Chào bạn,

Chào mừng bạn trở lại với bài học của Hello Coffee.

Trong bất kì cuộc đàm thoại tiếng Anh mới nào chúng ta cũng phải giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Do đó việc nắm vững các cách giới thiệu và luyện tập nhuần nhuyễn sẽ giúp chúng ta tự tin giao tiếp và bớt nhiều bỡ ngỡ.

Trong bài học ngày hôm nay Hello Coffee sẽ giới thiệu tới các bạn tất cả các cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh và quy tắc chung để nhớ để các bạn khỏi phải học thuộc lòng. Mời bạn xem bài giảng dưới đây.

Trước tiên chúng ta phải nắm được quá trình giới thiệu bản thân bao gồm: chào hỏi làm quen, giới thiệu tên, tuổi, quê quán (nơi sinh), công việc (học hành), giới thiệu về gia đình, sở thích, thói quen.

Quy tắc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh: chúng ta cùng nhớ lại quy tắc là trong tiếng Anh một câu phải có ít nhất một động từ do đó nếu câu bạn muốn nói chưa có động từ thì chúng ta phải mượn động từ “to be” để cho nó có động từ.

Ví dụ:

- “I like books” là câu đúng bởi vì câu này đã có động từ “like”

Câu “I beautiful” hoặc “I a beautiful girl” chưa phải là câu đúng bởi vì chúng chưa có động từ (“beautiful” là tính từ; “girl” là danh từ và “I” là đại từ nhân xưng).

Do đó hai câu trên ta phải mượn động từ “to be” để thỏa mãn quy tắc trong tiếng Anh một câu phải có ít nhất một động từ.

- “I am beautiful” và I am a beautiful girl.

Do thứ tự từ trong câu khẳng định trong tiếng Anh giống với thứ tự từ trong câu khẳng định trong tiếng Việt (ví dụ: I -> love -> you = tôi->yêu -> bạn) nên khi viết câu khẳng định trong tiếng Anh ta chỉ việc liệt kê các từ vựng xuống sau đó xem trong câu có động từ hay chưa; nêú chưa có động từ thì ta mượn động từ “to be” (am, is, are, was, were) cho nó có động từ.

Ví dụ:

- Tôi sống ở saigon => I live in saigon. (ok vì đã có động từ “like”).

- Tôi là một giáo viên => “I a teacher.” (câu này thiếu vì chưa có động từ nên ta phải mượn “to be”; do chủ ngữ là “I” nên ta mượn “to be” là “am” => I am a teacher.

- Bằng cách đó bạn có thể nói hầu hết các câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh bởi vì chúng đều là câu khẳng định. Nếu bạn chỉ nhắm tới mục đích giới thiệu về mình thì bạn xem kĩ lại quy tắc trên rồi bỏ qua phần phụ lục tiến thẳng đến phần giới thiệu luôn nhé. Còn nếu bạn muốn đặt câu hỏi cho người đang nói chuyện với bạn thì bạn xem phần phụ lục sau đây nhé:

PHỤ LỤC CÁCH ĐẶT CÂU HỎI BẰNG TIẾNG ANH:

Quy tắc chung: Nếu câu muốn hỏi chưa có động từ thì ta mượn động từ “to be” để đặt câu hỏi và phải đưa động từ “to be” ra đầu câu và thêm dấu chấm hỏi để tạo câu hỏi.

Ví dụ:

- Tôi đẹp (“tôi” = I; đẹp = “beautiful”): câu này ta chưa thấy có động từ nên nếu muốn hỏi “tôi có đẹp không ?” ta mượn “to be” và đưa nó lên đầu câu để tạo câu hỏi => Am I beautiful ?

Tương tự: Tôi có phải là một cô gái đẹp không? => Am I a beautiful girl ?

Nếu trong câu muốn đặt thấy có động từ rồi thì ta mượn các trợ động từ sau và đưa lên đầu câu để đặt câu hỏi: do, does, did (quá khứ), can, could (có thể), will, would (sẽ), should(nên).

Ví dụ: Bạn có thích sách không ? (bạn = “you”; thích = “like” (v); sách = book). Câu này đã có động từ “like” nên ta mượn các trợ động từ do, does, did (quá khứ), can, could (có thể), will, would (sẽ), should(nên) rồi đưa lên đầu câu để đặt câu hỏi.

=> Do you like books ? (các bạn nhớ thêm “s” vào sau chữ “book” bởi vì chúng ta thích sách là nhiều quyển sách chứ không phải một quyển sách.

Cách đặt câu hỏi trên là đối với câu hỏi yes / no tức là câu hỏi mà có câu trả lời là hoặc là yes, hoặc là no; hoặc là cái này hoặc là cái kia. Đối với câu hỏi không phải là câu hỏi yes/no ta chỉ việc thêm từ để hỏi (WH) vào trước cách làm trên. Các từ để hỏi thường sẽ là: what, where, when, why, how, how much, how many, how long, how far, how to.

Ví dụ:

- Bạn có thích sách không ? => Do you like books ?

- Tại sau bạn thích sách ? => WHY do you like books ?

- Có phải bạn sống ở saigon không ? => Do you live in saigon ?

- Bạn sống ở đâu => WHERE do you live ? (chúng ta bỏ in saigon vì chúng ta chưa biết nơi người này sống là ở đâu).

Tới đây các bạn đã biết cách viết một câu giới thiệu và hỏi câu hỏi cho người đối diện nếu bạn có xem phần phụ lục. Bây giờ chúng ta hãy cùng thực hành đi vào chi tiết giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh bạn nhé. (Bạn xem video)