Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số tài liệu sử dụng cho việc ôn IELTS. Các sách này mình nghĩ là cần thiết dù bạn có tự học hay đi học ôn tại các trung tâm. Đôi khi đi học tại các trung tâm có thể bạn cũng được học những sách này rồi hoặc được thầy cô giới thiệu trước.



Thống kê tài liệu ôn IELTS từ A – Z Book-stack-259x300



Mình sẽ phân chia ra các sách nên dùng đối với các bạn có mục tiêu 6.5 và các bạn có mục tiêu từ 7.0 trở lên.

1. Tài liệu ôn nền tảng

Phần này mình nghĩ có 3 mảng cần phải củng cố, đó là: Pronunciation, Vocabulary và Grammar.

Một là Pronunciation. Phần này thực tế để tự học thì khó hơn nhiều so với giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên nếu bạn nào kiên trì và có thể tiếp thu nhanh được từ sách thì mình nghĩ cũng ổn.

– Học phát âm từng nguyên âm (vowels) và phụ âm (consonants) bằng bộ “English Pronunciation in Use” với giọng Anh Anh, và sách “American Accent Training”, “Pronunciation Workshop” với giọng Anh Mỹ.

– Sau khi nắm được cách phát âm từng âm một, bạn chuyển sang học Intonation cũng với các tài liệu trên. Ngoài ra bạn có thể lấy các đoạn speech ngắn trên BBC và VOA để bắt chước nói theo.

Hai là phần Vocabulary. Phần này chắc nhiều bạn sẽ cảm thấy nản chí vì cứ học trước quên sau. Lý do vì bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ mà lại không vận dụng chúng nên một thời gian sau thì bạn sẽ quên ngay. Dưới đây là một số sách giúp bạn có vốn từ vựng cho IELTS:

– English Vocabulary in Use (Elementary – Intermediate – Advanced)

– Vocabulary for IELTS

– Check your vocabulary for IELTS

Ba là phần Grammar. Thực tế thì phần Ngữ pháp trong IELTS không kinh khủng như khi thi Đại học, HSG, … nhưng tất nhiên bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản.

– English Grammar in Use

– Grammar for IELTS (khó hơn)



Thống kê tài liệu ôn IELTS từ A – Z IELTSlogo_RGB



2. Tài liệu luyện kĩ năng IELTS

a) Listening

Cuốn luyện Listening hay nhất theo mình là “Listening Strategies for IELTS” (band 5 – 6.5). Quyển này chia theo từng dạng bài, mỗi dạng sẽ có 20 bài để luyện. Mặc các bài để luyện đã hơi cũ nhưng dùng cho việc luyện phản xạ với các dạng Listening thì vẫn ổn.

Ngoài ra các bạn có thể luyện nghe dạng “tắm ngôn ngữ” bằng việc nghe các đoạn speech của Tedx. Nghe radio trên BBC world service, CNN student news, … cũng khá tốt nhưng thường sẽ nói với tốc độ nhanh.

b) Reading

Tương tự phần Listening, phần này có cuốn “Reading Strategies for IELTS” (band 5 – 6.5). Ngoài ra nếu như bạn đang gặp vấn đề với việc phải đọc một lúc cả bài hơn nghìn từ tiếng Anh và cũng muốn cải thiện tốc độ đọc thì bạn nên dành 30 phút mỗi ngày đọc báo tiếng Anh trên National Geographic, BBC news, …

c) Writing

Phần này theo mình khó tìm được tài liệu để tự học nhất. Thường thì có giáo viên hướng dẫn sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cũng có một số cuốn giúp bạn trau dồi thêm mảng này.

– Từ vựng trong phần Viết có thể dùng cuốn “Academic Vocabulary in Use”

– Visual IELTS (Gabi Duigu) để luyện Task 1

– Academic writing for IELTS

d) Speaking

Để luyện kĩ năng này, bạn có thể tìm các topic và câu hỏi trên mạng để thực hành theo nhóm với bạn bè. Tuy nhiên nên có người hướng dẫn để chỉ ra lỗi sai cho bạn. Ngoài ra kĩ năng này có 2 cuốn IELTS Speaking của Mark Allen và Mat Clark khá hay.

e) Sách luyện 4 kĩ năng

– Mục tiêu 6.5 thì có thể bắt đầu từ Step Up to IELTS, Objective IELTS, Cambridge Action Plan for IELTS

– Mục tiêu từ 7.0 bạn có thể dùng cuốn IELTS Masterclass. Theo mình quyển này phần Reading khá khó.

3. Tài liệu luyện đề IELTS

a) Mục tiêu 6.5

– IELTS Test builder (1, 2)

– Cambridge IELTS practice test ( từ 5 – Cool: các cuốn từ 1 – 4 đã cũ nên đề không còn phù hợp nữa nhưng nếu có thời gian bạn cũng có thể luyện thêm.

– Reading Actual Test

– Listening Actual Test (mới xuất bản)

– IELTS for Academic purpose: 6 practice tests



Thống kê tài liệu ôn IELTS từ A – Z Cambridge-Ielts-Books-Series-300x207



b) Mục tiêu 7.0 trở lên

– Các sách như trên

– IELTS Plus (1, 2, 3)

– IELTS Practice Test (Peter May)

Còn cuốn Cambridge IELTS practice test 9 mới ra mình nghĩ bạn nên để dành đến tuần cuối sát ngày thi hãy làm để xem trình độ thực sự thế nào. Ngoài ra khi các bạn luyện đề, cần phải xem kĩ bài làm của mình. Lượng không bằng chất nên nếu 1 ngày bạn chỉ làm được 1 đề nhưng xem xét kĩ từng câu sai, tại sao sai và rút kinh nghiệm thì cũng hiệu quả hơn làm 2 – 3 đề/ngày.

Theo mình bạn nên thống kê các dạng bài mà hay bị sai để sửa dần. Hãy cố gắng note lại các câu sai gặp phải để sau đi thi không còn mắc lại nữa.

Nguồn: hocielts.vn​