cho các báo ở ngay tại Paris (Thủ đô nước Pháp ) như báo " Đời sống công nhân " (La vie des travailleurs), báo "Nhân dân" (Le peuple), báo "Người cùng khổ" Le =-Paria ) và còn viết hẳn bằng tiếng Pháp các tác phẩm "Con rồng tre" để đả kích tên vua bù nhìn Khải Định . Nhất là người đã viết nên tác phẩm "Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp" ( Le Procès de la Colonisation franỗaise ) làm xôn xao dư luận. Mà với tiếng Pháp, Bác Hồ kính yêu tự học là chính.
( Xin xem thêm bài Vì sao Bác Hồ giỏi nhiều tiếng nước ngoài đăng trên Báo Tuổi trẻ Thủ đô số 20, năm 2000 và Bài Bác Hồ học ngoại ngữ của cùng tác giả Phạm Văn Vĩnh đã đăng trên báo Hà Nội mới cuối tuần số đặc biệt Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch (19-5-2000).
Khó thì làm sao, Lep Tôn-xtôi lại có thể học và sử dụng thành thạo các tiếng: Pháp, Anh, Đức, dịch trôi chảy tiếng ý, đọc thông tiếng La Tinh, Do Thái và cổ ngữ Hy Lạp, ngoài ra còn biết các ngôn ngữ Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Mông Cổ, Hà Lan, Xec-bi và U-krai-na. Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Quốc gia Lep Tôn-xtôi ở Mat-xcơ-va có lưu giữ hơn 200.000 bản thảo viết tay của nhà văn, 500.000 bức thư viết bằng 50 thứ tiếng khác nhau trên thế giới và 10.000 bức thư trả lời của Lep Tônxtôi.
Khó thì làm sao Lê-nin lại nổi tiếng vì thông thạo các tiếng Đức, Pháp, Anh, ý, Hy Lạp... Khi tiếp đồng chí Giôn Rit (John Reed) ( Mỹ ) , hoặc một số đại biểu Đức, Người nói trực tiếp không cần phiên dịch mà nói thẳng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Khi bị đi đày tại Si-bê-ri, Lê-nin đã nhờ người nhà gửi cho những tác phẩm song ngữ tiếng Đức kèm theo từ điển và người Thầy của Cách mạng Tháng 10 Nga đã tự học tiếng Đức như thế đó để phục vụ Cách mạng vô sản toàn thế giới.
Khó thì làm sao Mikhail Lomonosov nhà bác học thiên tài của nước Nga ( thế kỷ thứ 18 ) đồng thời là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời khoa học thế giới lại biết rất nhiều thứ tiêng nước ngoài ?
Nhà sử học nổi tiếng của Nga thế kỷ 19 P Pakarski ( 1827-1872) đã phát hiện ra một tài liệu quan trọng. Đó là bản tường trình của chính nhà bác học Lomonosov trả lời lời chất vấn của Viện hàn lâm khoa học Nga : Lomonosov biết những thứ tiếng gì và biết như thế nào?. Tài liệu quý này ghi năm 1760 và rất đáng chú ý. Những thứ tiếng mà nhà bác học biết hoàn hảo, được đánh dấu X và đã có 11 ngoại ngữ mà Lomonosov tinh thông hoàn hảo. Còn các thứ tiếng khác thì Lomonosov đọc không cần từ điển và có thể nói chuyện được. Vậy khó thì làm sao Lomonosov lại nắm được các ngoại ngữ sau đây: ( Theo bản do chính Lomonosov đánh dấu để trả lời Viện hàn lâm khoa học Nga ) Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Ai-len, ý, Ba Lan, Tiệp, Bungari, Hung, Voloshica, Phần Lan, Litva, Létsk, Livons, Chukhousk, Romeik, Do Thái , Slovenia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tartanija, Serbi, Peru, Nga .
Nếu khó thì làm sao GS Nhà giáo Nhân dân Vũ Văn Chuyên, lại có thể biết nhiều ngoại ngữ : Anh , Pháp , Bồ Đào Nha , La-Tinh . . .Tiếng Pháp thì ông cực giỏi vì ông học trường Nhà dòng ngay từ thuở nhỏ, sau ông lại đỗ cao vào trường Albert Sarraut và tại trường Albert Sarraut thì tiếng Pháp được coi như tiếng " mẹ đẻ " , còn tiếng Việt Nam lại là . , ngoại ngữ . Ông à nhân vật số 1 của Việt nam về tiếng La - Tinh ( Latin ) .
Vậy, những điều đó chứng minh và khẳng định là: Ngoại ngữ không khó, ai cũng học được, nếu quyết tâm học có phưong pháp với lòng ham mê thật sự và kiên trì học cho kỳ được.Vâng, chỉ với 4 bí quyết ", bốn yếu tố kể trên, bạn có thể thành công tốt đẹp .
Khi đã biết học ngoại ngữ không khó
tại sao chúng ta lại chần chừ?
Vươn lên, xốc tới, đất nước Việt Nam yêu quý đang đợi chờ những người con ưu tú quyết lao mình vào khó khăn để học tập, cống hiến hết mình và tốt hơn nữa cho Chủ nghĩa Xã hội quang vinh !
Chương 1
Học Ngoại ngữ có khó không ?
Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với chúng tôi là "Học ngoại ngữ khó ơi là khó! Chúng em học mãi mà nó chẳng vào! "
Chúng tôi liền hỏi ngược trở lại : " Thế các em thấy học ngoại ngữ khó à? Nhưng các em đã biết phưong pháp học ngoại ngữ chưa? Các em đã thật sự say mê với ngoại ngữ chưa? ".
Các em không trả lời. Có lẽ các em chưa biết phương pháp học ngoại ngữ thật và cũng có lẽ các em cũng chưa thật say mê với việc học ngoại ngữ. Thế nhưng các em lại thiết tha muốn chúng tôi hướng dẫn giúp các em về Phương pháp tự học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả . Vì lẽ đó , nên mặc dù tuổi cao ( gần 80 tuổi ), sức khoẻ hạn chế, chúng tôi cũng vẫn cùng một số bầu bạn tâm đắc phấn đấu biên tập cuốn sách nhỏ bé này, rút từ kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ liên tục trên nửa thế kỷ qua tại Thủ đô Hà Nội.
Thực tế , từ 1950, trên nửa thế kỷ qua, chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) đã viết gần 20 đầu sách về các loại tiếng Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto ...,và cũng đã liên tục giảng dạy và sử dụng các ngoại ngữ trên tại Thủ đô, nên thể theo yêu cầu, chúng tôi xin phép có ít chút ý kiến mạnh dạn trao đổi cùng các bạn ham thích ngoại ngữ. Ngoài chúng tôi còn có thêm sự tham gia đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, của các nhà giáo nhiệt tình. Vô cùng biết ơn tâm huyết và sự tham gia đóng góp kinh nghiệm , ý kiến của các bạn hữu tâm đắc như : Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Vũ Văn Chuyên ( Nguyên Giáo sư trường Đại học Dược, P.Giám đốc TT.19-5 ), Giáo sư Bùi Phụng ( nguyên GS trường Đại học Quốc gia Hà Nội , tác giả trên 20 cuốn từ điển Anh- Việt , Việt-Anh , sách dạy ngoại ngữ, truyện dịch từ tiếng Anh, P.Giám đốc TT.19-5 . ) Tiến sĩ Nguyễn Hào (Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) Tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Quang, ( Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng-P.Giám đốc TT.19-5 ) Thạc sĩ Phạm Minh Cường (Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, P.Giám đốc TT.19-5 ), Thạc sĩ Đoàn Minh ( Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Tại chức trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, tác giả rất nhiều sách dạy học ngoại ngữ ), Thạc sĩ Nguyễn Hải Nam (tốt nghiệp tại Sydney Australia , P.Giám đốc TT.19-5 ), Nhà giáo Phạm Trung Dũng ( Giám đốc điều hành Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5), Nhà giáo Trương Hữu Nghị (tốt nghiệp Trường Albert Sarraut- P.Giám đốc TT.19-5), Nhà giáo Nguyễn Văn Điện (P.Giám đốc TT.19-5) và nhiều nhà giáo tâm huyết khác .
Không một tác phẩm nào có thể tự coi là vẹn toàn được, nên các đồng nghiệp, các bạn đọc thấy trong cuốn sách này có chỗ nào sai sót, xin bớt chút thời gian chỉ giáo cho chúng tôi, chúng tôi xin kịp thời sửa chữa, bổ sung khi ái bản . Làm sao chúng tôi có thể hoàn chỉnh trước vấn đề rộng lớn này được , nên thiếu sót là điều tất yếu. Chỉ sợ không biết mình dốt ở điểm nào để mà sửa chữa, hoặc chỉ lo không thực sự cầu thị, hoặc lại không biết hổ thẹn trước sai sót của mình mà thôi ! Châu Âu đã có câu : " Ai đã mất tính xấu hổ , kẻ đó không còn đáng là người nữa " ( Quiconque a perdu le sentiment de la honte , ce-lui là n'est plus un homme ) .
Vì vậy , chúng tôi vô cùng biết ơn khi được tiếp thu những ý kiến đóng góp đã , đang , sẽ gửi cho chúng tôi theo địa chỉ :
Phạm Văn Vĩnh
62 Hàng Đậu, Hà nội.
Tel.: (04) 8.250 282.
Email: [url=mailto:profphamvinh@fpt.vn]profphamvinh@fpt.vn[/url].
Một lần nữa , chúng tôi vô cùng hoan nghênh và biết ơn sâu sắc quý vị đã , đang và sẽ đóng góp để cuốn sách nhỏ nhoi này ngày càng thêm hoàn chỉnh . Chính nhờ có sự giúp đỡ của các vị cao minh kể trên và của tập thể giáo viên , giáo vụ TT.19-5 , nên chúng tôi mới mạnh dạn trả lời câu hỏi của các em bằng cuốn sách nhỏ nhoi : " Phương pháp học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả " và khẳng định một lần nữa : " Học ngoại ngữ không khó " . Đúng thế :
Học ngoại ngữ không khó.
Vâng, xin khẳng định lại một lần nữa: " Học ngoại ngữ không khó, chỉ khó khi học không có phương pháp, không quyết tâm hoặc không thực sự đam mê học tập mà thôi ".
Thực vậy, nếu khó thì làm sao Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta lại thông thạo các tiếng Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh ...? Nên nhớ, ngày 12-10-1954, hai ngày sau khi giải phóng Thủ Đô Hà Nội, có cuộc họp báo ở Sơn Tây. Nhiều nhà báo nước ngoài đã được phép phỏng vấn Hồ Chủ Tịch. Khi đó, Người đã ra hiệu cho đồng chí phiên dịch không cần dịch, rồi sau khi nghe phóng viên báo "Sự Thật" (Liên Xô) hỏi, Hồ Chủ Tịch đã trả lời bằng tiếng Nga . Sau đó, Người nói chuyện bằng tiếng ý với phóng viên của tạp chí "Đoàn Kết" (ý). Hồ Chủ Tịch cũng đã nói bằng tiếng Anh với phóng viên báo "Công Nhân" ( Anh ). Người đã trả lời bằng tiếng Pháp cho phóng viên báo " Nhân Đạo" ( L' Humanité ) ( Pháp ) . Người rất giỏi tiếng Pháp. Trước đây, Người đã viết bằng tiếng Pháp cho các báo ở ngay tại Paris (Thủ đô nước Pháp ) như báo " Đời sống công nhân " (La vie des travailleurs), báo "Nhân dân" (Le peuple), báo "Người cùng khổ" Le =-Paria ) và còn viết hẳn bằng tiếng Pháp các tác phẩm "Con rồng tre" để đả kích tên vua bù nhìn Khải Định . Nhất là người đã viết nên tác phẩm "Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp" ( Le Procès de la Colonisation franỗaise ) làm xôn xao dư luận. Mà với tiếng Pháp, Bác Hồ kính yêu tự học là chính.
( Xin xem thêm bài Vì sao Bác Hồ giỏi nhiều tiếng nước ngoài đăng trên Báo Tuổi trẻ Thủ đô số 20, năm 2000 và Bài Bác Hồ học ngoại ngữ của cùng tác giả Phạm Văn Vĩnh đã đăng trên báo Hà Nội mới cuối tuần số đặc biệt Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch (19-5-2000).
Khó thì làm sao, Lep Tôn-xtôi lại có thể học và sử dụng thành thạo các tiếng: Pháp, Anh, Đức, dịch trôi chảy tiếng ý, đọc thông tiếng La Tinh, Do Thái và cổ ngữ Hy Lạp, ngoài ra còn biết các ngôn ngữ Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Mông Cổ, Hà Lan, Xec-bi và U-krai-na. Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Quốc gia Lep Tôn-xtôi ở Mat-xcơ-va có lưu giữ hơn 200.000 bản thảo viết tay của nhà văn, 500.000 bức thư viết bằng 50 thứ tiếng khác nhau trên thế giới và 10.000 bức thư trả lời của Lep Tônxtôi.
Khó thì làm sao Lê-nin lại nổi tiếng vì thông thạo các tiếng Đức, Pháp, Anh, ý, Hy Lạp... Khi tiếp đồng chí Giôn Rit (John Reed) ( Mỹ ) , hoặc một số đại biểu Đức, Người nói trực tiếp không cần phiên dịch mà nói thẳng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Khi bị đi đày tại Si-bê-ri, Lê-nin đã nhờ người nhà gửi cho những tác phẩm song ngữ tiếng Đức kèm theo từ điển và người Thầy của Cách mạng Tháng 10 Nga đã tự học tiếng Đức như thế đó để phục vụ Cách mạng vô sản toàn thế giới.
Khó thì làm sao Mikhail Lomonosov nhà bác học thiên tài của nước Nga ( thế kỷ thứ 18 ) đồng thời là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời khoa học thế giới lại biết rất nhiều thứ tiêng nước ngoài ?
Nhà sử học nổi tiếng của Nga thế kỷ 19 P Pakarski ( 1827-1872) đã phát hiện ra một tài liệu quan trọng. Đó là bản tường trình của chính nhà bác học Lomonosov trả lời lời chất vấn của Viện hàn lâm khoa học Nga : Lomonosov biết những thứ tiếng gì và biết như thế nào?. Tài liệu quý này ghi năm 1760 và rất đáng chú ý. Những thứ tiếng mà nhà bác học biết hoàn hảo, được đánh dấu X và đã có 11 ngoại ngữ mà Lomonosov tinh thông hoàn hảo. Còn các thứ tiếng khác thì Lomonosov đọc không cần từ điển và có thể nói chuyện được. Vậy khó thì làm sao Lomonosov lại nắm được các ngoại ngữ sau đây: ( Theo bản do chính Lomonosov đánh dấu để trả lời Viện hàn lâm khoa học Nga ) Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Ai-len, ý, Ba Lan, Tiệp, Bungari, Hung, Voloshica, Phần Lan, Litva, Létsk, Livons, Chukhousk, Romeik, Do Thái , Slovenia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tartanija, Serbi, Peru, Nga .
Nếu khó thì làm sao GS Nhà giáo Nhân dân Vũ Văn Chuyên, lại có thể biết nhiều ngoại ngữ : Anh , Pháp , Bồ Đào Nha , La-Tinh . . .Tiếng Pháp thì ông cực giỏi vì ông học trường Nhà dòng ngay từ thuở nhỏ, sau ông lại đỗ cao vào trường Albert Sarraut và tại trường Albert Sarraut thì tiếng Pháp được coi như tiếng " mẹ đẻ " , còn tiếng Việt Nam lại là . , ngoại ngữ . Ông à nhân vật số 1 của Việt nam về tiếng La - Tinh ( Latin ) .
Vậy, những điều đó chứng minh và khẳng định là: Ngoại ngữ không khó, ai cũng học được, nếu quyết tâm học có phưong pháp với lòng ham mê thật sự và kiên trì học cho kỳ được.Vâng, chỉ với 4 bí quyết ", bốn yếu tố kể trên, bạn có thể thành công tốt đẹp .
Khi đã biết học ngoại ngữ không khó
tại sao chúng ta lại chần chừ?
Vươn lên, xốc tới, đất nước Việt Nam yêu quý đang đợi chờ những người con ưu tú quyết lao mình vào khó khăn để học tập, cống hiến hết mình và tốt hơn nữa cho Chủ nghĩa Xã hội quang vinh !