CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ, CẢI TẠO ĐẤT NỀN​

3.1ĐỆM CÁT.

3.1.1Phạm vi áp dụng.

3.1.2Tính toán đệm cát.

3.1.3Thi công đệm cát.

3.1.4Trình tự thiết kế móng sử dụng đệm cát.

3.1.4.1Chọn độ sâu chôn móng.

3.1.4.2Xác định kích thước đáy móng và kiểm tra điều kiện áp lực.

3.2CỌC CÁT.

3.2.1Đặc điểm và phạm vi ứng dụng.

3.2.2Tính toán và thiết kế cọc cát.

3.2.2.1Hệ số rỗng của nền được gia cố bằng cọc cát.

3.2.2.2Diện tích nén chặt.

3.2.2.3Số lượng cọc cát.

3.2.2.4Bố trí cọc cát.

3.2.3Thi công cọc cát.

3.3TRỤ ĐẤT XI MĂNG.

3.3.1Phạm vi áp dụng.

3.3.2Mô tả về công nghệ.

3.3.3Các giải pháp thiết kế.

3.3.3.1Nguyên lý thiết kế.

3.3.3.2Quy trình thiết kế, thi công trụ đất xi măng.

3.3.3.3Thí nghiệm.

3.3.3.4Tương quan giữa các đặc tính của đất xử lý.

3.3.3.5Phương hướng thiết kế.

3.4NÉN TRƯỚC BẰNG TẢI TRỌNG TĨNH.

3.4.1Đặc điểm và phạm vi ứng dụng.

3.4.2Điều kiện về địa chất công trình.

3.4.3Tính toán gia tải trước.

3.4.4Biện pháp thi công.

3.5GIẾNG CÁT.

3.5.1Đặc điểm và phạm vi ứng dụng.

3.5.2Tính toán và thiết kế giếng cát.

3.5.2.1Đệm cát.

3.5.2.2Lớp gia tải.

3.5.2.3Giếng cát.

3.5.2.4Tính biến dạng của nền.

3.5.3Thi công giếng cát.

3.6GIA CỐ NỀN BẰNG BẤC THẤM.

3.6.1Phạm vi áp dụng.

3.6.2Mô tả về công nghệ.

3.7GIA CỐ NỀN BẰNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT.

3.7.1Gia cố nền đường.

3.7.2Gia cố tường chắn đất.

........​3.1 ĐỆM CÁT.

3.1.1Phạm vi áp dụng.

Đệm cát thường sử dụng khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét nhão; cát pha bão hòa nước, sét pha nhão; bùn; than bùn có chiều dày lớp đất cần thay thế không lớn lắm (nhỏ hơn 3m). Người ta bóc bỏ các lớp đất yếu này và thay thế bằng lớp cát có khả năng chịu lực lớn hơn.

Đệm cát có các tác dụng sau đây :

- Lớp đệm cát đóng vai trò như một lớp chịu lực tiếp thu tải trọng công trình truyền xuống lớp đất thiên nhiên. Làm tăng sức chịu tải của đất nền.

- Làm giảm độ lún của móng; giảm độ lún lệch của móng do có sự phân bố lại ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong đất nền ở dưới tầng đệm cát.

- Giảm chiều sâu chôn móng từ đó giảm khối lượng vật liệu xây móng.

- Tăng nhanh tốc độ cố kết của nền, do đó làm tăng nhanh sức chịu tải của nền và rút ngắn quá trình lún.

Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp đệm cát cần phải chú ý đến trường hợp sinh ra hiện tượng cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm hoặc hiện tượng hóa lỏng do tác dụng của tải trọng động.

Những trường hợp sau đây không nên sử dụng đệm cát :

- Lớp đất phải thay thế có chiều dày lớn hơn 3m, lúc này đệm cát có chiều dày lớn, thi công khó khăn, không kinh tế.

- Mực nước ngầm cao và có áp. Lúc này hạ mực nước ngầm rất tốn kém và đệm cát không ổn định.

Kích thước đệm cát được xác định bằng tính toán nhằm thoả mãn 2 điều kiện : ổn định về cường độ và đảm bảo độ lún của công trình sau khi có đệm cát nằm trong giới hạn cho phép.

......

Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới

ST​