Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị sốt chân tay nóng đầu lạnh có nguy hiểm không?
Các nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Đa phần, trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thường xảy ra do do virus, vi khuẩn, hoặc một số nguyên nhân khác như:
- Sốt do virus: Sốt do virus sởi, sốt xuất huyết, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh chân tay miệng, sốt do virus cúm…
- Sốt do nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa, nhiễm trùng gan, viêm amidan, nhiễm khuẩn não,…
- Một số nguyên nhân khác như: sốt mọc răng, sốt do tiêm chủng.
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do virus tấn công vào mao mạch làm rối loạn vận động mạch, từ đó dẫn đến hạ nhiệt độ ở tứ chi. Những triệu chứng bình thường như: ra nhiều mồ hôi, lừ đừ; nóng ở vùng trán; nách và bụng…
Tuy nhiên khi nhận thấy các biểu hiệu dưới đây, mẹ cần cảnh giác bởi đây là các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt bị chân tay lạnh đầu nóng
- Hai bên má và môi hồng đỏ.
- Quấy khóc liên tục,
- Mặt tím tái
- Ra mồ hôi trộm nhiều
- Đầu nóng và chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ.
- Lừ đừ, ngủ li bì
- Sốt cao 39 độ liên tục; không có dấu hiệu giảm
Biểu hiện đi kèm khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
Các biểu hiện khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nhẹ:
- Nói chuyện, sinh hoạt bình thường.
- Màu da bình thường.
- Phản xạ bình thường và khóc mạnh.
- Dễ dàng ngồi dậy
- Môi và lưỡi không khô và không khát nước.
Kh bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ có thể có những dấu hiệu sau:
- Da nhợt nhạt hoặc tím tái.
- Lừ đừ, ngủ li bì hoặc chỉ nằm im không muốn dậy.
- Khó đánh thức
- Không cười và khóc trong vài giờ.
- Dưới 6 tháng tuổi và sốt cao trên 39℃.
- Cứng cổ.
- Nổi nhiều mụn nước trên da.
- Nổi mẩn đỏ khi bị đè ép.
- Môi và lưỡi bị khô
- Mắt bị thóp trũng
- Ngực lõm và bụng phình khi thở
- Có dấu hiệu co giật.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Cha mẹ cần lưu ý không nên thực hiện một số điều sau khi trẻ bị sốt chân tay lạnh:
- Lau người cho trẻ bằng nước lạnh hoặc chườm đá: Đây là cách hạ sốt sai lầm, không những không giảm nhiệt độ mà còn khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì, khi cơ thể tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, da sẽ se lại và gây hiện tượng giữ nhiệt. Điều đó đôi khi khiến trẻ bị suy hô hấp, bỏng lạnh và tác động xấu đến sức khỏe.
- Bôi dầu và cạo gió cho bé khi bị sốt: Làn da của trẻ em hay em bé rất mỏng và dễ bị tổn thương khicạo gió. Vì việc cạo gió hoặc bôi dầu cho trẻ sẽ tạo ra nhiều ma sát với một nhiệt lượng lớn.
- Tự ý cho bé dùng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Đặc biệt, không tự dùng các loại thuốc chứa Ibuprofen hoặc Aspirin mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Lạm dụng thuốc hạ sốt: Lạm dụng thuốc hạ sốt dễ gây nguy hiểm đến trẻ, do đó bố mẹ nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc (khi trẻ sốt 37,5 độ không được lạm dụng hay dùng thuốc hạ sốt).
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do đó, để điều trị dứt điểm, cha mẹ cần đưa con đi khám khi cần thiết, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà. Khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi để phát hiện sớm khi nhiệt độ cơ thể bé tăng cao..
Nguồn: Nhà thuốc Long Châu
Các nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Đa phần, trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thường xảy ra do do virus, vi khuẩn, hoặc một số nguyên nhân khác như:
- Sốt do virus: Sốt do virus sởi, sốt xuất huyết, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh chân tay miệng, sốt do virus cúm…
- Sốt do nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa, nhiễm trùng gan, viêm amidan, nhiễm khuẩn não,…
- Một số nguyên nhân khác như: sốt mọc răng, sốt do tiêm chủng.
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do virus tấn công vào mao mạch làm rối loạn vận động mạch, từ đó dẫn đến hạ nhiệt độ ở tứ chi. Những triệu chứng bình thường như: ra nhiều mồ hôi, lừ đừ; nóng ở vùng trán; nách và bụng…
Tuy nhiên khi nhận thấy các biểu hiệu dưới đây, mẹ cần cảnh giác bởi đây là các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt bị chân tay lạnh đầu nóng
- Hai bên má và môi hồng đỏ.
- Quấy khóc liên tục,
- Mặt tím tái
- Ra mồ hôi trộm nhiều
- Đầu nóng và chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ.
- Lừ đừ, ngủ li bì
- Sốt cao 39 độ liên tục; không có dấu hiệu giảm
Biểu hiện đi kèm khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
Các biểu hiện khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nhẹ:
- Nói chuyện, sinh hoạt bình thường.
- Màu da bình thường.
- Phản xạ bình thường và khóc mạnh.
- Dễ dàng ngồi dậy
- Môi và lưỡi không khô và không khát nước.
Kh bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ có thể có những dấu hiệu sau:
- Da nhợt nhạt hoặc tím tái.
- Lừ đừ, ngủ li bì hoặc chỉ nằm im không muốn dậy.
- Khó đánh thức
- Không cười và khóc trong vài giờ.
- Dưới 6 tháng tuổi và sốt cao trên 39℃.
- Cứng cổ.
- Nổi nhiều mụn nước trên da.
- Nổi mẩn đỏ khi bị đè ép.
- Môi và lưỡi bị khô
- Mắt bị thóp trũng
- Ngực lõm và bụng phình khi thở
- Có dấu hiệu co giật.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Cha mẹ cần lưu ý không nên thực hiện một số điều sau khi trẻ bị sốt chân tay lạnh:
- Lau người cho trẻ bằng nước lạnh hoặc chườm đá: Đây là cách hạ sốt sai lầm, không những không giảm nhiệt độ mà còn khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì, khi cơ thể tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, da sẽ se lại và gây hiện tượng giữ nhiệt. Điều đó đôi khi khiến trẻ bị suy hô hấp, bỏng lạnh và tác động xấu đến sức khỏe.
- Bôi dầu và cạo gió cho bé khi bị sốt: Làn da của trẻ em hay em bé rất mỏng và dễ bị tổn thương khicạo gió. Vì việc cạo gió hoặc bôi dầu cho trẻ sẽ tạo ra nhiều ma sát với một nhiệt lượng lớn.
- Tự ý cho bé dùng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Đặc biệt, không tự dùng các loại thuốc chứa Ibuprofen hoặc Aspirin mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Lạm dụng thuốc hạ sốt: Lạm dụng thuốc hạ sốt dễ gây nguy hiểm đến trẻ, do đó bố mẹ nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc (khi trẻ sốt 37,5 độ không được lạm dụng hay dùng thuốc hạ sốt).
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do đó, để điều trị dứt điểm, cha mẹ cần đưa con đi khám khi cần thiết, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà. Khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi để phát hiện sớm khi nhiệt độ cơ thể bé tăng cao..
Nguồn: Nhà thuốc Long Châu